Tiết lộ đáng kinh ngạc về quân đội La Mã

Tiết lộ đáng kinh ngạc về quân đội La Mã

(Kiến Thức) - Những người lính trong quân đội La Mã được đào tạo trở thành những chiến binh thiện chiến và tuân thủ những quy định nghiêm ngặt.

Theo các ghi chép lịch sử, trước năm 107 TCN, công dân muốn gia nhập  quân đội La Mã phải có tài sản trị giá 3.500 sertertius cũng như phải có khả năng nộp thuế và tự mua vũ khí. Quy định này được đặt ra để giảm chi phí quốc phòng đồng thời giúp người lính có động lực bảo vệ tài sản của mình.
Theo các ghi chép lịch sử, trước năm 107 TCN, công dân muốn gia nhập quân đội La Mã phải có tài sản trị giá 3.500 sertertius cũng như phải có khả năng nộp thuế và tự mua vũ khí. Quy định này được đặt ra để giảm chi phí quốc phòng đồng thời giúp người lính có động lực bảo vệ tài sản của mình.
Sau năm 107 TCN, quy định trên được xóa bỏ. Theo đó, nhiều đối tượng có thể gia nhập quân đội La Mã thời cổ đại hơn như người vô gia cư, người thất nghiệp, người nghèo...
Sau năm 107 TCN, quy định trên được xóa bỏ. Theo đó, nhiều đối tượng có thể gia nhập quân đội La Mã thời cổ đại hơn như người vô gia cư, người thất nghiệp, người nghèo...
Vào thời kỳ đầu, quân đội La Mã thường tiến hành một cuộc chiến tranh vào thời điểm giữa lúc gieo hạt và thu hoạch bởi nền kinh tế Rome chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nếu chiến tranh diễn ra vào mùa đông sẽ đòi hỏi chi phí lớn. Do vậy, nếu chiến tranh không thể kết thúc vào mùa hè thì quân đội La Mã sẽ chờ qua mùa đông mới tiếp tục tiến hành cuộc chiến còn dang dở đó.
Vào thời kỳ đầu, quân đội La Mã thường tiến hành một cuộc chiến tranh vào thời điểm giữa lúc gieo hạt và thu hoạch bởi nền kinh tế Rome chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nếu chiến tranh diễn ra vào mùa đông sẽ đòi hỏi chi phí lớn. Do vậy, nếu chiến tranh không thể kết thúc vào mùa hè thì quân đội La Mã sẽ chờ qua mùa đông mới tiếp tục tiến hành cuộc chiến còn dang dở đó.
Cách thức tổ chức quân đoàn La Mã bao gồm: 10 cohors và mỗi cohors chia thành 6 centuria. Trong đó, mỗi centuria gồm 10 contubernium có 8 binh lính – tương đương với số binh sĩ trong tiểu đội ngày nay.
Cách thức tổ chức quân đoàn La Mã bao gồm: 10 cohors và mỗi cohors chia thành 6 centuria. Trong đó, mỗi centuria gồm 10 contubernium có 8 binh lính – tương đương với số binh sĩ trong tiểu đội ngày nay.
Xét theo biên chế đầy đủ, mỗi quân đoàn La Mã sau cải cách Marius năm 107 gồm khoảng 5.000 binh lính, trong đó có lực lượng equites legionis (tức kỵ binh lê dương) gồm khoảng 120 người.
Xét theo biên chế đầy đủ, mỗi quân đoàn La Mã sau cải cách Marius năm 107 gồm khoảng 5.000 binh lính, trong đó có lực lượng equites legionis (tức kỵ binh lê dương) gồm khoảng 120 người.
Những kỵ binh lê dương thường phục vụ trong quân đội La Mã trong 20 năm. Cũng giống như những binh sĩ khác phục vụ trong quân đội 20 năm, kỵ binh lê dương cũng được trả lương, được chia phần thưởng như tiền, đất đai hoặc có cơ hội thăng tiến khi quân đội giành chiến thắng tùy vào chiến công của mình. Thậm chí, họ còn được hưởng lương hưu sau 20 năm chinh chiến, phục vụ tổ quốc.
Những kỵ binh lê dương thường phục vụ trong quân đội La Mã trong 20 năm. Cũng giống như những binh sĩ khác phục vụ trong quân đội 20 năm, kỵ binh lê dương cũng được trả lương, được chia phần thưởng như tiền, đất đai hoặc có cơ hội thăng tiến khi quân đội giành chiến thắng tùy vào chiến công của mình. Thậm chí, họ còn được hưởng lương hưu sau 20 năm chinh chiến, phục vụ tổ quốc.
Sau 25 năm phục vụ trong quân ngũ, những người không phải là công dân La Mã sẽ nhận được phần thưởng chính là trở thành công dân của đế chế hùng mạnh này. Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ có nhiều đặc quyền hơn.
Sau 25 năm phục vụ trong quân ngũ, những người không phải là công dân La Mã sẽ nhận được phần thưởng chính là trở thành công dân của đế chế hùng mạnh này. Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ có nhiều đặc quyền hơn.
Vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất, quân đội La Mã có hơn 1 triệu binh sĩ.
Vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất, quân đội La Mã có hơn 1 triệu binh sĩ.
Trung bình, mỗi binh sĩ La Mã phải mang theo quân tư trang, vũ khí nặng khoảng hơn 40 kg và trung bình hành quân khoảng 32 km/ngày.
Trung bình, mỗi binh sĩ La Mã phải mang theo quân tư trang, vũ khí nặng khoảng hơn 40 kg và trung bình hành quân khoảng 32 km/ngày.
Binh sĩ La Mã sử dụng rất nhiều loại vũ khí khác nhau như: dao găm, lao pilum, kiếm ngắn gladius, cây thương, cung tên...
Binh sĩ La Mã sử dụng rất nhiều loại vũ khí khác nhau như: dao găm, lao pilum, kiếm ngắn gladius, cây thương, cung tên...

GALLERY MỚI NHẤT