Tiết lộ mới về khả năng đọc viết của pharaoh Ai Cập

(Kiến Thức) -  Khả năng đọc viết của các pharaoh rất được các nhà nghiên cứu quan tâm, trong khi người dân Ai Cập cổ đại chỉ có 1 phần trăm thông thạo chữ của họ.

Tiết lộ mới về khả năng đọc viết của pharaoh Ai Cập
Nhiều người biết rằng, chỉ một phần trăm người Ai Cập cổ đại có thể thông hiểu đọc và viết những chữ viết tượng hình của họ. Tuy nhiên, các tư liệu về giáo dục trẻ em hoàng gia và các vị hoàng đế Ai Cập học đọc, viết chữ tượng hình vẫn còn rất hạn hẹp. Các nhà nghiên cứu ở trường đại học Adam Mickiewicz  ở Ba Lan đã nghiên cứu các văn tự cổ xưa và tìm ra manh mối liên quan đến việc học đọc, viết của các vị pharaoh.
Chữ tượng hình là một hệ thống chữ viết chính thức được người Ai Cập cổ đại sử dụng có chứa một sự phối hợp giữa các yếu tố dấu tốc ký và mẫu tự, về kĩ thuật không phải là chữ tượng hình. Tuy nhiên, trải qua 3.000 năm tồn tại của nền văn minh Ai Cập cổ đại, người Ai Cập cổ có ít nhất 3 loại chữ viết khác được dùng với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm: Hieratic (chữ viết thầy tu), Demotic (chữ viết bình dân) và về sau có Coptic (chữ viết dùng cho Giáo hội Ai Cập). Người biết chữ dùng các loại chữ này để lưu lại cho đời sau về niềm tin, lịch sử và những ý tưởng của người Ai Cập cổ đại trên các bức tường ở miếu, lăng mộ và trên cuộn giấy papyrus.
Từ trái qua phải ví dụ về các văn tự chữ Hieratic, Demotic và Coptic.
Từ trái qua phải ví dụ về các văn tự chữ Hieratic, Demotic và Coptic.
Theo ông Filip Taterka, nhà Ai Cập học, nghiên cứu sinh của viện Tiền Sử thuộc trường Đại học Adam Mickiewicz , trong các văn bản hành chính và văn tự, người Ai Cập cổ đại chủ yếu dùng chữ Hieratic (chữ viết thầy tu)- loại chữ viết được đơn giản hóa từ loại chữ viết được dùng từ thời Old Kingdom vào thời gian xây dựng các Kim Tự Tháp ở thiên niên kỉ III TCN. Người Ai Cập gọi chữ tượng hình của họ là “lời nói của các vị thần” và họ dùng các chữ này cho những mục đích cao thượng như giao tiếp với thần thánh và linh hồn người chết qua các văn tự tang lễ. Mỗi chữ tượng hình này tượng trưng cho một vật cụ thể và bản chất của vật thể.
Vào thời kì Old Kingdom  (2.600- 2.200 TCN), các tác phẩm có thể đọc viết bao gồm: văn tự tang lễ, thư tín, thơ và văn tự mang tính tự truyện tưởng nhớ, kể lại sự nghiệp  của các vị quan lại xuất sắc. Vào giai đoạn đầu Middle Kingdom (2.100 – 1.700 TCN), văn học tự sự của Ai Cập mới ra đời. Điều này giúp cho nhiều người dân Ai Cập biết đọc, viết hơn nhưng nhìn chung chỉ có 1% dân số Ai Cập biết đọc và viết. Do vậy, sự ra đời văn học làm gia  tăng tầng lớp trí thức làm việc sao chép các bản thảo.
Theo ông Taterka, các chứng cứ chỉ ra rằng, trẻ em hoàng gia Ai Cập được dạy chữ Hieratic- một loại chữ tượng hình của Ai Cập đã được đơn giản hóa và viết bằng chữ thảo. Trong khi chữ Ai Cập tượng hình cổ điển hầu như chỉ dành cho những đứa trẻ sau này là thầy tu và tương lai thừa kế ngai vàng. Nhiều nguồn tương đối gần đây cho thấy, thậm chí một trong những hoàng đế đầu tiên của Ai Cập là Aha đã thành thạo kĩ năng viết loại chữ này. Vị pharaoh này được cho là tác giả một vài phương pháp điều trị y khoa, mặc dù điều này vẫn đang gây tranh cãi.
Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều tài liệu liên quan đến khả năng viết của các Kim Tự Tháp và bằng chứng khảo cổ học chứng minh cho quan điểm các vị hoàng đế Ai Cập biết đọc và biết viết. Ví dụ như dấu vết viết chữ được phát hiện trên mộ của vua Tutankhamun.
Ông Taterka cũng cho biết thêm rằng, một văn tự quan trọng nhất của người Ai Cập nói về khả năng đọc viết của người trong hoàng gia là lời tiên đoán của Neferti. Đó là một câu chuyện liên quan tới vị vua đầu tiên của vương triều thứ tư- Sneferu. Trong câu chuyện, vị hoàng đế đã viết lời nói của Neferti trên giấy papyrus.  Mặc dù, câu chuyện này không thể coi là chứng cứ về khả năng đọc viết của pharaoh Sneferu vì nó ra đời 1.000 năm sau thời gian vị hoàng đế Sneferu trị vì đất nước, nhưng điều này minh chứng rằng, vào vương triều thứ 12, người Ai Cập đã có thể tưởng tượng ra một tình huống như vậy.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, hiểu biết chữ tượng hình giúp cho các pharaoh làm tròn nhiệm vụ của hoàng gia, bao gồm các nghi lễ tôn giáo. Trong suốt các nghi lễ tôn giáo diễn ra, các pharaoh sẽ phải đọc những văn tự linh thiêng. Các phaoraoh là người trung gian giữa các vị thần và con người. Nhiều khi, nhiều người coi các vị hoàng đế này gắn liền với thần Thoth - người sáng tạo ra chữ tượng hình.
Một kết luận rõ ràng là tầng lớp cao nhất của Ai Cập này biết đọc viết chữ tượng hình. Không phải nền văn minh nào, các vị hoàng đế có thể đọc viết thông thạo chữ viết của đất nước mình như các pharaoh Ai Cập. Theo ông Taterka, hầu hết người trong hoàng gia của nền văn minh Lưỡng Hà không thông thạo được loại chữ hình nêm của mình.

Khám phá cỗ xe ngựa cực độc của pharaoh Ai Cập

(Kiến Thức) - Cỗ xe của vua Tutankhamun được thiết kế gồm 2 bánh xe. Mỗi bánh có 6 nan hoa, được làm từ gỗ dẻo và có thể thay chúng chỉ trong 1 phút.

Khám phá cỗ xe ngựa cực độc của pharaoh Ai Cập
Năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter đã phát hiện lăng mộ của vua Tutankhamun cùng nhiều cổ vật có giá trị. Trong đó có những cỗ xe kéo đặc biệt dành cho vị vua trẻ huyền thoại này. Trong ảnh là cỗ xe kéo thời kỳ đầu của người Ai Cập. Mỗi bánh xe ngựa gồm 4 nan hoa.
Năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter đã phát hiện lăng mộ của vua Tutankhamun cùng nhiều cổ vật có giá trị. Trong đó có những cỗ xe kéo đặc biệt dành cho vị vua trẻ huyền thoại này. Trong ảnh là cỗ xe kéo thời kỳ đầu của người Ai Cập. Mỗi bánh xe ngựa gồm 4 nan hoa.

Phát hiện bất ngờ về vị Pharaoh bị lãng quên

(Kiến Thức) - Các nhà khảo cổ học mới phát hiện lăng mộ pharaoh Ai Cập ít người biết đến là Sobekhotep I tại Abydos, cách thủ đô Cairo 500 km về phía Nam.

Phát hiện bất ngờ về vị Pharaoh bị lãng quên
Các nhà khảo cổ ở Abydos, Ai Cập đã phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Sobekhotep I - một vị vua "bị lãng quên". Ông là người đã trị vì Ai Cập hơn 3.600 năm trước.
Các nhà khảo cổ ở Abydos, Ai Cập đã phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Sobekhotep I - một vị vua "bị lãng quên". Ông là người đã trị vì Ai Cập hơn 3.600 năm trước.

Kho ảnh khổng lồ về VN 1991-1993: Giao thông Sài Gòn

(Kiến Thức) - Xích lô là phương tiện chở khách rẻ nhất và có lẽ là thú vị nhất để khám phá Sài Gòn đầu thập niên 1990.

Kho ảnh khổng lồ về VN 1991-1993: Giao thông Sài Gòn
Đầu những năm 1990, so với Hà Nội, xe máy ở Sài Gòn phổ biến hơn.
Đầu những năm 1990, so với Hà Nội, xe máy ở Sài Gòn phổ biến hơn.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới