Tiễn đưa hai phi công Su-22 về đất mẹ

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu hai phi công Khuất Mạnh Trí và Phạm Giang Nam tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4.

Lúc 11h16 phút, ngày 26/7, máy bay Su-22, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút cùng ngày.
Máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí và Thượng tá Phạm Giang Nam.
Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng, sinh năm 1978, nhập ngũ ngày 20/9/1995, giờ bay tích lũy 1.130 giờ 37 phút, giờ bay trong năm 111 giờ 08 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21, Su-22.
Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921, sinh năm 1972, nhập ngũ ngày 12/9/1991, giờ bay tích lũy 1.178 giờ 32 phút, giờ bay trong năm 106 giờ 58 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21Bis, Su-22M.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 919/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho hai liệt sỹ thuộc Bộ Quốc phòng là Đại tá Phạm Giang Nam, nguyên quán xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và Thượng tá Khuất Mạnh Trí, nguyên quán phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Trong ngày 27/7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định truy thăng quân hàm sỹ quan đối với hai phi công của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện.
Đồng chí Phạm Giang Nam được truy thăng quân hàm sỹ quan từ Thượng tá lên Đại tá. Đồng chí Khuất Mạnh Trí được truy thăng quân hàm sỹ quan từ Trung tá lên Thượng tá.
Mặc niệm hai phi công Trung đoàn 921 hy sinh khi làm nhiệm vụ.
 Mặc niệm hai phi công Trung đoàn 921 hy sinh khi làm nhiệm vụ.

 

8h: Lễ truy điệu đồng chí Phạm Giang Nam và đồng chí Khuất Mạnh Trí bắt đầu.
 8h: Lễ truy điệu đồng chí Phạm Giang Nam và đồng chí Khuất Mạnh Trí bắt đầu.

 
Đại tá Nguyễn Thành Trung, cựu phi công máy bay quân sự, cho biết ông rất bất ngờ và đau xót khi nghe tin hai người đồng chí hy sinh.

"Để đào tạo một phi công quân sự rất khó và mất nhiều thời gian, trong khi họ đều là những phi công lão luyện, bay rất nhiều giờ, là vốn quý của Bộ Quốc phòng", ông Trung nói.
 
"Về đi em Trí ơi! Lan của anh em mình nở đẹp lắm, em không thể... Anh không tin như vậy đâu...", một người thân của phi công Su-22 nhắn nhủ.
 

Phi công điều khiển máy bay tránh khu dân cư

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Chu Văn Sáu, người chứng kiến máy bay Su-22 rơi, cho biết, khoảng 11h30, máy bay bốc cháy và lảo đảo trên không vòng. "Có thể phi công đang cố gắng lái máy bay tránh đâm vào khu dân cư", ông Sáu nói.

Ông Hoàng Xuân Phúc, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Yên, cho biết, vị trí máy bay rơi là quả đồi, không trúng nhà dân.

 
“Tổn thất quá lớn! Cả hai anh đều rất lão luyện, là vốn quý của lực lượng không quân” - Đại tá Nguyễn Khánh Duy, một phi công kỳ cựu, nói.
 
Rất đông người dân Nghệ An và các tỉnh lân cận về Nhà tang lễ để tiễn biệt hai phi công hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
 

Thành lập ngày 3/2/1964, trung đoàn 921 (còn gọi là Đoàn không quân Sao Đỏ) là lực lượng chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam. Từ một đơn vị huấn luyện và tác chiến với dòng máy bay MiG có trọng lượng nhỏ, khả năng mang theo vũ khí ít, bán kính tác chiến hẹp, đến nay trung đoàn đã được trang bị 100% máy bay Su hiện đại, có khả năng mang theo vũ khí đa dạng và bán kính tác chiến rộng hơn.


 

Liên quan đến việc tìm kiếm tại hiện trường máy bay tiêm kích Su-22 bị nạn, lực lượng chức năng đang phong tỏa hiện trường và tiếp tục tìm kiếm các mảnh vỡ của máy bay. Cùng ngày, hộp đen của máy bay Su-22 đã được tìm thấy gần vị trí máy bay rơi, tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Ðàn, Nghệ An.

Hộp đen vẫn còn nguyên vẹn được lực lượng làm nhiệm vụ thu giữ để khai thác các dữ liệu về chuyến bay, phục vụ việc phân tích, tìm kiếm nguyên nhân chính xác gây ra vụ máy bay rơi. Ðồng thời, nhiều mảnh vỡ của máy bay cũng được tìm thấy tại khu vực máy bay rơi. Có những mảnh vỡ văng ra xa hàng trăm mét và người dân nhặt được các mảnh vỡ đem giao nộp cơ quan chức năng.

 
Những hình ảnh xúc động từ lễ viếng và truy điệu hai phi công Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371.
 

 

Tin mới