Tiết lộ sốc về sự phát triển của não khỉ

(Kiến Thức) - Não linh trưởng nói chung, sự phát triển của não khỉ nói riêng đã tiến hóa và phát triển rất cao, xét về tỷ trọng so với trọng lượng cơ thể.

Tiết lộ sốc về sự phát triển của não khỉ
Não linh trưởng đã được tiến hóa và phát triển rất cao, xét về tỷ trọng so với trọng lượng cơ thể thì loài linh trưởng có não lớn nhất so với các loài động vật. Cấu tạo này đem lại khả năng phát triển cao hơn của loài này so với các loài khác. Sự phát triển của não khỉ, một loài linh trưởng cũng như vậy.
Tại sao các loài linh trưởng thông minh?
TS Lê Khắc Quyết, Khoa Sinh học, Đại học Khao học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những người hiếm hoi nghiên cứu về loài linh trưởng cho biết, bộ Linh trưởng (Primates) bao gồm con người (humans), các loài vượn người (apes), các loài khỉ hầu (monkeys) và các loài bán hầu (prosimians). Loài bán hầu là nhóm linh trưởng nguyên thủy, có quan hệ gần với tổ tiên của tất cả các loài linh trưởng hiện nay. So với các loài khác, loài linh trưởng có bộ não lớn bất thường so với kích thước cơ thể và thông minh hơn. Điều này đặc biệt đúng với các loài linh trưởng có thân hình lớn. Khi các con tinh tinh nhìn vào gương, chúng tự nhận ra chúng. Sự tự nhận thức này đặc biệt hiếm trong giới động vật. Trước đây các nhà nhân chủng học tự nhiên cho rằng trí thông minh cao tương đối của các loài linh trưởng hình thành do chọn lọc tự nhiên trong quá trình tạo ra công cụ lao động. Tuy nhiên, so với các tổ ong hay tổ mối có cấu trúc vô cùng phức tạp thì điều này không đúng.
Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, não của các loài linh trưởng này được chọn lọc chủ yếu bởi tự nhiên, các mối quan hệ xã hội phức tạp. Mối quan hệ giữa các kỹ năng xã hội và trí thông minh có thể được thấy trong sự điều hành của các xã hội tinh tinh. Sự thành công của một cá thể thường đòi hỏi nó phải có khả năng học hỏi từ các cá thể khác, sáng tạo ra các tập tính mới, hiểu tình trạng và cảm xúc của các thành viên khác trong đàn và có thể sử dụng kiến thức này để đạt được các lợi thế. Các cá thể học hỏi cách làm thế nào để tác động và lôi kéo các cá thể khác. Các con đực trưởng thành cũng đồng nghĩa trở thành chuyên gia lừa gạt, dối trá và mưu mô. Một nghiên cứu thần kinh học đã phát hiện có một dạng lớn đặc biệt của một tế bào thần kinh hình con suốt trong não linh trưởng. Những tế bào thần kinh này nằm trong các khu vực của não bộ tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng.
Tiet lo soc ve su phat trien cua nao khi
Ảnh minh họa. 
Cảm xúc như con người
TS Lê Khắc Quyết cũng cho rằng, qua nghiên cứu cho thấy rất nhiều loài linh trưởng có những biểu hiện cảm xúc rất đa dạng và giống với những cảm xúc mà con người có. Đặc biệt là với các loài như Dã nhân (Gorilla), Tinh tinh (Chimpazee)... có những biểu hiện tình cảm giống với con người. Các loài linh trưởng là những loài thông minh và có khả năng thích nghi rất cao với các điều kiện môi trường khác nhau. Trong tiến hóa của các loài linh trưởng, có sự giảm theo trình tự kích thước mũi và trung khu khứu giác trên não. Các loài vượn cáo rất giống với các loài linh trưởng cách đây 50 - 60 triệu năm. Phần lớn các loài khỉ hầu và vượn người tiến hóa với mũi nhỏ tương đối như chúng ta, trong khi đó các loài vượn cáo có mõm dài giống như các loài cáo và gấu trúc Mỹ. Phần lớn các loài thú có cùng số lượng gene quy định các thụ cảm mùi vị ở mũi của chúng. Tuy nhiên, đa phần các gene này ở người không có chức năng như vậy. Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 1.000 gene thụ cảm khứu giác ở người thì chỉ có khoảng 347 gene có chức năng. Các gene còn lại có những biến đổi làm cho chúng bất hoạt. Con người chúng ta có khả năng khứu giác kém với những hợp chất hóa học chuội ngắn nhưng tốt trong việc phân biệt các chuỗi dài phức tạp.
Sự phát triển này nằm trong chuỗi chu trình tiến hóa. TS Lê Khắc Quyết cho hay, trong khi các loài linh trưởng co lại theo tiến trình nhiều triệu năm tiến hóa, có sự tăng ngược lại với khả năng nhìn của chúng. Nhiều loài có khả năng nhìn giống như con người. Tất cả các loài linh trưởng đều có khả năng nhìn bằng hai mắt với các thị trường trùng lặp quan trọng, kết quả là chúng có khả năng cảm nhận không gian ba chiều trong cùng một thời điểm. So với các loài động vật khác, não của loài linh trưởng lớn so với kích thước cơ thể chúng. Các vùng trên não được tham gia vào việc sử dụng tay, điều phối hoạt động của tay và mắt, sự nhìn lập thể có khả năng mở rộng đặc biệt. Những đặc điểm này có thể được chọn lọc tự nhiên do sự tiện ích của chúng đối với sự di chuyển trên cây và tìm thức ăn trong môi trường.
Tổ chức xã hội của các loài linh trưởng là phức tạp. Các loài linh trưởng được xem là những loài có tổ chức xã hội chặt chẽ và rất đa dạng về hình thức xã hôi (đời sống) như sau: Đơn lẻ như các loài cu li, các loài khỉ mắt trố (tarsiers)... Một vợ - một chồng như các loài vượn. Một đực - nhiều cái, như nhiều loài khỉ ăn lá. Nhiều đực - nhiều cái. Một cái - nhiều đực như một số loài khỉ sóc ở Nam Mỹ. Các loài động vật khác cũng có tổ chức xã hội chặt chẽ như ong, kiến, mối; các loài chim và thú khác.
Vượn lớn có thể tư duy như đứa trẻ 4 tuổi
Nếu không kể những khác biệt về hình thức, con người thực sự giống với các loài vườn người châu Phi về giải phẫu và di truyền, đặc biệt là các loài tinh tinh. So sánh về kiểu gene cho thấy, AND của con người và tinh tinh giống nhau đến 98,5%. 1,5% khác nhau ở các đoạn AND lặp. Con người có sự khác biệt lớn về các gene quy định việc kiểm soát tốc độ, khứu giác, thính giác, tiêu hóa protein và nhạy cảm. Những sự khác biệt này là do chúng ta đã tiến hóa so với chung từ cách đây 6 - 7 triệu năm. Những khác biệt đó tạo cho việc đứng thẳng và đi bằng hai chân, não bộ lớn hơn và có giọng nói của con người trở nên khác biệt.
Não bộ của con người lớn hơn gấp 2 - 3 lần so với vượn người lớn. Quan trọng hơn, tỷ lệ não bộ so với cơ thể người đặc biệt lớn hơn và vỏ não lớn hơn rất nhiều. Điểm khác biệt là con người có khả năng giao tiếng bằng âm thanh phức tạp hơn nhiều so với các loài linh trưởng. Con người cũng là động vật duy nhất biết sử dụng ký hiệu như một phương tiện giao tiếp. Con người cũng có nhiều kiểu tổ chức xã hội phức tạp và đa dạng hơn. Đặc điểm khác biệt nhất là con người có khả năng tư duy tạo ra những công nghệ mới. Tuy nhiên, các loài vượn lớn cũng là những loài vật thông minh đáng kể, chúng có khả năng tư duy tương đương với một đứa trẻ 3 - 4 tuổi. Điều này đủ cho phép chúng học hỏi và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của người câm, điếc ở mức độ sơ đẳng.
Hiện vẫn chưa rõ ràng về số lượng các loài linh trưởng. Các con số khác nhau phụ thuộc vào các quan điểm phân loại học của mỗi nhà phân loại học linh trưởng. Một số tác giả cho rằng, có hơn 350 loài, nhưng số khác lại nêu chỉ có khoảng 190 loài linh trưởng hiện có trên Trái Đất. Sự không rõ ràng này hy vọng có thể được giải quyết phần nào trong tương lai với sự trợ giúp của công nghệ sinh học, đặc biệt những ứng dụng phân tích trình tự AND trong phân loại học.

Chộp khoảnh khắc cực ngộ nghĩnh của các loài linh trưởng

(Kiến Thức) - Các trạng thái cực ngộ nghĩnh của các loài linh trưởng như khỉ, tinh tinh, vượn,... được ghi lại đúng lúc, tạo nên những bức ảnh đẹp, đầy ấn tượng.

Chộp khoảnh khắc cực ngộ nghĩnh của các loài linh trưởng
Chop khoanh khac cuc ngo nghinh cua cac loai linh truong
  Khoảnh khắc cực ngộ nghĩnh của các loài linh trưởng khiến ai cũng thích thú. Không chỉ tự hào mà khuôn mặt này còn toát lên vẻ hài hước cực đáng yêu.

Linh trưởng ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng đầu tiên

Tiến sỹ Ben Rawson nhận định: “Việt Nam đang có nguy cơ là quốc gia đầu tiên có linh trưởng bị tuyệt chủng”.

Linh trưởng ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng đầu tiên
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien
Tiến sỹ Ben Rawson, Giám đốc FFI-Chương trình Việt Nam và là Đồng trưởng nhóm IUCN SSC khu vực Nam và Đông Nam Á nhận định “Việt Nam đang có nguy cơ là quốc gia đầu tiên có linh trưởng bị tuyệt chủng.” Cho tới nay chưa có ghi nhận về linh trưởng bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Trong hình là Voọc Cát Bà - một trong 11 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam. Là loài linh trưởng (khỉ ăn lá) quý hiếm, Voọc Cát Bà là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố duy nhất ở quần đảo Cát Bà, Hải Phòng. Loài này liên tục nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Hiện chỉ còn dưới 70 cá thể 
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-2
 Tiến sỹ Lê Khắc Quyết, một trong những nhà linh trưởng học hàng đầu của Việt Nam cho biết “Cần hành động nhiều hơn nữa để bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp và sinh cảnh của chúng ở Việt Nam, bằng cách tăng cường bảo vệ các quần thể, phục hồi rừng, thực thi pháp luật và thực hiện các nghiên cứu sinh học bảo tồn cũng như thu hút sự tham gia của người dân vào bảo tồn động vật hoang dã”. Ảnh: Voọc mông trắng: Phân bố ở rừng già, rừng nguyên sinh trên núi đá tại 18 điểm tách biệt nhau thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa, voọc mông trắng hiện chỉ còn khoảng 200 cá thể, bị đe dọa nghiêm trọng do môi trường sống đang dần bị thu hẹp.
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-3
Có 11 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam. Voọc mũi hếch: Loài này hiện chỉ còn dưới 200 cá thể. Phân bố ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh.
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-4
 Chà vá chân xám: Là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, chà vá chân xám phân bố tại một số tỉnh Nam trung bộ như Quảng Nam, Kontum, Bình Định. Loài này hiện chỉ còn dưới 1500 cá thể do nạn chặt phá rừng những năm qua.
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-5
 Chà vá chân nâu: Cũng là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, chà vá chân nâu có số lượng ít, phân bố hẹp ở dải Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam. Theo dự đoán, 10 năm qua số lượng cá thể loài này đã giảm ít nhất 50%
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-6
 Tại Việt Nam, loài này phân bố ở Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. Trên thế giới, loài này sinh sống ở Campuchia. Các chuyên gia nhận định, loài động vật này tại Việt Nam suy giảm ít nhất 50% từ năm 1980 đến nay do khai thác quá mức. Chất lượng nơi cư trú suy giảm do rừng bị khai phá nên số lượng cá thể còn lại rất ít.
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-7
 Vượn Cao Vít: Hiện Việt Nam chỉ còn dưới 130 cá thể loài này.
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-8
 Vượn đen tuyền Tây Bắc: Loài này chỉ còn dưới 60 cá thể ở Việt Nam, phân bố chủ yếu tại Tây Bắc Việt Nam, Bắc Kạn ( Na Rì), Quảng Ninh, Thanh Hóa. Trên thế giới phân bố ở Nam Trung Quốc, Bắc Lào.
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-9
Vượn đen má trắng: Đây là loài linh trưởng sống theo đàn, mỗi đàn từ 3-7 con giống như một gia đình. Việt Nam hiện chỉ còn dưới 300 đàn. Phân bố tại Lai Châu (Mường Tè), Sơn La (Mường La, Sông Mã), Hóa Bình (Chi Nê), Thanh Hóa (Hồi Xuân), Nghệ An (Quỳ Châu). 
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-10
Vượn đen má trắng siki: Dù chưa rõ số lượng quần thể song đây là loài linh trưởng được khuyến cáo cực kỳ nguy cấp. 
Linh truong o Viet Nam co nguy co tuyet chung dau tien-Hinh-11
Khỉ đuôi dài Côn Đảo: Thường sống thành đàn, từ 10-100 con (Wolfheim, 1983). Sống trong rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng thưa, bờ sông, ven biển, rừng ngập mặn ven biển, dọc theo các con sông tới độ cao 2000m. Phân bố Thừa Thiên - Huế trở vào tới Kiên Giang với số lượng cá thể dưới 2000 con.

Phát hiện lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Kính thiên văn XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phát hiện một lỗ đen siêu lớn đang di chuyển với tốc độ 23,000-33,000 km/s.

Phát hiện lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ
Theo đó, lỗ đen siêu lớn này có dạng hình xoắn ốc và tạo ra những luồng gió khí giật với cường độ cực cao.
Với tốc độ di chuyển 23,000-33,000 km/s, các nhà khoa học nhận định, tốc độ này nhanh hơn 10% tốc độ ánh sáng. Đó là một tốc độ siêu khủng chưa từng có trong vũ trụ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới