Tiêu 5 triệu/tháng, cô gái tiết kiệm được 100 triệu sau 2 năm đi làm

Từ một trải nghiệm quá khứ, cô gái này đã học được cách thắt chặt chi tiêu vì không muốn rơi vào cảnh nợ nần trong tương lai.

Tiêu 5 triệu/tháng, cô gái tiết kiệm được 100 triệu sau 2 năm đi làm
Tiêu 5 triệu/tháng nhờ biết “sống đủ"
Trước khi biết thắt chặt chi tiêu như hiện tại, Việt Hằng (24 tuổi, Hà Nội) từng tiêu xài khá phung phí. Cách đây 2 năm, cô không có một đồng tiết kiệm dù đã đi làm từ năm nhất. Sau đó, một “biến cố” xảy đến với Việt Hằng khiến cô phải nhìn nhận lại cách bản thân quản lý tài chính.
“22 tuổi, mình phải tự trả hết 50 triệu đồng trong 2 tháng, bao gồm tiền học (20 triệu đồng), bảo hiểm sức khỏe (20 triệu đồng), thi chứng chỉ ngoại ngữ (2 lần thi, mỗi lần mất 5 triệu đồng). Việc phải tiêu cùng lúc số tiền lớn trong thời gian ngắn khiến mình suy nghĩ nên có khoản để dành, phòng trường hợp bất trắc trong tương lai".
Hiện tại, Việt Hằng kiếm được 14 triệu đồng/tháng từ công việc chính. Cô nàng cố gắng chỉ tiêu hết 5 triệu, tháng nào nhiều nhất sẽ lên đến 50% lương, là khoảng 7 triệu đồng.
Hằng chia sẻ: “Mình chi 1.5 triệu đồng tiền nhà, bao gồm tất cả khoản chi phí. Mình ở cùng bạn trong căn phòng trọ diện tích 25m2, giá điện bình dân nên phí đóng không quá đắt đỏ. Tiếp đến, mình mất 2 triệu đồng tiền ăn. Chi phí sinh hoạt còn lại gồm tiền mua đồ dùng cá nhân, xăng xe đi lại, mỹ phẩm… vỏn vẹn trong khoảng 1.5 triệu đồng.
Tháng nào, mình có nhu cầu đi du lịch hay trà sữa với bạn thì sẽ tốn thêm. Tuy nhiên, dù nhu cầu tiêu thế nào thì số tiền để dành của mình cũng ít nhất phải đạt mốc 50% lương”.
Tieu 5 trieu/thang, co gai tiet kiem duoc 100 trieu sau 2 nam di lam
Để duy trì lối sống tiết kiệm, Việt Hằng đã phải cắt giảm nhiều nhu cầu cuộc sống so với bạn bè đồng trang lứa. Cô nàng chia sẻ một vài bí quyết để thắt chặt chi tiêu như sau:
- Nấu đủ ăn và mua thực phẩm từ quê
Khi nấu ăn, Việt Hằng và bạn cùng trọ thống nhất dựa theo khẩu phần ăn uống của cả hai, không nấu thừa và đổ đi phung phí. Ngoài ra, họ chọn mua thực phẩm từ quê rồi mang lên để tiết kiệm chi phí so với sắm đồ trên thành phố.
- Nhu cầu giải trí
Việt Hằng cố gắng chỉ mua cafe hay trà sữa 1 lần/tuần. Vào thời gian cuối tuần, cô thường về quê với bố mẹ nên không cần chi tiền đi du lịch hay đến địa điểm giải trí, trừ khi bạn bè đã thống nhất lịch hẹn từ trước.
“Mình không thấy tủi thân khi ở nhà vào cuối tuần. Bởi mình là một người khá hướng nội và thích ở cạnh gia đình. Cả tuần mình đi làm ở thành phố, cuối tuần mình thích về vùng ngoại ô, ở cạnh bố mẹ hơn", Việt Hằng chia sẻ.
- Mua hàng trên sàn thương mại điện tử
Với một số món đồ, Việt Hằng đánh giá mua hàng trên sàn thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí hơn so với mua tại cửa hàng.
“Mình thường mua mỹ phẩm và đồ gia dụng trên các sàn thương mại điện tử. Chúng có mức giá rẻ hơn khi mua trực tiếp và nền tảng thường xuyên có chính sách trợ giá. Ngoài ra, để tránh bẫy mua hàng online quá nhiều vì thấy giá rẻ, mình cố gắng chỉ mua những món đồ bản thân cần, chứ không phải thích gì mua nấy", Việt Hằng nói.
Có khoản tiết kiệm nhưng vẫn lo lắng
Với cách quản lý tài chính như hiện nay, Việt Hằng đã có một khoản tiết kiệm sau 2 năm ra trường. Tuy nhiên, cô vẫn lo lắng khi nghĩ đến tương lai.
“Mình đang có tài khoản tiết kiệm khoảng 120 triệu đồng. Có nhiều bạn bè nói với mình rằng đến giờ họ không để dành được khoản nào. Nhưng với cá nhân, mình biết số tiền đang có vẫn còn khá ít, nếu như muốn tính đến các mục tiêu xa hơn trong tương lai như mua nhà, mua xe ô tô… Khi nói chuyện với các anh chị đồng nghiệp đã có gia đình, mình nhận ra khi đã kết hôn và có con, việc để dành tiền sẽ càng khó khăn hơn”, Việt Hằng nói.
Với số tiền tiết kiệm, Việt Hằng dành khoảng 30 triệu đồng để học thêm một ngôn ngữ mới. Còn lại, cô nàng dự tính sẽ gửi ngân hàng lấy lãi hoặc mua vàng như một hình thức đầu tư.
Không chỉ tiết kiệm tiền, Việt Hằng dự tính còn nhận thêm công việc thứ hai để gia tăng tổng thu nhập hàng tháng.
“Mình đang cân nhắc 2 lựa chọn công việc. Công việc thứ nhất là làm Content Part-time hình thức online cho một tổ chức giáo dục, nhận lương 5 triệu đồng/tháng. Công việc này có ưu điểm là ổn định. Nhược điểm là mức lương không cao, cơ hội thăng tiến gần như không có.
Trong khi đó, công việc thứ hai là cùng bạn hợp tác làm Affiliate Marketing. Công việc này rủi ro cao hơn. Mặt khác, nguồn thu nhập không cố định vì còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh mỗi tháng. Tuy nhiên, ưu điểm của chúng là mình có thể học hỏi kiến thức về Affiliate Marketing, và nếu công việc phát triển tốt, mình nghĩ bản thân sẽ kiếm thêm hơn 10 triệu đồng/tháng.
Cả hai công việc mình chỉ có thể làm vào buổi tối. Với mình, thời gian là tiền bạc. Do đó, trong cùng một thời gian, mình muốn tìm công việc cho bản thân cả tiền lương và kinh nghiệm tốt, có thể làm đòn bẩy vững chắc cho sau này", Việt Hằng bày tỏ.

Sang nhượng sổ tiết kiệm lãi suất cao có hợp pháp?

Chuyển nhượng sổ tiết kiệm lãi suất cao là hoạt động bình thường, bởi sổ tiết kiệm chính là tài sản của chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi thực hiện việc chuyển nhượng các bên phải tuân thủ theo quy định pháp luật.

Sang nhượng sổ tiết kiệm lãi suất cao có hợp pháp?

Tờ Nhịp sống thị trường vừa cho biết, hiện nay trên thị trường chuyển nhượng sổ tiết kiệm đang diễn ra khá sôi động chỉ cần gõ từ khóa “mua bán sổ tiết kiệm với lãi suất cao” trên các trang mạng xã hội, người dùng sẽ dễ dàng bắt gặp hàng loạt bài đăng với nội dung chuyển nhượng, mua bán sổ tiết kiệm với lãi suất cao. Có cả những hội nhóm chuyên nghiệp chuyên mua bán trao đổi sổ tiết kiệm.

Những người đang chào bán sổ tiết kiệm chủ yếu là những khách hàng đã gửi được tiền với lãi suất trên 11-12% trong giai đoạn lãi suất tiền gửi tăng nóng hồi quý IV/2022 hoặc đầu năm 2023. Giờ đây, do cần vốn và ngại việc tất toán sổ sẽ chỉ nhận được lãi của tiền gửi không kỳ hạn, không ít chủ sổ tiết kiệm đã tìm đến cách sang nhượng cho người khác. Số khác thì lại muốn tranh thủ đáo hạn để gửi lại ngân hàng lúc lãi suất vẫn chưa giảm sâu.

Sự thật bất ngờ về thiết bị tiết kiệm điện bán đầy chợ mạng

Trái với những lời quảng cáo có cánh, các chuyên gia trong ngành cho rằng các sản phẩm tiết kiệm điện bán tràn lan chợ mạng không có tác dụng tiết kiệm lượng điện tiêu thụ.

Sự thật bất ngờ về thiết bị tiết kiệm điện bán đầy chợ mạng
Những ngày qua, thời tiết nắng nóng diễn ra khắp các tỉnh, thành miền Bắc và một số tỉnh khắp cả nước, khiến cho nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tăng cao. Điều này kéo theo lượng điện tiêu thụ tại nhiều gia đình cũng tăng mạnh. Trong khi đó, nguồn cung ứng điện hạn chế, việc tiết kiệm điện với mỗi gia đình càng quan trọng hơn.

Sản lượng bán thép Hòa Phát đạt 555.000 tấn trong tháng 7, tăng 3% so tháng trước

Tháng 7/2023, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã sản xuất 633.000 tấn thép thô, tăng 22% so với tháng 6. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) và phôi thép đạt 555.000 tấn, tăng 3% so với tháng trước. 

Sản lượng bán thép Hòa Phát đạt 555.000 tấn trong tháng 7, tăng 3% so tháng trước
Trong đó, HRC của Hòa Phát ghi nhận 291.000 tấn, cao nhất kể từ đầu năm và tăng 16% so với tháng 6/2023.
Sản lượng thép cuộn cán nóng trong tháng vừa qua đạt cao là nhờ nhu cầu HRC trên thị trường có tín hiệu tích cực, đặc biệt là trên thị trường xuất khẩu. Tập đoàn đã xuất khẩu thép HRC tới nhiều nước ở khu vực châu Âu, châu Á.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.