Tiêm kích Su-27 mang trong mình nhiều công nghệ từ F-15 của Mỹ?

Tiêm kích Su-27 mang trong mình nhiều công nghệ từ F-15 của Mỹ?

Chiến đấu cơ thế hệ 4 Su-27 nổi tiếng nhất của Liên Xô/ Nga, với hơn 30 kỷ lục thế giới - nhưng ít ai biết rằng, Su-27 được chế tạo dựa một phần vào công nghệ F-15 của Mỹ.

Tờ Russia Beyond cho biết, máy bay tiêm kích đánh chặn Su-27 (tên của NATO Flanker- kẻ tiến công bên sườn), đây là loại máy bay tiêm kích đánh chặn đa năng hạng nặng, có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: Forces.
Tờ Russia Beyond cho biết, máy bay tiêm kích đánh chặn Su-27 (tên của NATO Flanker- kẻ tiến công bên sườn), đây là loại máy bay tiêm kích đánh chặn đa năng hạng nặng, có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: Forces.
Su-27 được phát triển tại Cục thiết kế Sukhoi, một trong những nhà thiết kế chính của Su-27 là Anh hùng Nga Mikhail Simonov. Chuyến bay thử đầu tiên của Su-27 thực hiện ngày 20/5/1977 (sau F-15 của Mỹ 5 năm). Năm 1984, Su-27 chính thức được Quân đội Liên Xô đưa vào biên chế. Ảnh: Forces.
Su-27 được phát triển tại Cục thiết kế Sukhoi, một trong những nhà thiết kế chính của Su-27 là Anh hùng Nga Mikhail Simonov. Chuyến bay thử đầu tiên của Su-27 thực hiện ngày 20/5/1977 (sau F-15 của Mỹ 5 năm). Năm 1984, Su-27 chính thức được Quân đội Liên Xô đưa vào biên chế. Ảnh: Forces.
Giống như hầu hết các vũ khí được phát triển dưới thời Liên Xô, Su-27 được xác định là đối trọng, thậm chí là phải vượt trội so với các máy bay đối thủ từ Mỹ. Trong trường hợp này là máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng F-15 Eagle. Ảnh: Forces.
Giống như hầu hết các vũ khí được phát triển dưới thời Liên Xô, Su-27 được xác định là đối trọng, thậm chí là phải vượt trội so với các máy bay đối thủ từ Mỹ. Trong trường hợp này là máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng F-15 Eagle. Ảnh: Forces.
Nhưng điều không mấy ai biết đó là, Su-27 lại dựa trên một phần thiết kế của chính F-15. Sau này, chúng đã trở thành mẫu chiến đấu cơ danh tiếng vượt mặt cả “người anh em” đến từ Mỹ. Ảnh: Chiến đấu cơ F-15 của Không quân Mỹ. Ảnh: Pinterest.
Nhưng điều không mấy ai biết đó là, Su-27 lại dựa trên một phần thiết kế của chính F-15. Sau này, chúng đã trở thành mẫu chiến đấu cơ danh tiếng vượt mặt cả “người anh em” đến từ Mỹ. Ảnh: Chiến đấu cơ F-15 của Không quân Mỹ. Ảnh: Pinterest.
"Vào đầu những năm 1980, các nhân viên tình báo của chúng tôi bằng cách nào đó đã có được các bản thiết kế của F-15 Eagle, được thiết kế bởi McDonnell Douglas, và giao chúng cho Cục thiết kế Sukhoi. Các kỹ sư Liên Xô đã sử dụng chúng để hoàn chỉnh phiên bản máy bay chiến đấu mới", nhà phân tích quân sự Viktor Litovkin nói với phóng viên Russia Beyond. Ảnh: Pinterest.
"Vào đầu những năm 1980, các nhân viên tình báo của chúng tôi bằng cách nào đó đã có được các bản thiết kế của F-15 Eagle, được thiết kế bởi McDonnell Douglas, và giao chúng cho Cục thiết kế Sukhoi. Các kỹ sư Liên Xô đã sử dụng chúng để hoàn chỉnh phiên bản máy bay chiến đấu mới", nhà phân tích quân sự Viktor Litovkin nói với phóng viên Russia Beyond. Ảnh: Pinterest.
Theo Litovkin, do dữ liệu tình báo không đầy đủ, nên bản thiết kế F-15 còn thiếu phần thông số kỹ thuật về phát triển tốc độ siêu thanh và hiệu suất khí động học như phiên bản thật. Ảnh: Pinterest.
Theo Litovkin, do dữ liệu tình báo không đầy đủ, nên bản thiết kế F-15 còn thiếu phần thông số kỹ thuật về phát triển tốc độ siêu thanh và hiệu suất khí động học như phiên bản thật. Ảnh: Pinterest.
Cuối cùng, các nhà sản xuất đã quyết định kết hợp mô hình máy bay Mỹ với phiên bản của Liên Xô, được phát triển từ những năm 1970. Đến năm 1981, chiếc T-10S đầu tiên đã bay lên bầu trời, sau này được biết đến với cái tên Su-27. Ảnh: Pinterest.
Cuối cùng, các nhà sản xuất đã quyết định kết hợp mô hình máy bay Mỹ với phiên bản của Liên Xô, được phát triển từ những năm 1970. Đến năm 1981, chiếc T-10S đầu tiên đã bay lên bầu trời, sau này được biết đến với cái tên Su-27. Ảnh: Pinterest.
Với thiết kế mới, máy bay Liên Xô đã thiết lập hơn 30 kỷ lục thế giới, bao gồm tính năng hoạt động, vận tốc leo cao và độ cao, tải trọng và nhiều thứ khác. Ảnh: Pinterest.
Với thiết kế mới, máy bay Liên Xô đã thiết lập hơn 30 kỷ lục thế giới, bao gồm tính năng hoạt động, vận tốc leo cao và độ cao, tải trọng và nhiều thứ khác. Ảnh: Pinterest.
“Sau này, tất cả các phiên bản tiếp theo được thiết kế bởi Cục thiết kế Sukhoi (Su-30, Su-34, Su-35) đều dựa trên nền tảng của Su-27”, nhà phân tích Litovkin cho biết thêm. Ảnh: Getty.
“Sau này, tất cả các phiên bản tiếp theo được thiết kế bởi Cục thiết kế Sukhoi (Su-30, Su-34, Su-35) đều dựa trên nền tảng của Su-27”, nhà phân tích Litovkin cho biết thêm. Ảnh: Getty.
Khi mới ra đời, nhiệm vụ chính của Su-27 là vượt qua đường giới tuyến quân địch, để tấn công máy bay tiếp dầu và chỉ huy và cảnh báo trên không (AWACS). Những nhà hoạch định kế hoạch Xô viết cho rằng, việc tấn công trực tiếp các loại máy bay trên, sẽ hạn chế khả năng duy trì và mở rộng các chiến dịch không quân của NATO. Ảnh: Getty.
Khi mới ra đời, nhiệm vụ chính của Su-27 là vượt qua đường giới tuyến quân địch, để tấn công máy bay tiếp dầu và chỉ huy và cảnh báo trên không (AWACS). Những nhà hoạch định kế hoạch Xô viết cho rằng, việc tấn công trực tiếp các loại máy bay trên, sẽ hạn chế khả năng duy trì và mở rộng các chiến dịch không quân của NATO. Ảnh: Getty.
Các phiên bản nâng cấp từ Su-27 đã có các hoạt động thực chiến ở Syria và các nơi khác. Gần đây, máy bay phiên bản tiến công mục tiêu mặt đất Su-34 và máy bay chiến đấu Su-35 là loại máy bay chiến đấu chính của không quân Nga ở Syria; những loại máy bay chiến đấu này đã khẳng định tính năng chiến đấu vượt trội khi sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau để tiến công các mục tiêu của quân khủng bố. Ảnh: Getty.
Các phiên bản nâng cấp từ Su-27 đã có các hoạt động thực chiến ở Syria và các nơi khác. Gần đây, máy bay phiên bản tiến công mục tiêu mặt đất Su-34 và máy bay chiến đấu Su-35 là loại máy bay chiến đấu chính của không quân Nga ở Syria; những loại máy bay chiến đấu này đã khẳng định tính năng chiến đấu vượt trội khi sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau để tiến công các mục tiêu của quân khủng bố. Ảnh: Getty.
Hiện nay những máy bay chiến đấu được phát triển từ Su-27 như Su-30/34/35 là xương sống chủ lực của lực lượng không quân - vũ trụ Nga; ngoài ra còn có 14 quốc gia đang khai thác, sử dụng loại máy bay chiến đấu này; đây cũng là loại máy bay xuất khẩu ăn khách nhất của Nga trong vài chục năm qua. Ảnh: RBTH.
Hiện nay những máy bay chiến đấu được phát triển từ Su-27 như Su-30/34/35 là xương sống chủ lực của lực lượng không quân - vũ trụ Nga; ngoài ra còn có 14 quốc gia đang khai thác, sử dụng loại máy bay chiến đấu này; đây cũng là loại máy bay xuất khẩu ăn khách nhất của Nga trong vài chục năm qua. Ảnh: RBTH.
Tính năng kỹ chiến thuật chủ yếu của Su-27: Trọng lượng rỗng 16.000 kg; trọng lượng khi cất cánh: 30.000 kg; sải cánh: 14,7 m; loại động cơ: AL-31F (2 động cơ); tốc độ tối đa: 2.500 km/h; bán kính bay chuyển sân: 3.900 km; trần bay: 18.500 m; kíp lái: 1 người. Ảnh: RBTH.
Tính năng kỹ chiến thuật chủ yếu của Su-27: Trọng lượng rỗng 16.000 kg; trọng lượng khi cất cánh: 30.000 kg; sải cánh: 14,7 m; loại động cơ: AL-31F (2 động cơ); tốc độ tối đa: 2.500 km/h; bán kính bay chuyển sân: 3.900 km; trần bay: 18.500 m; kíp lái: 1 người. Ảnh: RBTH.
Về vũ khí: Su-27 sử dụng được nhiều loại vũ khí hàng không của Liên Xô và có tới 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác với trọng lượng vũ khí lên tới 8 tấn. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73, R-27. Những phiên bản nâng cấp như Su-30/34/35 có thể mang tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn R-77; ngoài ra Su-27 còn được trang bị pháo một pháo hàng không 30 mm GSh-30-1 để dùng trong không chiến tầm gần. Ảnh: RBTH.
Về vũ khí: Su-27 sử dụng được nhiều loại vũ khí hàng không của Liên Xô và có tới 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác với trọng lượng vũ khí lên tới 8 tấn. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73, R-27. Những phiên bản nâng cấp như Su-30/34/35 có thể mang tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn R-77; ngoài ra Su-27 còn được trang bị pháo một pháo hàng không 30 mm GSh-30-1 để dùng trong không chiến tầm gần. Ảnh: RBTH.

GALLERY MỚI NHẤT