1. Cuộc xâm lược của các bộ tộc man rợ
Lực lượng quân sự La Mã đã chịu tổn thất nặng nề khi chống lại các thế lực bên ngoài. Thành Rome đã phải đương đầu chống lại các cuộc tấn công của bộ lạc Đức trong nhiều thế kỷ. Trong số đó, 300 nhóm người "man rợ" lấn chiếm khu vực gần biên giới của Đế chế La Mã.
Người La Mã đã vượt qua một cuộc tấn công của các bộ lạc Đức vào cuối thế kỷ 4. Tuy nhiên, đến năm 410, vua Alaric của Visigoth đã tổ chức thành công cuộc cướp phá thành Rome. Trong nhiều thập kỷ sau đó, đế chế La Mã liên tiếp bị đe dọa tấn công trong nhiều thập kỷ.
Đến năm 455, “thành phố vĩnh cửu” này bị người Vandals tấn công. Cuối cùng, vào năm 476, các nhà lãnh đạo Odoacer của Đức tổ chức một cuộc nổi dậy lật đổ sự thống trị của Hoàng đế Romulus Augustulus. Từ đó trở về sau, không có hoàng đế La Mã nào cai trị ở vùng đất Italy. Năm 476 là năm đế quốc Tây La Mã sụp đổ.
2. Những rắc rối liên quan đến vấn đề về kinh tế
Ngay cả khi thành Rome bị các thế lực bên ngoài tấn công thì đế chế này đã bị mục rữa từ bên trong do xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Những cuộc chiến tranh xảy ra liên tục và bội chi đã dẫn đến tình trạng kho bạc hoàng gia bị thâm hụt nặng. Điều đó dẫn đến tình trạng nhà nước thu nhiều loại thuế kèm theo đó là tình trạng lạm phát càng nới rộng khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo.
Với hy vọng trốn thuế, nhiều người thuộc tầng lớp giàu có đã chạy trốn đến vùng nông thôn và thành lập các lãnh địa độc lập. Đồng thời, đế chế La Mã còn bị rung chuyển do sự thiếu hụt nguồn lao động. Nền kinh tế của Rome chủ yếu phụ thuộc vào nô lệ khi tầng lớp này tham gia hoạt động sản xuất trên đồng ruộng và làm các công việc khác như thợ thủ công, tòng quân ra trận…
Khi các bộ tộc nước ngoài xâm lược La Mã, họ đã bắt được một số nô lệ và đánh chiếm được một số vùng lãnh thổ của đế chế hùng mạnh một thời. Do đó, nguồn cung lao động xuất thân từ nô lệ bị giảm sút. Với nền kinh tế sa sút, giao thương và sản xuất nông nghiệp suy giảm, đế quốc La Mã bắt đầu mất dần vị thế ở châu Âu.
3. Sự nổi lên của Đế quốc Đông La Mã
Vào cuối thế kỷ 3, Hoàng đế Diocletian chia đế chế La Mã thành hai phần lãnh thổ: Đế quốc Tây La Mã nằm ở thành phố Milan và Đế quốc Đông La Mã nằm ở Byzantium (sau này được gọi là Constantinople).
Theo thời gian, Đế quốc Đông và Tây La Mã đã không còn sự hợp tác bền chặt để chống lại các mối đe dọa đến từ bên ngoài cũng như họp bàn về nguồn lực và viện trợ quân sự. Đế quốc Đông La Mã – quốc gia nói tiếng Hy Lạp đã có sự phát triển kinh tế vượt trội và giàu lên nhanh chóng. Trong khi đó, Đế quốc Tây La Mã nói tiếng Latin lại rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Điều quan trọng nhất là sức mạnh hùng hậu của Đế quốc Đông La Mã tập trung trên lĩnh vực chống lại cuộc xâm lược man rợ của các bộ lạc phương Tây. Hoàng đế Constantine và một số vị vua khác luôn chú trọng bảo vệ thành phố Constantinople.
Trong khi đó, thành Rome ở Italy là khu vực dễ bị tổn thương lại không được bảo vệ an ninh đúng mức. Hệ thống chính trị của Đế quốc Đông La Mã tồn tại trong hàng ngàn năm sau trước khi bị Đế chế Ottoman lấn át trong những năm 1400.
4. Tham nhũng và bất ổn chính trị
Trong thế kỷ 2, 3, những hoàng đế La Mã luôn phải đối mặt với tử thần và không ngồi yên trên ngôi báu vì nguy cơ có thể bị ám sát, lật đổ bất cứ lúc nào. Do xảy ra nội chiến, xã hội La Mã rơi vào tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng. Chỉ trong vòng 75 năm, đế chế La Mã đã thay 20 đời hoàng đế. Và chính hoàng đế kế vị đã giết chết người trị vì đất nước trước đó.
Thậm chí, những lính hộ vệ làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hoàng đế cũng ra tay ám sát nhà vua theo hợp đồng với những người trả giá cao nhất. Tình hình chính trị La Mã mục nát lan cả đến Thượng viện La Mã. Những quan chức tại đây đã lợi dụng chức quyền và tình hình bất ổn để tham nhũng. Thậm chí, nhiều kẻ bất tài cũng được giao trọng trách quan trọng khiến tình hình La Mã ngày càng rối ren hơn. Theo thời gian, nhiều công dân La Mã đã dần mất lòng tin vào giới lãnh đạo.