Tiết lộ về người phụ nữ độc ác nhất Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Hoa, không hiếm những trường hợp các bà Hoàng hậu nổi danh vì những đòn ghen khiến bất kỳ ai cũng phải rợn người.

Tiết lộ về người phụ nữ độc ác nhất Trung Quốc
Lã Hậu là Hoàng thái hậu đầu tiên trong lịch sử trung Quốc, so với sự độc ác, tàn bạo của bà ta thì Võ Tắc Thiên cũng không thể sánh bằng. Sau khi Lưu Bang qua đời, Lưu Doanh tức Hán Huệ Đế được kế thừa hoàng vị, nhưng khi đó vì tuổi còn nhỏ nên quyền lực đều nằm trong tay mẹ của hoàng đế là Lã Hậu.
Theo Sử ký (Tư Mã Thiên):
Lã Hậu (241 TCN – 180 TCN) hay còn gọi là Lữ Hậu, Hán Cao Hậu, thời con gái bà có tên là Lã Trĩ – là vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang, mẹ của Hiếu Huệ đế và công chúa Lỗ Nguyên.
Lã Hậu đã thay chồng sát hại công thần
Lã Hậu là con người cứng rắn quyết đoán, giúp Cao Tổ bình định thiên hạ, các quan đại thần bị Cao Tổ giết phần lớn do sức của Lữ Hậu, như Hàn Tín, Bành Việt.
Hàn Tín chết vì bị Lã Hậu vu oan cho ông “âm mưu tập hợp người nhà làm phản ở kinh đô để làm nội ứng cho Trần Hy”. Khi Lưu Bang đem quân đi đánh dẹp Trần Hy, danh tướng bách chiến bách thắng Hàn Tín bị Lã Hậu lừa vào cung, bị võ sĩ trói lại rồi bị mang chém ở nhà treo chuông trong cung Trường Lạc, rồi bà ta lại sai giết cả ba họ nhà Hàn Tín.
Tiet lo ve nguoi phu nu doc ac nhat Trung Quoc

Lã Hậu có những hình phạt đối rất tàn khốc 

Sau khi Lưu Bang đã dẹp xong quân của Trần Hy trở về kinh đô, thấy ông đã chết mà vừa mừng vừa thương.
Bành Việt cũng là một đại công thần “công cao lấn át chủ” cần phải trừ khử. Lã Hậu khuyên Lưu Bang: “Bành Việt là dũng tướng, nếu thả vào đất Thục mà dấy quân làm phản thì để ẩn hoạ cho mình, chi bằng giết luôn để trừ hậu hoạ”.
Dã tâm của Lã Hậu ngày càng lớn, bà ta hi vọng có thể nắm được quyền lực tối cao của vương triều Tây Hán, vì thế bắt đầu tiêu diệt các phi tần khác. Trước tiên, bà ta bức hại các thân vương, sau đó dùng thủ đoạn tàn ác với Thích phi và con trai bà ta là Lưu Như Ý. Sau khi Lưu Bang mất, Lã Hậu liền lệnh cho thuộc hạ nhốt Thích phi vào nhà lao nữ, đồng thời bắt Thích phi làm những việc nặng nhọc, hàng ngày phải lao động từ sáng đến tối, nếu số lượng gạo xay mà không đủ thì không cho ăn cơm.
Vì muốn diệt trừ Lưu Như Ý, Lã Hậu đã triệu Lưu Như Ý hồi cung. Nhưng Lưu Doanh rất yêu quý người anh em này nên luôn bảo vệ Lưu Như Ý. Nhân cơ hội Lưu Doanh ra ngoài đi săn, Lã Hậu đã đầu độc chết Lưu Như Ý, việc này khiến Lưu Doanh vô cùng đau lòng.Tạo hình của Lưu Như Ý trên phim.
Sau khi con trai của Thích phi bị hại chết, Lã Hậu bắt đầu bức hại Thích Phi, biến Thích phi thành “người lợn” (một hình phạt vô cùng tàn khốc). Bà ta còn cho gọi Lưu Doanh đến nhìn “người lợn”.
Huệ Đế sau khi nhìn thấy "người lợn" thì vô cùng kinh hãi, đã bật khóc rất lớn, khi trở về cung vì bị ám ảnh bởi “người lợn” mà mắc bệnh nặng. Cuối cùng vì không chịu được những hành động tàn độc, hiểm ác của mẹ mình, Huệ Đế đã cho người truyền đạt lại sự bất mãn của mình với mẹ, và tuyên bố bản thân không đủ năng lực để trị vì đất nước, sau đó qua đời ở tuổi 24.
Sau khi Huệ Đế qua đời, Lã Hậu muốn đưa Thiếu Đế lên ngôi, nhưng Thiếu Đế biết mẹ của mình bị Lã Hậu sát hại, nên đã nói với Lã Hậu rằng khi nào lớn lên sẽ trả thù cho mẹ, điều này khiến Lã hậu vô cùng tức giận nên đã ra tay sát hạt Thiếu Đế, sau đó lập Lưu Nghĩa làm vua, nhưng khi Lưu Nghĩa đăng cơ được bốn năm thì Lã hậu qua đời.

Bộ sưu tập đặc biệt và 9 tuyệt sắc giai nhân của Hòa Thân

Hòa Thân không chỉ tham lam tiền bạc mà ông ta luôn khát khao có được mọi giai nhân trong thiên hạ để hưởng trọn phong lưu chốn nhân gian.

Bộ sưu tập đặc biệt và 9 tuyệt sắc giai nhân của Hòa Thân

Theo sử sách ghi lại thì có đến 9 trang tuyệt sắc giai nhân luôn kề cận bên đại gian thần này. Thực sự quan tham như Hòa Thân từ cổ chí kim chắc chỉ có một.

Phùng Tễ Văn - người vợ kết tóc se tơ với Hòa Thân. Nàng vốn là cháu gái của tể tướng Anh Liêm đương triều. Khi kết hôn, Hòa Thân còn chưa đăng quan đọc sách. Phùng Tễ Văn xuất thân danh giá, là con gái độc nhất của một gia thế Mãn Thanh. Tổ phụ nàng quản lý tài chính quốc gia và phụ trách các sự vụ trong cung đình và rất được Càn Long tín nhiệm. Nàng tính tình hiền dịu đoan trang, sau khi xuất giá an phận một lòng vì chồng, giáo dưỡng con cái. Nàng luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho Hòa Thân. Điều này khiến cho Hòa Thân chưa bao giờ dám làm điều gì ngông cuồng trước mặt nàng. Họ có hai người con, con cả lấy công chúa Hòa Hiếu cháu đời thứ 12 của Càn Long, con thứ không may chết yểu vào năm Gia Khánh nguyên niên. Đau đớn tột cùng nên cơ thể lâm trọng bệnh, đến năm thứ 3 Gia Khánh tức 1798 thì nàng qua đời, thọ 47 tuổi. Đám tang được tổ chức vô cùng long trọng, các vương công đại thần trong triều đều có mặt.

Những mỹ nhân mang tội “diệt quốc” trong lịch sử Trung Quốc

Sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” khiến hàng vạn người si mê của những mỹ nữ này gián tiếp trở thành mầm họa gây ra sự diệt vong của một triều đại. 

Những mỹ nhân mang tội “diệt quốc” trong lịch sử Trung Quốc
Điêu Thuyền thời Tam Quốc

Sự thật rùng rợn về cuộc sống ở Trung Quốc thời xưa

(Kiến Thức) - Trứng luộc trong  nước tiểu của các bé trai, tập tục bó chân đối với phụ nữ là hai trong số những sự thật hãi hùng về Trung Quốc thời xưa.

Sự thật rùng rợn về cuộc sống ở Trung Quốc thời xưa
Su that rung ron ve cuoc song o Trung Quoc thoi xua
Người dân Trung Quốc thời xưa từng luộc trứng trong nước tiểu của các bé trai, đặc biệt là các bé dưới 10 tuổi.  

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới