Tiểu Hoàng đế thác loạn nhất thời nhà Đường

Đường Kính Tông ăn chơi trác táng, thu nạp rất nhiều mỹ nữ vào hậu cung, suốt ngày chỉ quay cuồng trong tửu sắc.

Nếu cho rằng Hoàng đế Trung Hoa có cuộc sống tình ái dễ dàng thì bạn đã lầm, bởi họ đã phải vắt óc suy nghĩ hàng đêm để ra quyết định sủng ái hậu cung của mình. Mỗi vị Hoàng đế đều có cách thức riêng để chọn ra một nữ nhân để thị tẩm.

Đường Kính Tông cũng không phải là ngoại lệ, khi 16 tuổi ông đã phát minh ra trò "phong lưu tiễn" để lựa chọn nữ nhân nhận được ân sủng của Hoàng đế.

Đường Kính Tông Lý Đam là vị Hoàng đế thứ 13 của nhà Đường, tại vị từ năm 824 đến năm 826. Sau khi Đường Mục Tông qua đời, Lý Đam kế vị vào năm 16 tuổi, trở thành Đường Kính Tông nhưng ông không hề quan tâm đến giang sơn xã tắc mà chỉ thích hưởng thụ.

Vị Hoàng đế 16 tuổi này ngông cuồng không giống ai, luôn nghĩ ra những trò dâm loạn của riêng mình. Theo ghi chép trong "Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự", Đường Kính Tông đã đặc biệt chế tạo ra một mũi tên bằng giấy, gói bên trong mũi tên này là bột thơm như xạ hương hoặc long diên hương.

Tieu Hoang de thac loan nhat thoi nha Duong

Mỗi khi Đường Kính Tông muốn vui vẻ, ông gọi tất cả các mỹ nữ hậu cung đến và yêu cầu họ đứng ở một khoảng cách nhất định. Sau đó, ông dùng mũi tên giấy này bắn vào họ. Cung nữ hoặc phi tần nào bị bắn trúng sẽ lập tức được phủ 1 lớp bột thơm trên người, toàn thân tỏa mùi hương nồng nặc nhưng không hề có cảm giác đau đớn.

Lúc bấy giờ, loại tên giấy này được người trong cung gọi là "phong lưu tiễn", hầu như các nữ nhân hậu cung đều hi vọng mình bị mũi tên này bắn trúng. Chỉ khi nào họ bị tên giấy bắn trúng thì mới được Hoàng đế sủng hạnh.

Ngoài hoang dâm vô độ, Đường Kính Tông còn thích kéo co, đá cầu, đua thuyền rồng, săn cáo ban đêm và đánh vật với các lực sĩ, thường triệu những lực sĩ vào cung đánh vật với mình. Lúc vui vẻ thì ông ban thưởng hậu hĩnh nhưng khi nổi nóng thì ra tay tra tấn họ. Không chỉ những lực sĩ này bị đánh đập dã man mà các hoạn quan cũng rơi vào tình cảnh đau đớn đó. Lâu ngày, họ nảy sinh ra lòng oán hận nặng nề.

Có lẽ chính Đường Kính Tông cũng không thể ngờ những trò chơi quái đản này đã đẩy mình đến bờ vực. Vào ngày mùng 8 tháng 12 năm Bảo Lịch thứ 2 (tức năm 826), sau một đêm săn cáo, Đường Kính Tông về cung.

Lúc đó, vì quá cao hứng mà ông đã đá cầu rồi uống rượu cùng các hoạn quan Lưu Khắc Minh, Điền Vụ Trừng, Hứa Văn Đoan, các tướng quân Tô Tá Minh, Vương Gia Hiến, Thạch Định Khoan và khoảng 28 người khác.

Uống rượu quá nhiều khiến cơ thể Đường Kính Tông nóng bừng bừng, ông liền đi thay y phục khác. Lúc này, đèn trong đại điện bất ngờ vụt tắt. Nhân lúc đó, Lưu Khắc Minh và Tô Tá Minh vốn đã mang oán hận Hoàng đế nên đã ra tay sát hại ông. Lúc đó Đường Kính Tông chưa tròn 20 tuổi. Ngoài Đường Ai Đế, Đường Kính Tông là vị Hoàng đế tại vị ngắn nhất triều đại nhà Đường.

Trang phục thời nhà Đường: Quý tộc hở bạo, dân thường phải kín mít

Phụ nữ có quyền sống ở thời nhà Đường (Trung Quốc) được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội.

Vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, bắt đầu từ năm 618 cho đến năm 907, phụ nữ không còn quá bó buộc vào những hủ tục phong kiến của đạo Nho. Họ có thể đến trường, tự chủ trong công việc và hôn nhân và gần như ngang bằng với nam giới.
Trang phuc thoi nha Duong: Quy toc ho bao, dan thuong phai kin mit
Trang phục phóng khoáng của phụ nữ giàu có thời nhà Đường. 
Đó là lý do khiến trang phục phụ nữ thời kỳ này phóng khoáng hơn. Ở các gia đình quý tộc, phụ nữ có quyền được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng… thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội. Tuy nhiên họ lại không được phép để lộ lưng và vai. Phụ nữ ở tầng lớp thấp thì kể cả lộ da thịt cũng không được phép.
Thời kỳ này, sự phân biệt giai cấp được thể hiện rất rõ, cụ thể là vải lụa, len và vải lanh gần như chỉ dành cho các tiểu thư hay giới quý tộc. Dân thường thì dùng da thú và những loại trang phục khá thô sơ khác.
Màu sắc trang phục cũng là thứ để nhận dạng cấp bậc, ví dụ như màu tím, đỏ, xanh đậm, xanh lá cây sáng màu, hay màu xanh đen… theo thứ tự là những màu đại diện cho giai cấp quan lại và vua chúa. Màu vàng là màu dành cho dân thường. Điều đó lý giải vì sao đa phần trong phim các phi tần lẫn tài nhân đều diện những bộ cánh màu sắc và khá bắt mắt.
Trước đó, các trang phục “mát mẻ” của các nhân vật trong bộ phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” cũng được lấy ý tưởng từ đời nhà Đường ở Trung Quốc.
Vào giai đoạn hưng thịnh, những bộ trang phục của nhà Đường thường được kết hợp với váy, áo khoác ngoài mỏng manh.
Các mỹ nhân trong phim đều sử dụng trang phục riêng với màu sắc chủ đạo khác nhau và không hề trùng lặp ở các cảnh quay theo thời gian.
Trang phuc thoi nha Duong: Quy toc ho bao, dan thuong phai kin mit-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Nhiều bộ trang phục được đặt hàng riêng biệt với giá không hề rẻ. Những bộ trang phục chủ đạo được làm tỉ mỉ và vô cùng cẩn thận với họa tiết được thêu bằng tay để đảm bảo độ tinh xảo.

Hãi hùng công chúa TQ yêu đương hòa thượng, cha chết nhảy múa ăn mừng

(Kiến Thức) - Cao Dương công chúa là con gái thứ 17 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Công chúa Trung Quốc này gây sốc khi có cuộc tình trái với luân tương khi đem lòng yêu hòa thượng. Thậm chí, nàng công chúa này còn vui mừng nhảy múa khi cha chết. 

Hai hung cong chua TQ yeu duong hoa thuong, cha chet nhay mua an mung
 Cao Dương công chúa (627 – 653) là con gái thứ 17 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Theo các sử sách, công chúa Trung Quốc này không chỉ có nhan sắc xinh đẹp, thông minh mà còn là "bảo bối" của Đường Thái Tông. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới