Tiễn biệt nghệ sĩ Văn Hường, vua vọng cổ hài một thuở

Sở hữu giọng ca đặc trưng hài hước với trường phái dùng bài ca cổ châm biếm, lên án thói hư tật xấu do soạn giả NSND Viễn Châu viết, nghệ sĩ Văn Hường được khán giả yêu mến gọi là vua vọng cổ hài, Tư Ếch Sài Gòn.

Nghệ sĩ (NS) Văn Hường tên thật là Nguyễn Văn Hường, sinh năm 1934 tại TP Thủ Đức, trong một gia đình làm nông đông con. Vì ông là con thứ sáu nên mọi người thường gọi ông với cái tên Sáu Văn Hường.
Tien biet nghe si Van Huong, vua vong co hai mot thuo
Đạo diễn Thanh Hiệp và nghệ sĩ Văn Hường. Ảnh: NVCC 
Tien biet nghe si Van Huong, vua vong co hai mot thuo-Hinh-2
NSND Lệ Thủy và nghệ sĩ Văn Hường lúc sinh thời. Ảnh: THANH HIỆP 
Sang trang mới nhờ gặp soạn giả Viễn Châu
Thuở nhỏ, NS Văn Hường mê nghe đài phát thanh, từ đó thuộc nằm lòng rất nhiều bản nhạc, câu hò điệu lý của đờn ca tài tử Nam Bộ. Năm 15 tuổi, ông rời quê lên Sài Gòn mưu sinh, đứng bán quạt giấy, hạt dưa trước rạp cải lương Văn Hảo (rạp Công Nhân - Nhà hát kịch TP.HCM ngày nay).
Theo đạo diễn Thanh Hiệp, lúc sinh thời, NS Văn Hường hay ôn lại chuyện xưa ông vừa đứng bán hạt dưa vừa ngân nga những câu vọng cổ. “Một lần NS Lệ Liễu đi xem hát gặp anh chàng bán hạt dưa có giọng ca mùi mẫn nên rủ ông về quán ca cổ của bà ở cầu Thị Nghè để song ca” - đạo diễn Thanh Hiệp kể.
Cũng tại quán vọng cổ hát cho nhau nghe đó, NS Văn Hường gặp được người thầy của mình, soạn giả NSND Viễn Châu, trong một lần cùng bạn bè đến quán nghe hát. Lúc đó, soạn giả NSND Viễn Châu tỏ ra bất ngờ với chàng trai trẻ có giọng hát “già”, trải đời nhưng khá hài hước. Soạn giả NSND Viễn Châu đã hướng dẫn NS Văn Hường cách ca vọng cổ hài và ông đã nhận “vua vọng cổ” Viễn Châu làm thầy.
“Nhiều bản ca cổ của ông như loạt bài ca Tư Ếch đi Sài Gòn đã trở thành bất hủ, tạo dấu ấn riêng trong lòng khán giả, khó có ai thay thế hay vượt qua được.”
Đạo diễn Hồng Dung
Sau đó, soạn giả NSND Viễn Châu đã sáng tác thể điệu vọng cổ hài, nhằm đưa vào đó sự châm biếm những tiêu cực của gia đình, xã hội, mà nhân vật Tư Ếch là điển hình cho dòng ca cổ hài do ông sáng chế.
Năm 1961, bài Tư Ếch đi Sài Gòn ra đời, đưa tên tuổi NS Văn Hường trở nên nổi tiếng, trở thành “ông vua vọng cổ hài” được đông đảo khán giả yêu mến. “Khi mới được phát hành, các bản thu đã bị chỉ trích rất nhiều nhưng sau đó lại được đông đảo khán giả đón nhận vì mang đậm tính tự sự, nói về những phận người sống tha hương…” - đạo diễn Thanh Hiệp kể.

NS Văn Hường vừa qua đời ở tuổi 90, tại BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) vào tối 7-12 sau khi nhập viện điều trị xuất huyết não cách đây hơn 10 ngày. Tang lễ của NS Văn Hường được tổ chức tại nhà riêng ở TP Thủ Đức, lễ nhập quan lúc 6 giờ ngày 8-12, lễ động quan lúc 8 giờ ngày 11-12, sau đó hỏa táng tại Nghĩa trang Phúc An Viên, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Nghệ sĩ Văn Hường, trường phái riêng của vọng cổ
Chia sẻ với báo Pháp Luật TP.HCM vào chiều 8-12, NSND Lệ Thủy cho biết bà và NS Văn Hường gắn bó với nhau từ lúc bà mới 14-15 tuổi nên bà gọi NS Văn Hường là chú.
“Chú Văn Hường là một cây hài đặc biệt của ca cổ. Ngày xưa hài rất ít ca vọng cổ và chú Văn Hường có lẽ là nghệ sĩ hiếm hoi ca vọng cổ hài. Cái “ư hự” của chú rất đặc biệt, như một trường phái rất riêng để chú Bảy Viễn Châu (soạn giả NSND Viễn Châu - PV) khai thác những ca khúc như Tư Ếch đi Sài Gòn” - NSND Lệ Thủy chia sẻ.
Sau đó, NSND Lệ Thủy và NS Văn Hường về đoàn Kim Chung, cùng nhau hát vở đầu tiên là Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài. “Lúc đó tôi vào vai Tố Tâm, chú Văn Hường hát vai Tứ Cửu. Cặp đôi này cũng là nhân vật hát nhiều nhất trong vở. Chú Văn Hường ca thể loại hài mới vọng cổ chuyển qua cách ca của chú, còn tôi khi đó 14 tuổi nên ca giọng rất thanh. Tôi nhớ là khán giả rất thích hai nhân vật này.
Từ đó, làng đĩa nhựa người ta mời chú Văn Hường và tôi thâu rất nhiều. Đôi lúc chú và tôi cùng kết hợp, tôi cũng chuyển qua hát hài cùng chú như ca khúc Chuyến xe cuối tuần hay Già Đa dạy lái Honda…” - NSND Lệ Thủy xúc động kể, đồng thời nhớ lại khi đó mình còn nhỏ nên được NS Văn Hường thương như con cháu.
Nói về chất giọng của NS Văn Hường, NSND Lệ Thủy cho rằng đó là điều lạ nhất trong làng hài ca vọng cổ. “Chất giọng của chú rất hay, rất riêng. Sau này, các NS khác như Hề Sa, Thanh Nam, Giang Châu, Phú Quý… cũng học theo nhưng chú vẫn tạo cho mình cái đặc biệt không ai có”.
Còn với đạo diễn Hồng Dung, con gái NSND Năm Châu, NS Văn Hường là tượng đài về thể loại vọng cổ hài nhiều thập niên qua. Trong mảng thu âm, ông là tên tuổi ăn khách hàng đầu của làng ca cổ một thời nhờ giọng hát đặc trưng, cách đặt câu, sắp chữ tự nhiên, nhuần nhuyễn.
Theo bà, sau này dù nhiều người theo đuổi trường phái của NS Văn Hường nhưng ông vẫn ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng nhờ các sáng tác của soạn giả NSND Viễn Châu. “Nhiều bản ca cổ của ông như Tư Ếch đi Sài Gòn đã trở thành bất hủ, tạo dấu ấn riêng trong lòng khán giả, khó có ai thay thế hay vượt qua được” - đạo diễn Hồng Dung nói.
NS Văn Hường chính là người thể hiện bài Tư Ếch đi Sài Gòn của soạn giả NSND Viễn Châu vào khoảng đầu thập niên 1960. Tiếp sau đó là loạt bài ghi dấu ấn của ông như Tư Ếch đi hội chợ, Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Tư Ếch đi chợ, Tư Ếch, Đi hát cải lương, Ba ông thầy bói, Làm vua buồn lắm…
Năm 1972, NS Văn Hường và cố NS Thanh Hải lập đoàn hát mang tên Thanh Hải - Văn Hường. Sau ngày đất nước thống nhất, ông cộng tác với Đoàn cải lương tập thể Thống Nhất (Tây Ninh), sau đó về Đoàn cải lương Sống Chung (Phước Chung). Năm 1987, do lớn tuổi, ông từ giã sân khấu về mở quán NS Văn Hường tại phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP.HCM cho đến nay.

Xót xa khung cảnh tang lễ nghệ sĩ lồng tiếng Văn Ngà

Hình ảnh tang lễ của nghệ sĩ Văn Ngà khiến người hâm mộ không khỏi xót xa.

Đánh bạc là vết nhơ, Kim Tử Long chưa xứng NSND?

Những bức xúc của NSƯT Kim Tử Long quanh chuyện gửi hồ sơ xin xét NSND đang là đề tài gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.

Có đức thì mới có danh

Danh bac la vet nho, Kim Tu Long chua xung NSND?

NSƯT Kim Tử Long buồn vì đơn xin xét NSND không được chấp thuận.

NSƯT Kim Tử Long đặt câu hỏi "Tôi có lỗi gì mà không cho xét duyệt NSND?". Ngay lập tức, nhiều độc giả lên tiếng phản hồi. Bạn Văn Vĩnh Lộc Châu cho rằng: “Tài nghệ thì Kim Tử Long có đủ nhưng có tới 3 bà vợ. NSND là danh hiệu cao quý có tài phải có tâm. Có tâm mới có đức được. Có đức mới có danh“.

Độc giả Nghia Tuan cũng đánh giá cao giọng hát của nam NSƯT nhưng lại đưa ra quan điểm: “Đánh bạc bị bắt cũng giống như tha hoá về đạo đức”. Bản thân NSƯT cũng thừa nhận, "tai tiếng đánh bạc bị bắt là vết nhơ lớn nhất đời”. Tuy nhiên, theo nhiều độc giả, đây chính là lý do, Kim Tử Long không được đề cử NSND.

Bạn đọc từ địa chỉ email ***@gmail.com nêu ý kiến: “Anh không nhớ vụ đánh bạc trên thuyền ư? Anh nói vụ đó anh chỉ ngồi xem nhưng mấy ai tin. Vì phốt đó mà anh không bao giờ có cửa nhận được danh hiệu NSND”. Còn theo độc giả Nguyễn Diệu Linh: “Tôi không đi sâu xa vào danh hiệu NSND. Các nghệ sĩ khác không đạt được danh hiệu tiêu chí thừa thiếu như nào… tôi không biết! Nhưng cá nhân anh ngày xưa có ít nhất 1-2 lần bị bắt quả tang vì tội đánh bạc. Không biết có ảnh hưởng đến tiêu chí đề xuất NSND không?”.

Độc giả TT NV chia sẻ: “Cái này công bằng phải xét xem đạo đức nghề nghiệp hoạt động nghệ thuật có vi phạm pháp luật hay không rồi cho khán giả bỏ phiếu chấp nhận và không chấp nhận”.

Có quan điểm khá tương đồng với bạn TT NV, Lam - một độc giả của VietNamNet đưa ra góc nhìn rất đáng lưu ý: “Cái gọi là phiếu bình chọn chỉ là chọn theo cảm tính, cụ thể là thích hay không, thích nhiều hay ít. Nếu nói NSƯT Kim Tử Long từng tham gia đánh bạc nên không bình chọn, vậy bà Lê Thiện thì sao? Đời tư hay những vai diễn của bà đều không có tì vết, vậy tại sao bà bị đánh trượt? Nếu muốn có một danh hiệu gọi là tôn vinh người nghệ sĩ, Bộ VHTTDL nên làm cho chỉn chu, đề ra các yêu cầu trong lĩnh vực của họ, đủ thì được, không thì thôi, rõ ràng rành mạch, đừng có kiểu "thật khó có thể nói…”.

Nên khiêm tốn hoàn thiện mình hơn là la lối trên báo

Đó là nhận xét của khá nhiều độc giả sau những chia sẻ của NSƯT Kim Tử Long về việc không được xét duyệt NSND. Bạn Thịnh Phạm cho rằng: “Là tại vì cái tôi của anh, cũng vì hám một cái danh”. Trong khi đó, theo độc giả Quân Khắc: “Mình có tài năng cống hiến cho nghệ thuật, cho công chúng. Hãy để cho công chúng biết và bình chọn. Đi xin cái danh hiệu hão huyền có đáng không?”.

Bạn Nhân nêu câu hỏi: “Cái danh nó quan trọng đến vậy sao? Trong lòng khán giả, anh thế nào là được rồi! NSND, NSƯT... cũng chỉ để loè thiên hạ, người ta không biết anh như thế nào”. Còn theo độc giả Chỉ Năm bình luận: “Nghệ sĩ gạo cội như thế mà vẫn còn ham danh. NSƯT, NSND thì sao? Không có 2 cái đó không làm nghệ thuật được sao? Anh có tài, có tâm, có đức thì luôn luôn ở trong lòng khán giả mà thôi”.

Danh bac la vet nho, Kim Tu Long chua xung NSND?-Hinh-2

Độc giả Nga Ly đưa ra lời khuyên: “Họ không bình chọn, dĩ nhiên có nguyên do. Nếu anh không ham hố danh lợi không cần thắc mắc và không cần quan tâm. Không chỉ 1 người mà có thể cả 1 hội đồng bỏ phiếu kín, xét tới lui từng người nên quyết định có thể là của cả tập thể thống nhất là vậy. Nên khiêm tốn hoàn thiện mình hơn là la lối trên báo, chẳng khác nào khá kiêu ngạo khi nghĩ rằng mình giỏi, không khiếm khuyết thì sao không được chọn”.

Tương tự, theo bạn Ngon Truc, “khi mà đã có đến 80% thành viên hội đồng không chấp thuận danh hiệu NSND, anh phải tự hiểu là mình thật chưa xứng đáng và sẽ nỗ lực phấn đấu thêm để có cơ hội cho lần sau. Anh lại đăng đàn kể lể thật ra đã tự đánh mất mình trong lòng công chúng. Chưa nói tai mắt của quần chúng nhân dân lại là người đưa ra những lý lẽ hết sức thuyết phục vì sao anh không được phong NSND để buộc anh phải hiểu”.

NSND hay anh nông dân chỉ là cách xưng hô

Độc giả Kiệt Phạm thẳng thắn chia sẻ quan điểm: “Với người nghệ sĩ chân chính, hình ảnh của họ trong lòng khán giả mới là điều quan trọng. Còn vinh danh ư? Chỉ là mẽ hình thức thôi, không quan trọng. Nhiều người khoác lên mình cái danh nghệ sĩ nhưng thực chất họ chẳng có một chút tài cán nghệ thuật nào cả”.

Bạn Châu Anh Vinh cũng khuyên Kim Tử Long không nên tiếp tục so bì: “Còn rất nhiều cây đa cây đề khác chưa được nhà nước công nhận NSƯT chứ đừng nói tới NSND. Trong khi anh đã là NSƯT rồi đừng so bì nữa, ham chi cái danh hiệu ảo đó. Anh chưa là gì so với những danh ca Minh Cảnh, Tấn Tài, Văn Hường, Hữu Phước, Thành Được đâu. Lo tiếp tục làm nghề đi”.

Đây cũng là quan điểm của bạn Khuong Nguyen khi chia sẻ: “Chưa ai cho không ai cái gì... Mình bỏ công sức biểu diễn thì nhận lại thù lao là lòng yêu thương từ khán giả. Con nghĩ danh hiệu NSND chỉ là cách xưng hô, thôi có đáng gì đâu. Quan trọng nhất là từ đây cho hết cuộc đời còn lại, chú sẽ làm gì để giữa được sự yêu quý của khán giả dành cho chú? Sống sao cho vì khán giả những người yêu quý chú? NSND hay anh nông dân chỉ là cách xưng hô thôi”. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

3 nàng hot girl Việt từng được báo Trung khen đẹp nức nở, có người sở hữu visual giống Triệu Lộ Tư

3 nàng hot girl Việt từng được báo Trung khen đẹp nức nở, có người sở hữu visual giống Triệu Lộ Tư

Nhan sắc của các hot girl Việt Nam không chỉ được yêu mến trong nước mà còn gây ấn tượng mạnh với báo chí quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc. Ngay cả khi nhiều năm về trước, MXH không quá phổ biến như hiện tại nhưng bộ 3 hot girl này đã “gây sốt” đất nước tỷ dân với vẻ đẹp cuốn hút và phong cách riêng biệt.