“Tổ Việt Cộng F100”
Nhiều thập kỷ qua, tiệm Phở Bình trên đường Lý Chính Thắng đã phục vụ cho thực khách món ăn đặc sản của mình, từng có tên là “phở hòa bình”. Nhiều khách hàng thân thiết ít người biết được bí mật bên trong quán phở. Tiệm phở có một trệt và 3 lầu, diện tích 4m x 19m.
Con dâu Nguyễn Thị Thủy đang quán xuyến tiệm phở Bình. |
Chủ tiệm phở Bình là ông Ngô Toại (tức Ngô Duy Ái), mang công thức làm phở của mình từ miền Bắc vào những năm cuối thập kỷ 50 thế kỷ trước. Ông Nguyễn Kim Bạch, con rể của chủ quán, biết khá rõ về tiệm phở này. Ông Bạch là một trong những thành viên còn sống cuối cùng của tổ Việt Cộng F100 (Đoàn đặc công biệt động Thành). Ở đây tổ chức đã lên kế hoạch và chỉ đạo chiến dịch ở Sài Gòn trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân tháng 1968.
Ông Bạch kết hôn với con gái cả của chủ tiệm phở Bình - Ngô Toại. Được sự khuyến khích của bố vợ, ông Bạch sớm gia nhập F100. Ông được giao nhiệm vụ vận chuyển vũ khí đến 13 cơ sở cất giấu xung quanh Sài Gòn. Ông Bạch và các thành viên F100 khác đã vận chuyển vũ khí về Sài Gòn trên xe trâu kéo. Vũ khí và chất nổ được giấu bên dưới hoa quả chậu cây, bện rơm và ở những ngăn bí mật trong chiếc giường của truyền thống. “Hàng” là vũ khí chống tăng B-40, AK-47, súng trường, lựu đạn và thuốc nổ C-4. Tuy nhiên, càng gần Tết Mậu Thân, công tác bảo mật ở đây được thắt chặt đến mức tối đa. Các thành viên F100 ít gặp mặt nhau, hầu hết thông tin đều được nhắn qua hòm thư bí mật.
Ra đòn choáng váng
Cuối tháng 1/1968, đơn vị F100 nhận lệnh cuộc tấn công sẽ bắt đầu trong 3 ngày tới. Ông Bạch và bố vợ đóng cửa quán phở (ăn Tết), dự trữ thực phẩm và tổ chức các cuộc họp tại căn phòng phía sau tầng hai. Trong vòng ba ngày, hơn 100 biệt động Sài Gòn qua lại quán phở. Một số ẩn trú tầng trên, một số thì “ém” ở tầng áp mái. Giờ G đã điểm họ được lệnh và tấn công vào Đại sứ quán Mỹ và đầu não của chính quyền Sài Gòn.
Choáng váng vì đòn đánh này, quân đội Mỹ cùng chính quyền Nam Việt Nam tìm cách trả đũa. Một vài ngày sau đó, binh lính đến tiệm phở và bắt giữ 13 người, trong đó có ông Bạch, vợ ông cùng vợ chồng bố vợ. Sự tức giận của chính quyền Sài Gòn được giải quyết bằng cách bắt tất cả xếp hàng rồi bắn bỏ lần lượt từng người. Sau khi bắn hai người đầu, ông Bạch đứng thứ ba trong hàng, khẩu súng lục đã được đặt lên thái dương ông, nhưng bất ngờ có lệnh ngưng bắn. Điều này dường như là giây phút may mắn nhất của đời ông. Nhưng ông Bạch cho rằng, đây là điều không may nhất với ông.
“Sau đó là những ngày tháng bị tra tấn kinh hoàng. Tôi ước gì mình hy sinh cùng đồng đội. Tôi và cha vợ bị tra tấn liên tục hơn 2 tháng trời. Cuối cùng, cả hai bị kết án khổ sai và đày ra Côn Đảo, sau đó, được trả tự do theo những điều khoản của Hiệp định Paris năm 1973”, ông Bạch kể.
Những ký ức còn mãi
Ông Ngô Toại mất năm 1994. Tiệm phở Bình được giao lại cho trai trai út của ông cùng hai người con dâu buôn bán. Ông Bạch “cai quản” ngôi nhà ở số 150 Võ Thị Sáu (quận 3), cũng là một tiệm phở “cơ sở” của lực lượng biệt động F100 năm xưa. Còn ông Ngô Văn Lập (62 tuổi), con trai ông Ngô Toại cho biết, mình cũng từng là một giao liên cho tổ chức của ba. Ký ức về năm Mậu Thân trong ông vẫn còn như mới.
Năm 1988, tiệm phở Bình được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nhưng căn nhà số 7 Lý Chính Thắng vẫn là một tiệm phở bình thường, bởi đây là “nồi cơm” của cả nhà. Qua bao nhiêu thủ tục của nhiều đời lãnh đạo, di tích cách mạng này đến nay đã được là… di tích độc lập. Căn nhà số 7 sẽ được chuyển đổi qua căn nhà kế bên, số 9 Lý Chính Thắng. Mọi thủ tục đã xong, chỉ chờ qua Tết Mậu Tuất 2018 này là có thể chuyển sang. Đó là cái kết đẹp nhất cho địa chỉ một tiệm phở, từng là Chỉ huy sở làm nên một cái Tết vang dội thế giới cách đây đúng 50 năm.