Tiết lộ về bộ quần áo cổ xưa nhất từng được phát hiện

Có thể con người đã mặc quần áo từ trước đó nhưng đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa phát hiện ra bộ quần áo nào lâu đời hơn Tarkhan Dress.

Quần áo là một trong những phát minh quan trọng nhất của con người. Nó giúp chúng ta bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết khắc nghiệt, ngăn ngừa vết thương và truyền bệnh. Tuy nhiên, thời điểm chính xác mà con người bắt đầu mặc quần áo vẫn còn là một bí ẩn.
Rất khó để biết chính xác loài người hiện đại (Homo sapiens) bắt đầu mặc quần áo từ khi nào vì thiếu bằng chứng khảo cổ học. Bằng chứng trực tiếp lâu đời nhất mà giới chuyên gia có là Tarkhan Dress, chiếc áo sơ mi vải lanh cổ chữ V do nhà Ai Cập học Flinders Petrie phát hiện trong một hầm mộ từ thời Vương triều thứ nhất của Ai Cập cổ đại tại nghĩa địa Tarkhan. Chiếc áo này có lẽ được sản xuất vào năm 3482 – 3102 trước CN.
Tiet lo ve bo quan ao co xua nhat tung duoc phat hien
Có thể con người đã mặc quần áo từ trước đó nhưng đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa phát hiện ra bộ quần áo nào lâu đời hơn Tarkhan Dress. Tarkhan Dress là món quần áo gần như nguyên vẹn cổ xưa nhất từng được phát hiện, tuy nhiên nó không phải là bằng chứng sớm nhất về đồ dệt.
Trước đó, các nhà khảo cổ từng tìm thấy những mảnh vải dệt nguồn gốc thực vật ở khu định cư cổ Catalhoyuk, Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại khoảng 8.500 năm. Điều này cho thấy, có thể khi đó con người đã sản xuất và mặc quần áo.
Tiet lo ve bo quan ao co xua nhat tung duoc phat hien-Hinh-2
Một bằng chứng khác cổ xưa hơn nhiều được tìm thấy trong hang Dzudzuana, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ, đó là sợi lanh. Đây có thể là bằng chứng cho việc may quần áo của người cổ đại, sợi lanh này có niên đại khoảng 30.000 năm.
Ngoài ra, 1 nghiên cứu di truyền về chấy rận cho thấy rận quần áo tách ra từ tổ tiên là rận đầu người ít nhất 170.000 năm trước. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng việc tìm ra thời điểm chúng xuất hiện có thể cung cấp bằng chứng gián tiếp về thời điểm con người bắt đầu mặc quần áo.
Tiet lo ve bo quan ao co xua nhat tung duoc phat hien-Hinh-3
Ngoài ra, giới chuyên gia còn phát hiện những dấu vết cho thấy người Neanderthal có thể cũng từng mặc áo khoác lông thú. Tuy nhiên, thời gian càng lâu thì càng khó tìm được bằng chứng trực tiếp. Vì vậy, có lẽ con người sẽ không bao giờ biết chính xác thời điểm quần áo ra đời.

Người vượn phương Nam mới là loài đầu tiên đứng thẳng?

Lucy - vượn nhân hình hóa thạch nổi tiếng được khai quật ở Ethiopia nửa thế kỷ trước - vừa tiết lộ điều có thể viết lại lịch sử tiến hóa của nhân loại.

Người vượn phương Nam mới là loài đầu tiên đứng thẳng?

Lucy là một "Người vượn phương Nam", tức Australopithecus afarensis, loài nằm ở ngay điểm giao thời giữa những cá thể phần lớn giống vượn với những loài bắt đầu sở hữu những đặc điểm có thể gọi là người.

Lucy được các nghiên cứu cho là một cá thể nữ, cao khoảng 105 cm khi còn sống. Theo ước tính, cá thể này sinh sống ở miền đất nay là Ethiopia (thuộc Đông Phi) vào khoảng 3,2 triệu năm trước.

Bàn tay có điểm này, bạn có thể mang dòng máu người khác loài

Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi chủ nhân giải Nobel Y sinh năm 2022 phát hiện bệnh Viking thực ra là di sản của những cuộc phối dị chủng của tổ tiên chúng ta với người khác loài Neanderthals.

Bàn tay có điểm này, bạn có thể mang dòng máu người khác loài

"Bệnh Viking" là một dạng bệnh lạ lùng trong đó nam giới lớn tuổi có một vài ngón tay bị mắc kẹt trong tư thế gập. Do bệnh này phổ biến nhất ở khu vực Bắc Âu - ảnh hưởng đến 30% nam giới trên 60 tuổi - nên nó được gọi là bệnh Viking (người Viking sống ở Bắc Âu).

Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia từ Viện Karolinska (Thụy Điển), dẫn đầu bởi PGS Hugo Zeberg và GS Svante Pääbo, đã phân tích dữ liệu di truyền của hơn 7.800 người mắc bệnh Viking và tìm ra yếu tố bất ngờ: Dấu tích của người khác loài.

Cuộc chiến của loài người từ 600 nghìn năm trước

Khoảng 600 nghìn năm trước, loài người chia thành 2 nhóm. Một nhóm ở lại châu Phi (người Homo sapien) phát triển thành con người như chúng ta.

Cuộc chiến của loài người từ 600 nghìn năm trước

Từ xa xưa, con người đã có xu hướng chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ.

Nhóm còn lại (người Neanderthal) tấn công trên bộ vào châu Á, châu Âu. Họ không phải là tổ tiên của chúng ta mà là một giống loài chị em, tiến hóa song song. Giảng viên cao cấp về sinh học Tiến hóa và Cổ sinh vật học Nicholar R. Longrich của Đại học Bath (Anh) đã nêu giả thiết của các chủng người từ 100 nghìn năm trước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới