Tiêu chí dán mác "made in Việt Nam": Bộ Công Thương cần bắt đầu từ đâu?

Sau những sự việc "nhập nhèm" xuất xứ hàng hóa như Khaisilk và Asanzo, việc đưa ra tiêu chí thế nào là "hàng Việt Nam", "made in Việt Nam" là cần thiết. Bộ Công Thương đang soạn thảo quy định về vấn đề này.
 

Tiêu chí dán mác "made in Việt Nam": Bộ Công Thương cần bắt đầu từ đâu?
Các quy định hiện hành đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước đã chi tiết về quy tắc xuất xứ, đặt ra yêu cầu xác định tỷ lệ giá trị hàm lượng từ một quốc gia, khu vực của hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan và không yêu cầu bắt buộc về việc ghi nhãn hàng hóa.
Tuy nhiên, với hàng hóa tiêu thụ trong nước, hiện còn thiếu quy định chặt chẽ để "áp" các doanh nghiệp trong việc ghi nhãn hàng hóa “Sản xuất tại Việt Nam”, “Made in Vietnam”, "Hàng Việt Nam".
Tieu chi dan mac
Còn nhiều cách hiểu khác nhau về hàng hóa "made in Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam". 
Theo đại diện Bộ Công Thương, các sản phẩm tiêu thụ nội địa ghi xuất xứ thế nào là vấn đề nội bộ của từng quốc gia, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) không điều chỉnh việc này. Với Việt Nam, việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo Nghị định 43/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Nội dung cơ bản của Nghị định này là trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện nước xuất xứ. Các tổ chức, cá nhân gắn nhãn hàng hóa tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ, dựa trên sự hiểu biết tốt nhất của họ, miễn là trung thực.
Tuy nhiên, chính sự cho phép doanh nghiệp "tự nguyện" ghi như vậy đã dẫn đến thực tế có doanh nghiệp ghi nhãn tùy tiện, nhằm đánh lừa người tiêu dùng như trường hợp Khaisilk trước đây hay nghi vấn Asanzo mới đây.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Bộ đang xây dựng dự thảo, chuẩn bị lấy ý kiến người dân về một bộ quy định thế nào thì được coi là “Sản xuất tại Việt Nam” để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước.
Song, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, việc này cần tính toán kỹ lưỡng. "Bộ Công Thương sẽ làm hết sức thận trọng, lắng nghe ý kiến mọi tầng lớp nhân dân, đánh giá tác động nhiều chiều và sẽ chỉ trình cấp trên khi biện pháp này nhận được sự đồng tình cao của xã hội", ông Khánh cho hay.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh giải thích kỹ hơn, với hàng triệu sản phẩm, bản “quy tắc xuất xứ” đó sẽ phải chi tiết, cụ thể, thậm chí chi tiết hơn quy tắc xuất xứ của các FTA. Hầu như không nước nào đưa ra quy định áp dụng cho tất cả các sản phẩm lưu thông nội địa. Họ chỉ chọn một số sản phẩm để đưa ra quy định bắt buộc như đồng hồ Thụy Sĩ, rượu Cognac…
Thực tế, với đặc thù của chuỗi sản xuất toàn cầu hiện nay, doanh nghiệp nhập hàng nghìn chi tiết, linh kiện từ khắp nơi trên thế giới, nên không dễ xác định xuất xứ cho hàng hóa. Nhiều nhà sản xuất sẽ ghi thông tin sản xuất bởi chính tên hãng đó như “Made by Samsung”, “Made by Nokia”, cũng có công ty ghi “Lắp ráp tại Việt Nam” thay cho “Sản xuất tại Việt Nam”.
"Việc doanh nghiệp tùy tiện hoặc lạm dụng, thậm chí cố tình lừa đảo ghi nhãn hàng hóa là có. Nếu có ai đó lạm dụng nguyên tắc tự nguyện này để lừa dối thì đã có hình phạt dành riêng cho họ", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay.
Khi có quy định rõ ràng, doanh nghiệp có cơ sở xác định gắn mác “Made in Vietnam” lên sản phẩm. Còn cơ quan quản lý Nhà nước cũng có cơ sở xác định doanh nghiệp vi phạm quy định gắn mác hay không. Người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi mua hàng hóa, bớt đi nỗi lo bị lừa về xuất xứ sản phẩm.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Áo bảo hiểm cho người đi xe máy "made in Việt Nam" lộ diện

Áo bảo hiểm cho người đi xe máy mang nhãn hiệu Made in Việt Nam do 3 cựu sinh viên Đại học Bách khoa sáng chế không chỉ bảo vệ sự an toàn của người điều khiển xe máy khi gặp va chạm mà còn có tác dụng chống nắng.

Áo bảo hiểm cho người đi xe máy "made in Việt Nam" lộ diện
Ô tô có túi khí “bảo hiểm”, trong khi 80% người tham gia giao thông ở Việt Nam đi xe máy nhưng lại không có thiết bị “bảo hiểm”. Áo bảo hiểm cho người đi xe máy mang nhãn hiệu Made in Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện do 3 cựu sinh viên Đại học Bách khoa sáng chế không chỉ là “lá bùa” bảo vệ sự an toàn của người điều khiển xe máy khi gặp va chạm, tai nạn, mà còn có tác dụng chống nắng.

Đã khởi tố vụ án để điều tra các vi phạm của Khải Silk

(Kiến Thức) -Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Công an TP. Hà Nội đã khởi tố vụ án để điều tra các hành vi vi phạm của KhaiSilk. Hiện nay đang thực hiện các bước điều tra theo đúng quy định hiện hành.

Đã khởi tố vụ án để điều tra các vi phạm của Khải Silk
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 31/5, PV đề cập đến việc, Bộ Công Thương đã có kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Khải Đức, đơn vị sở hữu thương hiệu KhaiSilk, trong đó có nêu những sai phạm của doanh nghiệp này.
“ Xin hỏi hiện nay kết luận xử lý những sai phạm của doanh nghiệp này như thế nào?, PV đặt câu hỏi.

Thương hiệu giầy Đặng Lê Nguyên Vũ ưa thích thua lỗ vì “ôm” đất vàng Thủ đô?

Hình ảnh Đặng Lê Nguyên Vũ đi đôi giầy Thượng Đình khắp nơi dù đã là đại gia nghìn tỷ khiến không ít người tự hào. Tuy nhiên, thương hiệu “vang bóng một thời” giầy Thượng Đình trọng 2 năm gần đây (2017 -2018) liên tiếp chìm trong thua lỗ. Nguyên nhân thua lỗ được ban lãnh đạo công ty này là do nhà máy nằm trên khu đất vàng số 277 Nguyễn Trãi.

Thương hiệu giầy Đặng Lê Nguyên Vũ ưa thích thua lỗ vì “ôm” đất vàng Thủ đô?
Công ty Cổ phần Giầy Thượng Đình (UPCOM – Mã chứng khoán: GTD) vừa công bố các tài liệu để họp đại hội cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2019.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.