Theo tờ Popsci, Quân đội Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh về mô hình thế hệ tàu sân bay tiếp theo của nước này được định danh tạm thời là CV-18. Được biết, mô hình trên được trưng bày tại Triển lãm công nghệ hải quân Trung Quốc được tổ chức tại thành phố Đại Liên.
Căn cứ vào hình ảnh được công bố, theo các chuyên gia, CV-18 có thiết kế tương tự như các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Theo đó, nó được thiết kế với 4 máy phóng máy bay (thay vì kiểu boong nhảy cầu) cùng 3 tháng máy vận chuyển từ khoang dưới lên trên boong tàu. Dự kiến, sau khi hoàn thành và được đưa vào trang bị, CV-18 sẽ thay thế tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh.
Mô hình tàu sân bay CV-18 tại triễn lãm hải quân được tổ chức Đại Liên, Trung Quốc. |
Với mẫu tàu sân bay CV-18, rất có thể trong tương lai Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia sau Mỹ trang bị cho mình các tàu sân bay cỡ lớn. Đây cũng là một trong nhưng trọng tâm phát triển của lực lượng Hải quân Trung Quốc trong tương lai.
Ngoài CV-18, Trung Quốc còn phát triển mẫu máy bay tấn công không người lái (UCAV) Lợi Kiếm tương tự như mẫu thử công nghệ X-47B của Mỹ. Mô hình của Lợi Kiếm được tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 9/2011 và chuyến bay đầu tiên của mẫu UCAV này được thực hiện vào cuối năm 2013.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì mô hình có thể không phải là thiết kế chính thức của thế hệ tàu sân bay tiếp theo do Trung Quốc chế tạo, mà chỉ là mẫu tham khảo được trưng bày. Mặc dù vậy, các dự án quân sự mới của Trung Quốc gần đây đều xuất hiện dưới dạng mô hình trước khi được ra mắt chính thức. Điển hình như máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-31, pháo tự hành PLZ-05, UCAV Lợi Kiếm và tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12.
Mẫu UCAV tấn công Lợi Kiếm do Trung Quốc phát triển. |
Cho dù vậy đi nữa, với dự án phát triển một lớp tàu sân bay lại phức tạp hơn nhiều so với các loại vũ khí thông thường, nhất là khi hiện nay bản thân Quân đội Trung Quốc vẫn còn chưa xác định rõ ràng loại máy bay nào sẽ được trang bị lên các tàu sân bay mới. Mà theo một số nguồn tin, dự kiến chiếc CV-18 đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng vào giữa năm 2020, từ đây cho đến đó cũng sẽ có rất nhiều thay đổi và nó sẽ là thách thức với ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc.
Dựa theo hình ảnh có được từ triển lãm ở Đại Liên, thì các nhà quan sát dự đoán lượng giãn nước của các tàu sân bay trên là 80.000 tấn. Con tàu sẽ được trang bị các tiêm kích trên hạm chủ lực J-15, trực thăng chống ngầm Z-18 và máy bay cảnh báo sớm JZY-01.
Đuôi của CV-18 với mô hình các máy bay chiến đấu J-15 và trực thăng chống ngầm Z18. |
JZY-01 sẽ giúp nhóm tàu sân bay Hải quân Trung Quốc tăng khả năng phát hiện mối đe dọa từ trên không, chỉ huy các phi đội J-15. Nhưng điểm yếu của JZY-01 là có trọng lượng và kích thước quá lớn khiến nó không được trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Về mặt hỏa lực, CV-18 được trang bị hệ thống phòng không cao tốc 10 nòng cỡ 30mm Type 1030 (CIWS) và hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp HQ-10.
Trung Quốc rất có thể sẽ học theo mô hình biên đội tàu sân bay của Mỹ để áp dụng tạo nên biên đội tàu sân bay của riêng mình với đội tàu chiến hộ tống đông đảo, bao gồm các tàu tuần dương hiện đại, tàu khu trục và cả lực lượng tàu ngầm.
Khu vực tháp điều khiển của CV-18 được đặt bên phải mạn tàu, chia ra làm 3 tầng với các cấp và quyền chỉ huy khác nhau. Trên đỉnh của tháp điều khiển sẽ là hệ thống radar mảng pha và hệ thống liên kết dữ liệu.
Về mặt động lực tàu, hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về việc Trung Quốc trang bị mẫu động cơ nào cho CV-18. Nhưng theo các nhà phân tích thì việc nước này sử dụng công nghệ hạt nhân là điều hoàn toàn có thể xảy ra và đi song song với nó là các hệ thống động cơ đẩy thông thường.
Nếu được trang bị công nghệ hạt nhân, CV-18 có thể hoạt động trong thời gian dài mà không cần tiếp liệu và có thể di chuyển với tốc độ 30 hải lý/giờ.