Tiêu chảy do loạn khuẩn

(Kiến Thức) - Tiêu chảy do loạn khuẩn nghĩa là quá nhiều vi khuẩn phát triển trong ruột hơn mức bình thường hoặc do tổn thương màng nhày ruột. 

Tiêu chảy do loạn khuẩn
Hỏi: Con tôi 3,5 tuổi, bị tiêu chảy, đi khám được kết luận loạn khuẩn. Xin hỏi, đó là loại bệnh gì? Triệu chứng và điều trị ra sao? - Lê Hồng Hoa (Xuân Đỉnh, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
GS.TSKH Phùng Đắc Cam, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư: Tiêu chảy do loạn khuẩn nghĩa là quá nhiều vi khuẩn phát triển trong ruột hơn mức bình thường hoặc do tổn thương màng nhày ruột. Sự chuyển hóa của các axit mật trong lòng ruột bị rối loạn gây ra rối loạn hấp thu các chất béo. 
Sự lên men carbonhydrat của các vi khuẩn trong lòng ruột do rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu hoặc do tổn thương màng nhầy gây ra. Hơn nữa, do rối loạn tiêu hóa protein cũng liên quan đến chuyển hóa của các vi khuẩn trong ruột non. 
Triệu chứng lâm sàng có thể không có, nhẹ hoặc nặng như tiêu chảy, suy dinh dưỡng, thiếu máu và sút cân. Tiêu chảy có thể xảy ra độc lập với rối loạn hấp thu. Loạn khuẩn có thể xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử mổ ruột (nối hoặc cắt ruột), bệnh Crohn, hoặc ở những bệnh nhân có rối loạn nhu động ruột. 
Điều trị loạn khuẩn là dùng kháng sinh phổ rộng kết hợp quá trình dinh dưỡng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. 

Đánh bay tiêu chảy nhanh nhất bằng cách nào?

Đánh bay tiêu chảy nhanh nhất bằng cách nào?
Tiêu chảy cấp tính được phân thành 3 thể:

Tiêu chảy do hàn thấp (thường gặp do nhiễm lạnh, lên men hơi) có triệu chứng đau đầu, đau mình, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, hơi sợ lạnh, sợ gió, không muốn ăn, không khát, tiểu ít, rêu lưỡi trắng dày, chân tay mát lạnh, mạch nhu hoãn dùng bài hoắc hương 16g, tô tử 6g, bạch chỉ 6g, trần bì 10g, bán hạ chế 6g, hậu phác 10g, đại phúc bì 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g, bạch truật 12g, phục linh 8g, gừng 5g, đại táo 15g sắc uống ngày một thang;

Tiêu chảy do thấp nhiệt (nhiễm khuẩn) với triệu chứng đau bụng là đi ngay, phân vàng lổn nhổn, thối khắm, nóng đỏ rát hậu môn, rêu lưỡi vàng bẩn, tiểu tiện ít, đỏ, tâm phiền, khát nước... Dùng bài thuốc cát căn 16g, hoàng liên 6g, hoàng cầm 10g, nhân trần 16g, kim ngân hoa 12g, mộc thông 10g, hoắc hương 8g, cam thảo 5g, ngày uống 1 thang;

Tiêu chảy do thương thực (tích tụ) với triệu chứng đau bụng tiêu chảy, đi xong giảm đau, phân loãng hôi thối, bụng đầy trướng, ợ khan có mùi thức ăn, trung tiện nhiều, không muốn ăn, rêu lưỡi dày. Dùng bài thuốc sơn tra 13g, thần khúc 10g, trần bì 8g, bán hạ chế 12g, phục linh 8g, la bạc tử 8g, liên kiều g, sắc uống ngày 1 thang.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Tiêu chảy mạn tính cũng chia làm 3 thể:

Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, thường gặp ở các trường hợp rối loạn tiêu hóa do kém hấp thu, loạn khuẩn, viêm đại tràng. Bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy sống phân, hay tái phát khi ăn các loại thức ăn sống, lạnh, các loại đặc sản, bụng buồn bực khó chịu, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, mệt mỏi, chân tay mát lạnh, lưỡi nhợt rêu trắng, có thể có phù dinh dưỡng. Dùng bài thuốc đẳng sâm, can khương, cam thảo, bạch truật 12g, sắc uống ngày 1 thang; Tiêu chảy do thận dương hư hay gặp ở người già, tiêu chảy mạn tính...

Với triệu chứng tiêu chảy lúc sáng sớm, hay đau quanh vùng rốn, sôi bụng rồi đi ngoài, đi xong giảm, vùng bụng dưới lạnh, phân sống, ăn kém, chậm tiêu, tay chân lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng, dùng bài thuốc phá cổ chỉ 16g, sinh khương 15g, đại táo 25g, nhục đậu khấu, ngũ vị, ngô thù du 8g, sắc uống ngày 1 thang.

Tiêu chảy do can tỳ bất hòa, có triệu chứng mỗi khi giận dữ, suy nghĩ, bị kích động thì tiêu  chảy, hoặc tiêu chảy nhiều lần, đầy bụng, sôi bụng, ngực sườn đầy tức, ăn kém, ợ hơi, rêu lưỡi mỏng, bài thuốc chỉ xác, cam thảo 6g, phòng phong, bạch thược, bạch truật, sài hồ, trần bì 8g, sắc uống ngày một thang.

Không cần kiêng khem khi bị tiêu chảy

Không cần kiêng khem khi bị tiêu chảy

Cháu Vũ Thùy Linh (17 tháng tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba vì bị đi ngoài đã 3 ngày, ngày "cao điểm" đi ngoài tới 5 - 6 lần.

Mẹ cháu Linh cho biết, ngoài việc cho con uống tạm men tiêu hóa tại nhà, chị đã kiêng triệt để không cho con ăn cá, tôm, trứng, bánh ngọt, không cho dầu ăn khi nấu cháo... nói chung là các đồ ngọt, mỡ và tanh với mục đích để cháu khỏi đi ngoài nhưng không thấy con đỡ.

Bác sĩ đã kê thuốc cho Linh uống, đồng thời khuyên mẹ cháu không nên cho con ăn kiêng khi bị tiêu chảy bởi việc ăn kiêng sẽ làm cháu thiếu hụt dinh dưỡng.

Nữ blogger ung thư thu hút hơn 100.000 độc giả

(Kiến Thức) - Laura Cannon, 23 tuổi, được chẩn đoán bị ung thư vú năm ngoái và cô đã đánh bại căn bệnh theo phong cách rất độc đáo của riêng mình.

Nữ blogger ung thư thu hút hơn 100.000 độc giả
Khi được chẩn đoán bị ung thư vú ở tuổi 22, cô gái người Anh này đã quyết định chiến đấu căn bệnh mà vẫn luôn giữ vẻ xinh đẹp của mình.
Khi được chẩn đoán bị ung thư vú ở tuổi 22, cô gái người Anh này đã quyết định chiến đấu căn bệnh mà vẫn luôn giữ vẻ xinh đẹp của mình.  
Laura là nghiên cứu sinh vật học của Đại học Bristol và tốt nghiệp năm 2011. Cô đã viết một cuốn nhật ký trực tuyến, được gọi là Laura Louise và căn bệnh nghịch ngợm. Tất cả quá trình điều trị được Laura Canon viết lên trang blog cá nhân và đã thu hút hơn 100.000 độc giả.
Laura là nghiên cứu sinh vật học của Đại học Bristol và tốt nghiệp năm 2011. Cô đã viết một cuốn nhật ký trực tuyến, được gọi là Laura Louise và căn bệnh nghịch ngợm. Tất cả quá trình điều trị được Laura Canon viết lên trang blog cá nhân và đã thu hút hơn 100.000 độc giả.

Tin mới

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

(Kiến Thức) - Mẹo chữa bụi mắt bằng cách thè lưỡi liếm môi chẳng hiểu có từ khi nào, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích được.