Tiết lộ phi công Đức khiến Không quân Liên Xô sợ hãi

Tiết lộ phi công Đức khiến Không quân Liên Xô sợ hãi

(Kiến Thức) - Phi công Đức Erich Hartmann với kỹ năng không chiến tuyệt đỉnh của mình khiến cho Không quân Liên Xô phải "ôm hận" nhiều năm.

 Phi công Đức Erich Hartmann được coi là phi công giỏi nhất trong lịch sử không chiến. Ông đã bay 1.404 lần trong nhiệm vụ chiến đấu và giao chiến 825 trận.
Phi công Đức Erich Hartmann được coi là phi công giỏi nhất trong lịch sử không chiến. Ông đã bay 1.404 lần trong nhiệm vụ chiến đấu và giao chiến 825 trận.
Erich tuyên bố và cũng được ghi nhận là bắn rơi 352 máy bay của Đồng Minh trong suốt CTTG 2. Trong số đó có 345 máy bay của Liên Xô và 7 máy bay của Mỹ. Do bị mất quá nhiều máy bay vào tay Hartmann, phía Liên Xô đã đặt cho Erich biệt danh “ác quỷ”.
Erich tuyên bố và cũng được ghi nhận là bắn rơi 352 máy bay của Đồng Minh trong suốt CTTG 2. Trong số đó có 345 máy bay của Liên Xô và 7 máy bay của Mỹ. Do bị mất quá nhiều máy bay vào tay Hartmann, phía Liên Xô đã đặt cho Erich biệt danh “ác quỷ”.
Trước chiến tranh, ông là một phi công dù lượn. Ông gia nhập Không quân Đức năm 1940 và hoàn thành khóa huấn luyện phi công vào năm 1942. Hartmann đã được cử tới mặt trận phía Đông với chiếc Jagdgeschwader 52 (JG 52). Ông cũng được sự dìu dắt của những phi công chiến đấu kinh nghiệm nhất nước Đức lúc đó.
Trước chiến tranh, ông là một phi công dù lượn. Ông gia nhập Không quân Đức năm 1940 và hoàn thành khóa huấn luyện phi công vào năm 1942. Hartmann đã được cử tới mặt trận phía Đông với chiếc Jagdgeschwader 52 (JG 52). Ông cũng được sự dìu dắt của những phi công chiến đấu kinh nghiệm nhất nước Đức lúc đó.
Tính đến ngày 25/8/1944, Erich Hartmann đã được ghi nhận giành 301 chiến thắng trên không và được triệu tập về trụ sở quân sự của Hitler ở gần Rastenburg để nhận trao thưởng cùng 27 phi công khác. Tại thời điểm này, đây là thành tích quân sự cao nhất nước Đức.
Tính đến ngày 25/8/1944, Erich Hartmann đã được ghi nhận giành 301 chiến thắng trên không và được triệu tập về trụ sở quân sự của Hitler ở gần Rastenburg để nhận trao thưởng cùng 27 phi công khác. Tại thời điểm này, đây là thành tích quân sự cao nhất nước Đức.
Theo trang Acepilots.com, Hartmann thường tự bằng lòng với một chiến thắng, ông sẵn sàng chờ đợi một ngày khác. Tài năng thiên bẩm của Hartmann là: Thị lực xuất sắc, phản xạ nhanh, tinh thần tích cực và giữ được cái đầu lạnh trong khi chiến đấu.
Theo trang Acepilots.com, Hartmann thường tự bằng lòng với một chiến thắng, ông sẵn sàng chờ đợi một ngày khác. Tài năng thiên bẩm của Hartmann là: Thị lực xuất sắc, phản xạ nhanh, tinh thần tích cực và giữ được cái đầu lạnh trong khi chiến đấu.
Theo Aviation-history, từ tháng 11/1942 đến tháng 3/1943, Hartmann chỉ bắn rơi được 5 máy bay đối phương. Nhưng các con số tăng lên gấp 30 lần chỉ sau một thời gian ngắn. Từ tháng 2 đến tháng 10/1943, ông đã bắn rơi được hơn 100 chiếc. Chiếc thứ 150 bị Hartmann bắn rơi là vào ngày 29/10/1943.
Theo Aviation-history, từ tháng 11/1942 đến tháng 3/1943, Hartmann chỉ bắn rơi được 5 máy bay đối phương. Nhưng các con số tăng lên gấp 30 lần chỉ sau một thời gian ngắn. Từ tháng 2 đến tháng 10/1943, ông đã bắn rơi được hơn 100 chiếc. Chiếc thứ 150 bị Hartmann bắn rơi là vào ngày 29/10/1943.
Chỉ riêng trong trận vòng cung Kursk ngày 7/7/1943, Erich Hartmann đã bắn rơi được 7 máy bay đối phương. Hai chiếc đầu bị ông ta bắn rơi trong nhiệm vụ trinh sát vào buổi sáng và các chiếc khác bị bắn rơi trong nhiệm vụ bổ sung sau đó.
Chỉ riêng trong trận vòng cung Kursk ngày 7/7/1943, Erich Hartmann đã bắn rơi được 7 máy bay đối phương. Hai chiếc đầu bị ông ta bắn rơi trong nhiệm vụ trinh sát vào buổi sáng và các chiếc khác bị bắn rơi trong nhiệm vụ bổ sung sau đó.
Phi công Không quân Đức Hartmann đã phát triển một kỹ thuật để chiến thắng được gói gọn lại trong các câu phương châm là “Nhìn – Quyết định – Tấn công – Đảo ngược”. Ông thường chờ đợi cho các máy bay đối phương đến cự ly gần mới khai hỏa bằng một loạt ngắn với độ chính xác đến chết người.
Phi công Không quân Đức Hartmann đã phát triển một kỹ thuật để chiến thắng được gói gọn lại trong các câu phương châm là “Nhìn – Quyết định – Tấn công – Đảo ngược”. Ông thường chờ đợi cho các máy bay đối phương đến cự ly gần mới khai hỏa bằng một loạt ngắn với độ chính xác đến chết người.
Một chiến thuật khác là bay trên độ cao 8.000 feet (khoảng 2.500m) để bay ở trên các máy bay Liên Xô. Sau khi phát hiện các máy bay đối phương, Hartmann sẽ vòng ngược lại và hạ độ cao xuống thấp hơn máy bay đối phương rồi mới tấn công từ phía sau và từ dưới lên.
Một chiến thuật khác là bay trên độ cao 8.000 feet (khoảng 2.500m) để bay ở trên các máy bay Liên Xô. Sau khi phát hiện các máy bay đối phương, Hartmann sẽ vòng ngược lại và hạ độ cao xuống thấp hơn máy bay đối phương rồi mới tấn công từ phía sau và từ dưới lên.
Mặc dù vậy, Hartmann cũng có nhiều lần gặp sự cố. Chẳng hạn ngày 19/8/1943, ông ta đã buộc phải hạ cánh ở phía sau chiến tuyến Liên Xô vì máy bay bị hư hại bởi các mảnh vỡ trong quá trình chiến đấu với những chiếc IL-2.
Mặc dù vậy, Hartmann cũng có nhiều lần gặp sự cố. Chẳng hạn ngày 19/8/1943, ông ta đã buộc phải hạ cánh ở phía sau chiến tuyến Liên Xô vì máy bay bị hư hại bởi các mảnh vỡ trong quá trình chiến đấu với những chiếc IL-2.
Khi những người lính Liên Xô tới, Hartmann giả vờ chấn thương nội và họ đặt ông ta lên cáng và sau đó đặt lên một chiếc xe tải đưa đến viện. Nhận thấy cơ hội, Hartmann đã nhảy khỏi xe chạy trốn và đã trốn thoát.
Khi những người lính Liên Xô tới, Hartmann giả vờ chấn thương nội và họ đặt ông ta lên cáng và sau đó đặt lên một chiếc xe tải đưa đến viện. Nhận thấy cơ hội, Hartmann đã nhảy khỏi xe chạy trốn và đã trốn thoát.
Phi công Hartmann giành chiến thắng lần cuối cùng với chiếc máy bay thứ 352 bị ông bắn hạ vào ngày 8/5/1945 sau đó ông ta đầu hàng Mỹ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Hartmann được Mỹ bàn giao cho Liên Xô và bị quản thúc một thời gian.
Phi công Hartmann giành chiến thắng lần cuối cùng với chiếc máy bay thứ 352 bị ông bắn hạ vào ngày 8/5/1945 sau đó ông ta đầu hàng Mỹ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Hartmann được Mỹ bàn giao cho Liên Xô và bị quản thúc một thời gian.
Sau khi được tự do, ông này đã tham gia thành lập Không quân Tây Đức năm 1956. Sau đó Hartmann trở thành một giảng viên bay và qua đời vào tháng 9/1993 vì tuổi già. Với thành tích "không thể tin nổi", Erich Hartmann hiện được ghi nhận là phi công xuất sắc nhất trong lịch sử không chiến.
Sau khi được tự do, ông này đã tham gia thành lập Không quân Tây Đức năm 1956. Sau đó Hartmann trở thành một giảng viên bay và qua đời vào tháng 9/1993 vì tuổi già. Với thành tích "không thể tin nổi", Erich Hartmann hiện được ghi nhận là phi công xuất sắc nhất trong lịch sử không chiến.

GALLERY MỚI NHẤT