Tiêm kích MiG-31 của Nga được hiện đại hóa lên tầm “siêu đánh chặn”

Tiêm kích MiG-31 của Nga được hiện đại hóa lên tầm “siêu đánh chặn”

Nga quyết định nâng cấp tiêm kích MiG-31 lên vừa là máy bay siêu đánh chặn, vừa là phương tiện phóng tên lửa đạn đạo Kinzhal.

Mặc dù thực tế là  máy bay đánh chặn MiG-31 được Quân đội Nga tuyên bố bắt đầu ngừng hoạt động từ đầu năm 2030; nhưng gần đây, Không quân Nga đã đưa ra một quyết định, nhằm hiện đại hóa hầu hết các máy bay chiến đấu này lên cấp độ của một "siêu máy bay đánh chặn".
Mặc dù thực tế là máy bay đánh chặn MiG-31 được Quân đội Nga tuyên bố bắt đầu ngừng hoạt động từ đầu năm 2030; nhưng gần đây, Không quân Nga đã đưa ra một quyết định, nhằm hiện đại hóa hầu hết các máy bay chiến đấu này lên cấp độ của một "siêu máy bay đánh chặn".
Theo những thông tin được truyền thông Nga đăng tải, việc hiện đại hóa MiG-31 lần này được tiến hành sâu rộng trên tất cả các hệ thống của máy bay; thay thế nhiều bộ phận của thân máy bay, radar và hệ thống điều khiển, cũng như sử dụng vũ khí mới.
Theo những thông tin được truyền thông Nga đăng tải, việc hiện đại hóa MiG-31 lần này được tiến hành sâu rộng trên tất cả các hệ thống của máy bay; thay thế nhiều bộ phận của thân máy bay, radar và hệ thống điều khiển, cũng như sử dụng vũ khí mới.
Những thông tin mà Avia.pro đưa tin, đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko phát biểu trong chuyến thăm nhà máy Sokol ở Nizhny Novgorod. Còn theo thông tin từ Gazeta.Ru, việc hiện đại hóa MiG-31 có mối liên hệ chặt chẽ với kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh Dagger.
Những thông tin mà Avia.pro đưa tin, đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko phát biểu trong chuyến thăm nhà máy Sokol ở Nizhny Novgorod. Còn theo thông tin từ Gazeta.Ru, việc hiện đại hóa MiG-31 có mối liên hệ chặt chẽ với kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh Dagger.
Các nhân viên của nhà máy Sokol nói với Thứ trưởng Alexei Krivoruchko rằng, việc hiện đại hóa tiêm kích MiG-31 là “sự thay thế hoàn toàn các thiết bị điện tử trên máy bay bằng các mẫu hiện đại” và cung cấp “việc sử dụng các vũ khí hàng không hiện đại, giúp tăng hiệu quả chiến đấu của máy bay lên khoảng ba lần”.
Các nhân viên của nhà máy Sokol nói với Thứ trưởng Alexei Krivoruchko rằng, việc hiện đại hóa tiêm kích MiG-31 là “sự thay thế hoàn toàn các thiết bị điện tử trên máy bay bằng các mẫu hiện đại” và cung cấp “việc sử dụng các vũ khí hàng không hiện đại, giúp tăng hiệu quả chiến đấu của máy bay lên khoảng ba lần”.
MiG-31 là máy bay tiêm kích đánh chặn thế hệ thứ tư đầu tiên của Liên Xô, được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước. MiG-31 được thiết kế để tuần tra, đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu là máy bay trinh sát, máy bay ném bom, tên lửa hành trình và đạn đạo. Vũ khí chính là 4 tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33E.
MiG-31 là máy bay tiêm kích đánh chặn thế hệ thứ tư đầu tiên của Liên Xô, được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước. MiG-31 được thiết kế để tuần tra, đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu là máy bay trinh sát, máy bay ném bom, tên lửa hành trình và đạn đạo. Vũ khí chính là 4 tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33E.
Nhiệm vụ chính trong quá trình hiện đại hóa MiG-31 thành MiG-31BM là máy bay có thể sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal; đây là tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay, có tầm bắn hơn 2.000 km, vận tốc siêu vượt âm đạt tới Mach 10 và không thể đánh chặn.
Nhiệm vụ chính trong quá trình hiện đại hóa MiG-31 thành MiG-31BM là máy bay có thể sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal; đây là tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay, có tầm bắn hơn 2.000 km, vận tốc siêu vượt âm đạt tới Mach 10 và không thể đánh chặn.
“Ngày nay, tầm quan trọng của chiếc máy bay này có lẽ đã giảm đi so với quan điểm về tuần tra; sự hiện diện của chế độ tuần tra là rất quan trọng vào thời của nó, nhưng giờ đây giá trị của nó đã bị giảm đi phần nào”, Tờ Gazeta.Ru của Nga đăng tải.
“Ngày nay, tầm quan trọng của chiếc máy bay này có lẽ đã giảm đi so với quan điểm về tuần tra; sự hiện diện của chế độ tuần tra là rất quan trọng vào thời của nó, nhưng giờ đây giá trị của nó đã bị giảm đi phần nào”, Tờ Gazeta.Ru của Nga đăng tải.
Đồng thời, ông Oleg Panteleev cho rằng, việc biến MiG-31 trở thành máy bay phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal, là hướng sử dụng mới cho loại máy bay này. Bằng cách nâng cấp như vậy, vừa bảo đảm nhanh chóng và không tốn kém, thứ mà đối thủ tiềm tàng không thể có và nếu có, sẽ không thể xuất hiện trong tương lai gần.
Đồng thời, ông Oleg Panteleev cho rằng, việc biến MiG-31 trở thành máy bay phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal, là hướng sử dụng mới cho loại máy bay này. Bằng cách nâng cấp như vậy, vừa bảo đảm nhanh chóng và không tốn kém, thứ mà đối thủ tiềm tàng không thể có và nếu có, sẽ không thể xuất hiện trong tương lai gần.
Đối với một máy bay như MiG-31, một số chức năng đánh chặn của nó nây giờ có thể là thừa. Panteleev cho biết: Việc đơn giản hóa trong vấn đề này sẽ làm giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng, đồng thời tiết kiệm được nguồn lực đầu tư phát triển, nhưng vẫn cung cấp cho Quân đội Nga loại vũ khí có khả năng răn đe cao.
Đối với một máy bay như MiG-31, một số chức năng đánh chặn của nó nây giờ có thể là thừa. Panteleev cho biết: Việc đơn giản hóa trong vấn đề này sẽ làm giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng, đồng thời tiết kiệm được nguồn lực đầu tư phát triển, nhưng vẫn cung cấp cho Quân đội Nga loại vũ khí có khả năng răn đe cao.
Một trong những hạng mục nâng cấp đáng chú ý là hệ thống điều khiển cơ khí thủy lực của MiG-31 sẽ được thay thế bằng hệ thống lái tự động (fly-by-wire). Việc chuyển đổi như vậy là khá bất thường, nó đòi hỏi sự đầu tư lớn và làm thay đổi một phần đáng kể hệ thống điều khiển máy bay.
Một trong những hạng mục nâng cấp đáng chú ý là hệ thống điều khiển cơ khí thủy lực của MiG-31 sẽ được thay thế bằng hệ thống lái tự động (fly-by-wire). Việc chuyển đổi như vậy là khá bất thường, nó đòi hỏi sự đầu tư lớn và làm thay đổi một phần đáng kể hệ thống điều khiển máy bay.
Một công việc tương tự đã được thực hiện cách đây vài năm, bởi tập đoàn Boeing của Mỹ, về việc sửa đổi hệ thống điều khiển bằng cơ khí, sang hệ thống bay bằng dây tự động trên máy bay chiến đấu F-15.
Một công việc tương tự đã được thực hiện cách đây vài năm, bởi tập đoàn Boeing của Mỹ, về việc sửa đổi hệ thống điều khiển bằng cơ khí, sang hệ thống bay bằng dây tự động trên máy bay chiến đấu F-15.
Lý do của việc sửa đổi, Boeing lập luận rằng, hệ thống điều khiển bay bằng dây là cần thiết, để cho phép F-15 sử dụng tải trọng nặng dưới cánh, loại bỏ các vấn đề khi máy bay bị mất cân bằng, trong trường hợp vũ khí ở một bên cánh, được sử dụng trước.
Lý do của việc sửa đổi, Boeing lập luận rằng, hệ thống điều khiển bay bằng dây là cần thiết, để cho phép F-15 sử dụng tải trọng nặng dưới cánh, loại bỏ các vấn đề khi máy bay bị mất cân bằng, trong trường hợp vũ khí ở một bên cánh, được sử dụng trước.
“Về việc này, MiG-31 cũng đang được hiện đại hóa; về tính năng chính, MiG-31 là máy bay chuyên về nhiệm vụ đánh chặn, do đó vũ khí hạng nặng đều được lắp ở dưới thân; như vậy MiG-31 không cần hệ thống điều khiển bay bằng dây.
“Về việc này, MiG-31 cũng đang được hiện đại hóa; về tính năng chính, MiG-31 là máy bay chuyên về nhiệm vụ đánh chặn, do đó vũ khí hạng nặng đều được lắp ở dưới thân; như vậy MiG-31 không cần hệ thống điều khiển bay bằng dây.
Điều này sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu MiG-31BM tiếp tục sử dụng như một máy bay đánh chặn; nhưng việc chuyển đổi sang hệ thống bay bằng dây cho thấy, có thể Nga đang chuyển đổi MiG-31 sang làm phương tiện phóng tên lửa đạn đạo Kinzhal.
Điều này sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu MiG-31BM tiếp tục sử dụng như một máy bay đánh chặn; nhưng việc chuyển đổi sang hệ thống bay bằng dây cho thấy, có thể Nga đang chuyển đổi MiG-31 sang làm phương tiện phóng tên lửa đạn đạo Kinzhal.
Ở phiên bản MiG-31K, máy bay chỉ mang được một tên lửa Kinzhal; nhưng ở phiên bản MiG-31BM, có thể sẽ mang một tên lửa Kinzhal dưới thân và các tên lửa không đối không dưới các giá treo dưới cánh. Như vậy hệ thống điều khiển máy bay, đang được thay đổi để tạo sự thoải mái cho phi công khi sử dụng”; nguồn tin cho biết.
Ở phiên bản MiG-31K, máy bay chỉ mang được một tên lửa Kinzhal; nhưng ở phiên bản MiG-31BM, có thể sẽ mang một tên lửa Kinzhal dưới thân và các tên lửa không đối không dưới các giá treo dưới cánh. Như vậy hệ thống điều khiển máy bay, đang được thay đổi để tạo sự thoải mái cho phi công khi sử dụng”; nguồn tin cho biết.
Theo ông Panteleev, máy bay trang bị tên lửa Kinzhal khi phóng, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các thông số về độ cao, tốc độ; điều này không nằm trong khả năng của tất cả các phi công, mà chỉ có một số phi công có thể đáp ứng.
Theo ông Panteleev, máy bay trang bị tên lửa Kinzhal khi phóng, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các thông số về độ cao, tốc độ; điều này không nằm trong khả năng của tất cả các phi công, mà chỉ có một số phi công có thể đáp ứng.
Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào, để hiện đại hóa hệ thống điều khiển MiG-31, đảm bảo rằng các thông số yêu cầu được duy trì hầu như ở chế độ tự động; bảo đảm cho tất cả phi công sử dụng MiG-31BM, hoàn toàn có thể phóng tên lửa Kinzhal.
Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào, để hiện đại hóa hệ thống điều khiển MiG-31, đảm bảo rằng các thông số yêu cầu được duy trì hầu như ở chế độ tự động; bảo đảm cho tất cả phi công sử dụng MiG-31BM, hoàn toàn có thể phóng tên lửa Kinzhal.
Hiện vẫn chưa rõ kế hoạch hoàn thành việc hiện đại hóa MiG-31 hoàn thành trong khoảng thời gian nào, nhưng khi hoàn thành, MiG-31BM không chỉ là một máy bay đánh chặn đơn thuần, mà còn là máy bay răn đen chiến lược, khi tên lửa Kinzhal hoàn toàn có thể mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện vẫn chưa rõ kế hoạch hoàn thành việc hiện đại hóa MiG-31 hoàn thành trong khoảng thời gian nào, nhưng khi hoàn thành, MiG-31BM không chỉ là một máy bay đánh chặn đơn thuần, mà còn là máy bay răn đen chiến lược, khi tên lửa Kinzhal hoàn toàn có thể mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Pinterest.

GALLERY MỚI NHẤT