Tiết lộ những lễ hội hút khách nhất ở xứ Phù Tang

Người dân Kyoto tổ chức những lễ hội hoành tráng mỗi năm để tái hiện quá khứ huy hoàng và văn hóa truyền thống độc đáo.

Lễ hội hoa anh đào Oukasai
Lễ hội hoành tráng được tổ chức vào ngày 10/4 hàng năm ở Hirano Jinja, Kyoto, một đền thờ nổi tiếng do hoàng đế Kanmu xây dựng năm 794. Đền Hirano Jinja thờ 4 vị thần quan trọng của Nhật Bản: Imakinosume Okami, Kudono Okami, Furuakino Okami, và Himeno Okami.
Anh đào bắt đầu được trồng ở Hirano Jinja từ 1.000 năm trước. Vì thế, đây là điểm ngắm hoa anh đào lý tưởng vào mỗi mùa xuân.
Có khoảng hơn 60 loại anh đào trong số hơn 400 cây ở đây. Thời gian hoa anh đào nở đẹp nhất là từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5.
Lễ hội Oukasai gồm một lễ diễu hành gồm 250 người mặc các trang phục truyền thống đi quanh vùng. Trong thời Edo, ngôi đền được goi là Hirano-no Yozakura, nghĩa là “anh đào nở về đêm ở Hirano”.
Một tên gọi khác của đền là “Đền thờ dành cho hoa và phụ nữ”, vì vậy nhiều phụ nữ đến cầu tự hoặc cầu duyên.
Tiet lo nhung le hoi hut khach nhat o xu Phu Tang
Lễ diễu hành với những bộ trang phục truyền thống tuyệt đẹp trong lễ hội Aoi. 
Lễ hội Aoi
Đây là một trong những lễ hội thường niên lớn nhất ở Kyoto vào ngày 15/5 hàng năm. Lễ hội nổi tiếng với màn diễu hành tuyệt đẹp từ 1.000 năm trước.
Tên lễ hội là “aoi”, loại lá được sử dụng trong lễ phục và trang trí. Khoảng 500 người mặc trang phục truyền thống đi diễu hành qua các đường phố, bắt đầu từ Hoàng cung Kyoto, đến đền Shimogamo và kết thúc ở đền Kamigamo.
Lễ hội bắt nguồn từ thời kỳ Heian, khi giới quý tộc phát triển hưng thịnh ở Nhật Bản. Để tái hiện thời kỳ này, người ta mặc những bộ lễ phục tuyệt đẹp, đón thánh chỉ của hoàng đế và mang lễ vật đến đền Shimogamo và Kamigamo.
Một trong những điểm nhấn của lễ diễu hành là người mang thánh chỉ cưỡi ngựa với chiếc gươm vàng giắt bên người. Những cô gái chưa chồng được lựa chọn ở Kyoto cũng là một phần quan trọng của lễ hội. Họ mặc lễ phục cung đình với 12 lớp kimono.
Tiet lo nhung le hoi hut khach nhat o xu Phu Tang-Hinh-2
Lễ hội Gion ngăn ngừa thiên tai. 
Lễ hội Gion
Lễ hội diễn ra trong cả tháng 7, với các màn diễu hành chính vào ngày 17 và 24. Đây là lễ hội truyền thống của đền Yasaka, diễn ra từ thế kỷ thứ 9 để ngăn những thiên tai như hỏa hoạn, lũ lụt và động đất.
3 đêm trước màn diễu hành chính, khu vực trung tâm Kyoto chỉ dành riêng cho người đi bộ. Thời gian này, các con phố tràn ngập các quầy hàng bán các loại thức ăn đường phố như takoyaki, okonomiyaki, và yakitori.
Các cô gái mặc kimono mùa hè truyền thống đi dạo quanh những con phố. Nhiều gia đình mở cửa trưng bày các món đồ gia truyền. Đây là cơ hội tuyệt vời để thưởng thức ẩm thực địa phương và tìm hiểu văn hóa truyền thống của Kyoto.
Lễ hội Gozan no Okuribi
Còn được gọi là Daimonji no Okuribi, lễ hội được tổ chức vào ngày 16/8 ở Kyoto. Những đống lửa okuribi được đốt trên những ngọn núi báo hiệu mùa hè đã qua.
Người Nhật tin rằng, tổ tiên của họ trở về từ thế giới bên kia trong lễ hội, và lửa được đốt để chiếu sáng như dấu hiệu gửi đi linh hồn của tổ tiên.
Một số hộ gia đình có nhiệm vụ đốt lửa để giữ gìn truyền thống. Mỗi đống lửa cháy trong vòng 30 phút.
Tiet lo nhung le hoi hut khach nhat o xu Phu Tang-Hinh-3
Lễ diễu hành tái hiện lịch sử của lễ hội Jidai. 
Lễ hội Jidai
Lễ hội diễn ra vào ngày 22/10 hàng năm. Một cuộc diễu hành tái hiện lịch sử với sự tham gia của mọi người đủ các lứa tuổi, mặc các trang phục truyền thống từ thời phong kiến Nhật Bản. Một số người vinh dự đóng vai các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử.
Cuộc diễu hành bắt đầu vào sáng sớm đến Hoàng cung Kyoto. Tiếp đó là đám rước kéo dài 3 giờ đồng hồ với 2.000 người mặc trang phục samurai, quân đội… và kết thúc ở đền Heian.
>>> Mời quý độc giả xem video Người đàn ông tuyển vợ kỳ lạ (nguồn VTC):

Ngoại tình cho chồng biết mặt

Tôi đã từng lo lắng chồng ngoại tình và nghĩ rằng, cả đời này mình sẽ không bao giờ phản bội chồng.

Chị sợ nhất là cảnh ngoại tình rồi gia đình tan nát, cuộc sống vợ chồng gắn bó rồi lại ly tan.Với một người đàn bà, không tự nhiên người ta sợ chồng mình ngoại tình. Bởi, chồng chị quá vô tâm, quá lạnh lùng. Bởi chồng chị quá hờ hững với vợ con nên chị lúc nào cũng nơm nớp trong lòng.

Chồng có mùi hôi không thể chịu nổi, vợ nhất quyết đòi ly hôn

Sau 4 năm đi xuất khẩu lao động sang liên bang Nga, cô Duyên trở về quê nhà trong bộ dạng béo trắng, lộng lẫy như một quý bà nơi phồn hoa đô thị.

Sau khi mọi người đã về hết, căn nhà ngói ba gian của vợ chồng Duyên trở lại vẻ yên tĩnh vốn có. Hai đứa con lên giường ngủ ngon lành, Tú sắp xếp đồ đạc cho vợ, rồi giục Duyên đi ngủ sớm cho lại sức. Đã lâu lắm rồi, Tú mới có cảm giác háo hức được gần gũi vợ như đêm nay. Nằm trong màn, trái tim anh đập mạnh, khi thì dồn dập, lúc lại hối thúc như trống hội ngày mùa. Tiếng kim đồng hồ lách cách trên tường chỉ con số 12, mỗi giây trôi qua đối với người chồng dài bằng cả dải ngân hà.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.