Suýt chết đuối vì ngã xuống sông
Hitler suýt chết đuối năm lên 4 tuổi. Ảnh chụp thuở nhỏ Hitler. |
Năm bốn tuổi, Hitler suýt chết đuối. Đây là một trong ba lần chết hụt của Hitler, khiến trùm phát xít không muốn nhớ đến. Vào một ngày lạnh giá tháng 1/1894, một cậu bé bốn tuổi đang chơi đuổi bắt với vài đứa trẻ khác khi em chạy trên một lớp băng mỏng của sông Inn, tại thành phố Passau, Đức thì đột nhiên lớp băng vỡ. Điều này khiến bé trai bốn tuổi rơi xuống nước lạnh. Cậu bé vùng vẫy, cố gắng bám chặt để không bị dòng nước cuốn trôi.
Khi đó, con trai của chủ ngôi nhà gần đó là Johann Kuehberger đã nghe thấy tiếng kêu cứu. Kuehberger đã nhanh chóng chạy đến bờ sông và kịp thời cứu nạn nhân không bị chết đuối và hạ thân nhiệt. Bé trai mà Kuehberger cứu chính là trùm phát xít Adolf Hitler.
Hitler không bao giờ tiết lộ lần chết hụt hồi nhỏ đó. Mãi cho đến gần đây, người ta phát hiện thông tin trên được đăng trên tờ Trthat của Đức hồi đó. Khi trưởng thành, Kuehberger - người cứu mạng Hitler năm bốn tuổi trở thành một linh mục.
Suýt bị đánh chết sau khi diễn thuyết đầy khiêu khích
Vài năm trước khi lên nắm quyền lực ở Đức, Adolf Hitler chỉ là một nhân viên tuyên truyền cho Đảng Quốc xã ở thành phố Munich. Một lần, sau khi Hitler kết thúc bài phát biểu đầy khiêu khích, khoảng 200 người đàn ông đã bị đuổi xuống và bắt đầu tấn công trùm phát xít Đức.
Khi đó, Hitler bị giẫm đạp túi bụi. Thậm chí, một vài người quá khích còn mang theo lưỡi lê và sẵn sàng đâm chết Hitler. Tuy nhiên, 8 người đàn ông mang theo vũ khí đã kịp thời can thiệp vào vụ tấn công trên và ngăn cản những người đàn ông đang giận dữ không giết hại Hitler.
Michael Keogh (trong ảnh) là một trong những ân nhân cứu mạng Hitler không bị những người đàn ông quá khích đánh chết. |
Một trong số những ân nhân cứu sống Hitler khi đó là người đàn ông Ireland có tên Michael Keogh. Sau này, một sự trùng hợp kỳ lạ kết nối hai người đó là Hitler và Keogh cùng kề vai chiến đấu trong suốt Chiến tranh thế giới 1. Sau đó, Keogh suýt bị bộ máy chính quyền phát xít Đức hành hình trong thời gian diễn ra Đêm của những con dao dài (The Night of Long Knives) - cuộc thanh trừng đẫm máu của Đảng Đức Quốc Xã do Adolf Hitler tiến hành.
Bị mù tạm thời vì vũ khí hóa học trong Chiến tranh thế giới 1
May mắn hơn những binh sĩ khác, Hitler chỉ bị mù tạm thời sau khi trúng khí mù tạt của quân địch. |
Trong một trận chiến vào năm 1918 tại chiến trường Bỉ, khi đó Hitler là một hạ sĩ quan trẻ đã trúng khí mù tạt của quân địch. Đây là lần chết hụt nhớ đời khác của Hitler. Khi đó, khí mù tạt của Anh có thể dễ dàng lấy đi mạng sống của người tiếp xúc với vũ khí hóa học này. Hàng chục ngàn binh sĩ chết vì khí mù tạt trong Chiến tranh thế giới 1. Tuy nhiên, Hitler đã may mắn sống sót nhưng bị mù tạm thời. Sau đó, Hitler được đưa tới một bệnh viện của quân đội Đức ở gần đó để điều trị.
Do không bị thương nghiêm trọng, chứng mù tạm thời của Hitler được chữa trị và hồi phục. Sau khi điều trị xong, Hitler đã quay lại chiến trường. Theo một hồ sơ y tế, Hitler đã bị mù tạm thời do bị mắc bệnh tâm thần mà các bác sĩ gọi là "chứng nhược thị".
Sau sự việc này, Hitler bị ám ảnh bởi khí mù tạt nên đã cấm quân đội Đức sử dụng loại khí này trên chiến trường hồi Chiến tranh thế giới 2.