Theo tờ Izvestia, tên lửa không đối không K-77M trang bị máy bay tiêm kích mặt trận Su T-50 sẽ nhận được hệ thống dẫn đến mục tiêu tiên tiến. Đầu tự dẫn của tên lửa với anten trên cơ sở mạng pha kỹ thuật số tích cực sẽ cho phép chắc chắn tiêu diệt máy bay hoặc tên lửa của đối phương ngay từ lần phóng đầu tiên. Radar mới đảm bảo phản xạ tức thì của tên lửa đối với cơ động bất ngờ của mục tiêu, cũng như nâng cao sự tương thích với các hệ thống kỹ thuật số của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5.
Phòng thiết kế Detal của Tập đoàn Tên lửa chiến dịch – chiến thuật (KTRV) sẽ nghiên cứu chế tạo hệ thống tự dẫn tiến tiến đang nhận trang bị kỹ thuật mới. Xí nghiệp có dự kiến tạo nên cơ sở sản xuất thí điểm vào năm 2015.
Kỹ sư trưởng của xí nghiệp Mikhail Vershinin thông báo cho Izvestia, Phòng thiết kế kết cấu thử nghiệm Ural UPKB Detal đang tìm kiếm nhà thầu để xây dựng dự án trang bị cho nhà máy thiết bị kỹ thuật mới.
Tên lửa không đối không K-77M dùng đầu tự dẫn radar mạng pha kỹ thuật số hiện đại. |
“Một phần của xí nghiệp sẽ được xây dựng lại cho phù hợp với cơ sở sản xuất thử nghiệm đang dự kiến được thiết lập. Chúng tôi đang tìm kiếm nhà thầu làm dự án trang bị cho mục tiêu này của xí nghiệp”, Mikhail Vershinin nói.
Việc hiện đại hóa bao gồm trang bị mới cho hai tòa nhà, ngoài ra, dự định sẽ xây dựng khu làm việc mới, nơi sẽ thử đầu tự dẫn dẫn tên lửa có mô hình hóa hoạt động của radar trên máy bay. Để nghiên cứu khả năng nhằm lại vào mục tiêu của tên lửa sẽ tiến hành thử động học với sự mô phỏng việc cơ động của mục tiêu.
Lưới mạng pha của thiết bị định vị là những dãy phần tử hình loa nhận tín hiệu bố trí trên đầu tên lửa bên dưới vỏ chụp không chặn sóng vô tuyến điện. Mỗi phần tử nhận phần tín hiệu của mình và nhờ xử lý kỹ thuật số và tổng hợp toàn bộ thông tin nên tên lửa sẽ có thể kịp thời có phản ứng khi mục tiêu bất ngờ cơ động mạnh.
Ưu việt chủ yếu của tên lửa K-77M sẽ là luôn giữ được mục tiêu trong tầm ngắm và bám sát theo sự cơ động của nó. Nhờ số lượng lớn các phần tử phát xạ của lưới mà thiết bị định vị nhận được thông tin chính xác hơn về vị trí của đối phương khi xử lý tín hiệu từ mỗi phần tử.
Dù công nghệ đã phát triển và giá thành sản xuất giảm thường xuyên, các lưới mạng pha vẫn là những thiết bị định vị đắt tiền, điều này làm việc sử dụng chúng một lần trên tên lửa gây nghi ngờ.
“Dù sao việc tên lửa như vậy bắn trúng máy bay địch sẽ bù đắp gấp nhiều lần cả việc sản xuất, cả thiệt hại có thể có”, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Aleksandr Khramchilin đánh giá.
Su T-50 kết hợp K-77M cho phép diệt mục tiêu trên không có độ chính xác cao nhất, diệt mục tiêu ngay trong phát bắn đầu tiên. |
Aleksandr Khramchilin nói: “Hiện việc sản xuất mọi thứ liên quan đến trang bị kỹ thuật quân sự là việc rất đắt, nhưng không thể tránh đi đâu được. Nhưng dù sao thì mục tiêu mà tên lửa này tiêu diệt còn đắt hơn nó nhiều. Và nếu đảm bảo bắn trúng ngay từ lần phóng đầu tiên, thì rõ ràng việc làm này có ý nghĩa”.
Tổng giám đốc Tập đoàn Roselektronika thuộc Tập đoàn nhà nước Rosteh Andrei Zverev đánh giá cao kế hoạch của xí nghiệp. Ông này cho biết Nga có cơ hội trở thành một trong những nước đầu tiên làm chủ được công nghệ mới cần để chế tạo tên lửa có độ chính xác cao.
Andrei Zverev nói: “Các mạng pha kỹ thuật số tích cực đang là hướng có triển vọng và tạm thời chưa được sản xuất hàng loạt cả ở Nga, cả ở nước ngoài. Đương nhiên, độ chính xác, độ cơ động của tên lửa sẽ tăng lên, bởi vì mạng kỹ thuật số có tốc độ làm việc lớn hơn, tiêu tốn ít năng lượng hơn so với thiết bị làm việc theo nguyên lý tương tự (analog)”.
Theo kế hoạch của UPKB Detal, việc sản xuất sẽ bắt đầu không sớm hơn tháng 2/2015. Và đến lúc đó tài liệu công tác dùng cho ứng dụng công nghệ sẽ được soạn thảo xong.