Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.
Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi). Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
Người Việt chúng ta không có phong tục thờ thần tài. Dân tộc ta tự hào có một nền văn hóa phát triển từ lâu đời, được đúc kết phong phú qua nhiều hình thức như: thờ cúng tổ tiên, các lễ hội, tục ngữ, ca dao, dân ca… Đó là những sản phẩm có giá trị quý báu về mặt trí tuệ của cả một dân tộc.
Dân ta từ xưa đến nay cũng thường hiếu học, thấu hiểu đạo lý, lao động cần cù, sống nhân hậu, giàu lòng yêu thương và không mê tín dị đoan. Bàn thờ thần tài vì thế không có chỗ trong văn hóa và phong tục của người Việt Nam.
Tích xưa kể rằng, có một người Ba Tàu rất giàu. Một ngày nọ ông đi vắng xa nhà một thời gian, đến khi trở về, ông phát hiện mất của liền đánh đập tra hỏi người đày tớ, người này sợ hãi chạy trốn vào xó cửa và bị ông chủ quá tay đánh chết.
Ông chủ ân hận và lập bàn thờ ngay góc nhà để thờ người đày tớ bị đánh chết làm "thần giữ của" cho mình. Từ câu chuyện này, người Tàu ở Sài Gòn cũng đã theo nhau thờ và dần dần trở thành một phong tục đặt bàn thờ thần tài ở góc nhà.
Trước giải phóng Sài Gòn 30/4/1975, người dân miền Bắc không ai đặt bàn thờ ở góc nhà, ngay cửa ra vào. Mọi công việc thờ phụng luôn thể hiện cẩn thận ở nơi trang nghiêm, tôn kính và có hiểu biết. Nhưng từ sau giải phóng miền Nam, phong tục đặt bàn thờ góc nhà (có bức tượng nhỏ hai ông Địa và thần Tài) từ Sài Gòn bắt đầu tràn ra Bắc, cũng là do người dân miền Nam bắt chước phong tục người Tàu.
Nó len lỏi, phát triển như vũ bão, tràn lan khắp mọi nơi: Trong các cửa hàng buôn bán tư nhân lớn nhỏ, khách sạn...; trong các siêu thị, cửa hàng kinh doanh của các công ty, thậm chí ngay cả trong các công sở, nhà riêng của một số gia đình.
Có nơi công sở họ còn nhét bàn thờ trong ngăn kéo, đến rằm - mùng 1 kéo ra thắp hương khấn vái xì xụp… Thế nên bạn hãy tự tin vào quyết định không đặt bàn thờ thần tài ở cửa hàng mới là hoàn toàn đúng đắn.