Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước được qui định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước và đại biểu quốc hội hoạt động chuyên trách tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 và 823/2009/UBTVQH12 ngày 03/10/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cũng theo Nghị quyết này, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xếp mức lương chức vụ bằng mức lương chức vụ của Bộ trưởng: Bậc 1 có hệ số lương bằng 9,7; bậc 2 có hệ số lương bằng 10,3.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, từ ngày 1/5/2011, mức lương tối thiểu chung thêm 13,7%, từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng; từ ngày 1/5/2012 tăng thêm 26,5%, từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng; từ ngày 1/7/2013 tăng thêm 9,5% (từ 1.050.000 đồng lên 1.150.000 đồng/tháng). Tính chung cả 3 lần điều chỉnh, mức lương cơ sở tăng thêm 57,5%. Riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống, từ ngày 1/1/2015 được tăng lương thêm 8% .
Hệ số lương của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hiện nay lần lượt là 13.00, 12.50, 12.50. |
Dù điều chỉnh tăng lương cùng các phụ cấp, chế độ nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, thang bảng lương hiện nay còn nhiều hạn chế. Mức lương cơ sở hiện hành 1.150.000 đồng/tháng thực hiện từ ngày 1/7/2013 mới đạt 44,2% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2015 của khu vực doanh nghiệp.
“Do mức lương cơ sở thấp nên lương tính theo ngạch, bậc, chức vụ thấp theo. Tính cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người vừa tốt nghiệp ĐH khoảng 3,58 triệu đồng/tháng, bộ trưởng cũng chỉ 14,4 triệu đồng/tháng. Với lương như vậy, đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn” - Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nhận xét.