Tiết lộ mới, bất ngờ về sát thủ diệt hạm CX-1 TQ

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc phát triển tên lửa diệt hạm CX-1 có thể có sự giúp đỡ từ Indonesia; nó có 2 biến thể đối hải và đối đất...

Tiết lộ mới, bất ngờ về sát thủ diệt hạm CX-1 TQ
Theo tờ Defense News đưa tin, chỉ sau một thời gian ngắn cho ra mắt Trung Quốc đã bắt đầu chào bán mẫu tên lửa hành siêu âm CX-1 do nước này phát triển cho các quốc gia có mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh. Ví dụ như Pakistan, Iran và các thị trường vũ khí tiềm năng ở khu vực châu Phi và Nam Mỹ.
CX-1 được Trung Quốc giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014, nó có thiết kế khá giống với tên lửa hành trình siêu âm BrahMos của Ấn Độ nhưng có kích thước phần đầu đạn nhỏ hơn. Tuy nhiên, giới truyền thông Trung Quốc lại cho rằng thiết kế của cả hai mẫu tên lửa này hoàn toàn khác nhau, nhất là về phần động cơ đẩy phản lực và các cánh lái điều hướng.
Liệu Trung Quốc có quá vội vàng khi bắt đầu xuất khẩu CX-1.
Liệu Trung Quốc có quá vội vàng khi bắt đầu xuất khẩu CX-1.
BrahMos là sản phẩm hợp tác quốc phòng giữa viện thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia của Nga (NPOM) và cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ (DRDO) cùng nhau phát triển dựa trên nền tảng của mẫu tên lửa hành trình Yakhont (P-800 Oniks) do NPOM chế tạo.
Vasiliy Kashin – một chuyên gia phân tích chiến lược người Nga cho rằng, mặc dù Trung Quốc khẳng định không có chuyện nước này sao chép thiết kế của BrahMos trên CX-1, nhưng không thể phủ nhận có một phần khả năng CX-1 được phát triển dựa trên thiết kế cơ bản của BrahMos. Mặt khác Nga lại không bán cho Trung Quốc các linh kiện cần thiết để có thể chế tạo ra các tên lửa hành trình tương tự như BrahMos hay Yakhont.
Có một điểm đáng lưu ý là Nga cũng đã từng bán các tên lửa hành trình Yakhont cho Indonesia, mà nước này lại có các chương trình hợp tác quốc phòng khá lớn với Trung Quốc, do đó có nhiều khả năng Trung Quốc đã có thể tiếp cận được với một phần công nghệ của mẫu tên lửa hành trình Yakhont đến từ bên ngoài nước Nga.
Có nhiều khả năng CX-1 được Trung Quốc phát triển dựa trên công nghệ của mẫu tên lửa hành trình Yakhont của Nga.
 Có nhiều khả năng CX-1 được Trung Quốc phát triển dựa trên công nghệ của mẫu tên lửa hành trình Yakhont của Nga.
Cũng theo Andrew Erickson – một chuyên gia quân sự về Trung Quốc cho biết, tuy nguồn gốc của mẫu tên lửa hành trình siêu âm mới của Trung Quốc vẫn chưa mấy rõ ràng, nhưng nó lại khẳng định một thực tế rằng ngành công nghiệp tên lửa của Trung Quốc đã phát triển tới một tầm cao mới so với trước đây.
Ông này còn cho biết thêm rằng, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục theo đuổi các chính sách sao chép các công nghệ tên lửa tiên tiến của Nga và các nước phương Tây, để có thể cải thiện năng lực công nghệ tên lửa nội địa của nước này vốn lâu này đã bị đánh giá là yếu kém.
CX-1 được phát triển bởi viện công nghệ tên lửa Trung Quốc (CALT) trực thuộc tổng công ty khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC), và hầu hết mọi loại tên lửa hành trình mà Quân độ Trung Quốc đang được trang bị đều được CASC phát triển.
Nguồn gốc thật sự của mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 do CALT phát triển vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
 Nguồn gốc thật sự của mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 do CALT phát triển vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Có một điểm bất thường là CALT lại không phải là một đơn vị có đủ năng lực phát triển một mẫu tên lửa hành trình siêu âm phức tạp như CX-1, hoặc có thể viện nghiên cứu này đang bắt đầu chuyển sang phát triển các mẫu tên lửa hành trình thế hệ mới theo yêu cầu CASC.
Tên lửa hành trình siêu âm CX-1 được phát triển với hai phiên bản khác nhau là: biến thể trên hạm CX-1A và biến thể mặt đất CX-1B. Và cả hai phiên bản trên đều có tầm tấn công hiệu quả từ 40km đến 280km, có khả năng mang theo một đầu đạn nặng 260kg. Tất nhiên tầm bắn của CX-1 đã được Trung Quốc điều chỉnh để không vi phạm các qui định của cơ quan kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR).
Tuy nhiên, những thông số trên giấy khó có thể mà kiểm chứng được khả năng thực sự của các tên lửa mà Trung Quốc đã từng xuất khẩu trên toàn thế giới. Và việc nước này vượt rào của MTCR không phải là chuyện hiếm.
Mô hình của một tổ hợp tên lửa hành trình siêu âm CX-1 được trưng bày tại Chu Hải 2014.
 Mô hình của một tổ hợp tên lửa hành trình siêu âm CX-1 được trưng bày tại Chu Hải 2014.
CX-1 có thể bay với tốc độ tối đa gấp 3 lần vận tốc âm thanh và có tỉ lệ sai lệch mục tiêu chỉ tầm 20m, bên cạnh nó còn được trang bị thêm một màn hình hiển thị mục tiêu nhằm tăng độ chính xác trong pha cuối. Với biến thể trên hạm CX-1 chỉ được trang bị một đầu đạn thông thường nhưng với biến thể mặt đất nó lại được trang bị một đầu đạn phân mảnh để tăng khả năng sát thương.
Mỗi tổ hợp CX-1A trên hạm có khả năng mang theo hai tên lửa, khi được triển khai tấn công các mục tiêu có tốc di chuyển chậm như tàu nổi. Nó có thể thực hiện các cuộc tấn công trực diện vào hai bên thân tàu và bay ở tầm thấp nhằm tránh các hệ thống đánh chặn của đối phương. Bên cạnh đó CX-1A còn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính đi kèm với đó hệ thống radar chủ động tìm mục tiêu.
Còn với biến thể mặt đất, một tổ hợp CX-1B sẽ bao gồm một xe chỉ huy trung tâm, một xe hổ trợ hậu cần, ba xe bệ phóng và ba xe nạp đạn với khả năng theo tổng cộng 12 tên lửa.

Nga khẳng định không bán công nghệ BrahMos cho Trung Quốc

(Kiến Thức) - Viện thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia của Nga khẳng định không tham gia vào quá trình phát triển mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 của Trung Quốc.

Nga khẳng định không bán công nghệ BrahMos cho Trung Quốc
Tạp chí RIR dẫn lời một nguồn tin quân sự thân cận với Viện thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia của Nga cho hay, NPO không hề có bất kỳ sự hợp tác về mặt quân sự hay liên quan đến việc phát triển mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 vừa được Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014. Trước đó một quan chức khác của liên doanh BrahMos Aerospace cũng khẳng định thông tin này.

Báo Trung Quốc: tên lửa CX-1 không sao chép BrahMos

(Kiến Thức) - Mạng Sina đã tung ra loạt bằng chứng về tính năng cho rằng CX-1 không sao chép BrahMos thậm chí là vượt trội.

Báo Trung Quốc: tên lửa CX-1 không sao chép BrahMos

Lộ tổ hợp phóng tên lửa nguy hiểm của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tổ hợp tên lửa phóng vệ tinh FT-1 có thể được cải tiến để mang phóng tên lửa đạn đạo với khả năng ngụy trang rất khó phát hiện.

Lộ tổ hợp phóng tên lửa nguy hiểm của Trung Quốc
Tạp chí Armyrecognition đưa tin, Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CASIC) lần đầu tiên cho ra mắt tổ hợp tên lửa phóng vệ tinh di động FT-1, tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014. Theo mô hình được CASIC trưng bày thì tổ hợp trên gồm xe tải đặc chủng mang theo tên lửa đẩy cao 20m và được triển khai theo phương thẳng đứng, có khả năng chở một vệ tinh cỡ nhỏ.
FT-1 được CASIC phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phóng vệ tinh ngày càng gia tăng ở Trung Quốc và cũng như cho các khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên FT-1 chỉ có thể triển khai các vệ tinh cỡ nhỏ có trọng lượng từ 300kg trở xuống, nhưng bù lại đó FT-1 lại có chi phí vận hành khá thấp với độ tin cậy và chính xác cao. Nó được thiết kế có cấu trúc khá đơn giản có thể cơ động ở mọi địa hình và có quá trình sản xuất ngắn.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới