Tiếng sét ái tình và sự bất chấp phong hậu của Vua Bảo Đại

Tiếng sét ái tình và sự bất chấp phong hậu của Vua Bảo Đại

Chuyện tình Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu luôn là đề tài khiến công chúng quan tâm. Trúng tiếng sét ái tình, bất chấp nhiều luật lệ để phong hậu, nhưng sau này vua quên nghĩa phu thê, chạy theo hàng loạt bóng hồng khác.

 Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy là con trai duy nhất của Hoàng đế Khải Định du học Pháp từ bé. Nam Phương Hoàng hậu có tên húy là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân trong một gia đình rất giàu có và cũng từng du học ở Pháp.
Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy là con trai duy nhất của Hoàng đế Khải Định du học Pháp từ bé. Nam Phương Hoàng hậu có tên húy là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân trong một gia đình rất giàu có và cũng từng du học ở Pháp.
Khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace do Toàn quyền Đông Dương Pasquier và viên Đốc lý thành phố Đà Lạt Darle sắp đặt, Bảo Đại gặp Nguyễn Hữu Thị Lan.
Khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace do Toàn quyền Đông Dương Pasquier và viên Đốc lý thành phố Đà Lạt Darle sắp đặt, Bảo Đại gặp Nguyễn Hữu Thị Lan.
Cuộc gặp với Nguyễn Hữu Thị Lan đã để lại cho ông hoàng ấn tượng sâu sắc. Sau này Bảo Đại nhớ lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê.
Cuộc gặp với Nguyễn Hữu Thị Lan đã để lại cho ông hoàng ấn tượng sâu sắc. Sau này Bảo Đại nhớ lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê.
Hoàng hậu cũng từng trả lời bài phỏng vấn vào năm 1933: "Cuộc hôn nhân giữa tôi và Hoàng thượng là một sự tình cờ. Vì hai người đã gặp nhau trong một bữa dạ hội ở Dinh Đốc lý Darles tại thị xã Đà Lạt vào năm 1933. Lúc ấy tôi mới 20 tuổi, tôi không để ý gì đến Hoàng đế, nhưng Hoàng đế đã chú ý đến tôi…".
Hoàng hậu cũng từng trả lời bài phỏng vấn vào năm 1933: "Cuộc hôn nhân giữa tôi và Hoàng thượng là một sự tình cờ. Vì hai người đã gặp nhau trong một bữa dạ hội ở Dinh Đốc lý Darles tại thị xã Đà Lạt vào năm 1933. Lúc ấy tôi mới 20 tuổi, tôi không để ý gì đến Hoàng đế, nhưng Hoàng đế đã chú ý đến tôi…".
Tuy nhiên, vì Nguyễn Hữu Thị Lan theo Công giáo nên cuộc hôn nhân đã gặp nhiều phản đối của Hoàng tộc Triều Nguyễn. Hơn nữa, khi Vua Bảo Đại ngỏ ý, bà đưa ra một số điều kiện.
Tuy nhiên, vì Nguyễn Hữu Thị Lan theo Công giáo nên cuộc hôn nhân đã gặp nhiều phản đối của Hoàng tộc Triều Nguyễn. Hơn nữa, khi Vua Bảo Đại ngỏ ý, bà đưa ra một số điều kiện.
Trong các điều kiện này, có việc phải được tấn phong hoàng hậu sau khi cưới
Trong các điều kiện này, có việc phải được tấn phong hoàng hậu sau khi cưới
Không biết có phải vì yêu say đắm, nhưng vua Bảo Đại đã chấp nhập. Ðám cưới của hai người diễn ra tại Huế ngày 20/3/1934.
Không biết có phải vì yêu say đắm, nhưng vua Bảo Đại đã chấp nhập. Ðám cưới của hai người diễn ra tại Huế ngày 20/3/1934.
Không chỉ được tổ chức linh đình, Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương, có nghĩa là “Người con gái phương Nam”.
Không chỉ được tổ chức linh đình, Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương, có nghĩa là “Người con gái phương Nam”.
Sự kiện bà được tấn phong Hoàng hậu là phá lệ và đặc biệt. Lý do là vì từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu.
Sự kiện bà được tấn phong Hoàng hậu là phá lệ và đặc biệt. Lý do là vì từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu.
Thời gian đầu, hai người có cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nam Phương sinh cho vua 5 người con và giúp vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp...
Thời gian đầu, hai người có cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nam Phương sinh cho vua 5 người con và giúp vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp...
Mặc dù từng mê đắm Hoàng hậu nhưng Vua Bảo Đại là người trăng hoa, ham chơi. Sau Cách Mạng Tháng Tám, Vua Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm Cố vấn Chính Phủ. Tại đây ông có ngay mối tình mới.
Mặc dù từng mê đắm Hoàng hậu nhưng Vua Bảo Đại là người trăng hoa, ham chơi. Sau Cách Mạng Tháng Tám, Vua Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm Cố vấn Chính Phủ. Tại đây ông có ngay mối tình mới.
Điều đáng tiếc, Bảo Đại không chỉ hẹn hò một người, Nam Phương hoàng hậu phát hiện chồng mình qua lại lén lút với nhiều người phụ nữ như Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Hoàng Tiểu Lan, Monique Baudot.
Điều đáng tiếc, Bảo Đại không chỉ hẹn hò một người, Nam Phương hoàng hậu phát hiện chồng mình qua lại lén lút với nhiều người phụ nữ như Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Hoàng Tiểu Lan, Monique Baudot.
Năm 1947, Nam Phương Hoàng hậu đưa các con sang Pháp. Thời gian cuối đời bà sống tại Chabrignac, cách Paris chừng 400 - 500km. Bảo Đại hiếm khi đến đây, một năm chỉ ghé qua 1-2 lần rồi đi ngay. Lần về lâu nhất của ông là đám cưới của con gái Phương Liên cũng chỉ là vài ngày.
Năm 1947, Nam Phương Hoàng hậu đưa các con sang Pháp. Thời gian cuối đời bà sống tại Chabrignac, cách Paris chừng 400 - 500km. Bảo Đại hiếm khi đến đây, một năm chỉ ghé qua 1-2 lần rồi đi ngay. Lần về lâu nhất của ông là đám cưới của con gái Phương Liên cũng chỉ là vài ngày.
Vào ngày 14/9/1963, Nam Phương hoàng hậu qua đời. Đám tang của bà diễn ra vào ngày 15/9/1963 cũng không có mặt cựu hoàng Bảo Đại.
Vào ngày 14/9/1963, Nam Phương hoàng hậu qua đời. Đám tang của bà diễn ra vào ngày 15/9/1963 cũng không có mặt cựu hoàng Bảo Đại.
Mời độc giả xem video: Lợn cụ kỵ giá 500 triệu đồng, đi hẳn bằng chuyên cơ riêng về Việt Nam. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT