Tiêm kích hạm Su-33: "Thảm họa kinh hoàng" với cả Nga và Trung Quốc

Tiêm kích hạm Su-33: "Thảm họa kinh hoàng" với cả Nga và Trung Quốc

(Kiến Thức) - Truyền thông Ấn Độ gần đây đã có bài phân tích về việc Nga muốn nâng cấp loại tiêm kích hạm hạng nặng của họ là Su-33, và cho rằng, loại chiến đấu cơ này thực sự là "thảm họa" đối với cả Nga và Trung Quốc.

Tờ Eurasia Times của Ấn Độ có bài viết với tiêu đề: "Tại sao Moscow nâng cấp máy bay chiến đấu Su-33" và cho rằng  tiêm kích hạm Su-33 thực sự là thảm họa đối với cả Nga và Trung Quốc. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Tờ Eurasia Times của Ấn Độ có bài viết với tiêu đề: "Tại sao Moscow nâng cấp máy bay chiến đấu Su-33" và cho rằng tiêm kích hạm Su-33 thực sự là thảm họa đối với cả Nga và Trung Quốc. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Thiếu tướng Igor Kochin thuộc Lực lượng Phòng không Hải quân Nga cho biết, Nga đang nâng cấp toàn diện các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Su-33; nhất là những chiếc còn đủ tuổi thọ khung máy bay, để đảm bảo chúng có thể phục vụ đến năm 2025. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Thiếu tướng Igor Kochin thuộc Lực lượng Phòng không Hải quân Nga cho biết, Nga đang nâng cấp toàn diện các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Su-33; nhất là những chiếc còn đủ tuổi thọ khung máy bay, để đảm bảo chúng có thể phục vụ đến năm 2025. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Trước khi ngừng sản xuất vào năm 1999, Hải quân Nga đã mua tổng cộng 30 chiếc Su-33. Trong số 30 chiếc Su-33, thì 20 chiếc đã được nâng cấp trong "giai đoạn đầu" tại Nhà máy Sukhoi ở Komsomolsk trên sông Amur. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Trước khi ngừng sản xuất vào năm 1999, Hải quân Nga đã mua tổng cộng 30 chiếc Su-33. Trong số 30 chiếc Su-33, thì 20 chiếc đã được nâng cấp trong "giai đoạn đầu" tại Nhà máy Sukhoi ở Komsomolsk trên sông Amur. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Trong lần nâng cấp đầu tiên, Su-33 được lắp đặt thiết bị định vị vệ tinh mới, bộ thu cảnh báo radar mới và hệ thống tính toán SVP-24-33 cho các cuộc tấn công chính xác bằng cách ném bom rơi tự do. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33. - Nguồn: Topwar
Trong lần nâng cấp đầu tiên, Su-33 được lắp đặt thiết bị định vị vệ tinh mới, bộ thu cảnh báo radar mới và hệ thống tính toán SVP-24-33 cho các cuộc tấn công chính xác bằng cách ném bom rơi tự do. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33. - Nguồn: Topwar
Trong lần nâng cấp thứ hai, kho vũ khí của tiêm kích hạm Su-33 sẽ được mở rộng, bằng cách bổ sung các loại đạn dẫn đường chính xác; giúp Su-33 có thể tấn công mục tiêu từ xa, mà không cần phải bay vào khu vực phòng không của đối phương. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Trong lần nâng cấp thứ hai, kho vũ khí của tiêm kích hạm Su-33 sẽ được mở rộng, bằng cách bổ sung các loại đạn dẫn đường chính xác; giúp Su-33 có thể tấn công mục tiêu từ xa, mà không cần phải bay vào khu vực phòng không của đối phương. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Tuy nhiên do kích thước của tiêm kích hạm Su-33 quá lớn, không phù hợp để triển khai quy mô lớn trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga và những tàu sân bay dùng phương pháp cất cánh kiểu nhảy cầu tương tự; cùng với đó là trang thiết bị trên Su-33 đã lạc hậu. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Tuy nhiên do kích thước của tiêm kích hạm Su-33 quá lớn, không phù hợp để triển khai quy mô lớn trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga và những tàu sân bay dùng phương pháp cất cánh kiểu nhảy cầu tương tự; cùng với đó là trang thiết bị trên Su-33 đã lạc hậu. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Ý tưởng phát triển phiên bản Su-33 có từ trong giai đoạn sau của Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô cần loại tiêm kích hạm chống lại các tàu sân bay NATO, tương tự như mẫu FA/18 Supe Hornet trang bị trên các tàu sân bay của hải quân Mỹ. Ảnh: Tiêm kích hạm FA/18 Supe Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Ý tưởng phát triển phiên bản Su-33 có từ trong giai đoạn sau của Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô cần loại tiêm kích hạm chống lại các tàu sân bay NATO, tương tự như mẫu FA/18 Supe Hornet trang bị trên các tàu sân bay của hải quân Mỹ. Ảnh: Tiêm kích hạm FA/18 Supe Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Vào những năm 1970, Liên Xô quyết định phát triển một loại tiêm kích hạm hai động cơ, một chỗ ngồi, đa chức năng cho các nhiệm vụ đối không, không đối đất và đánh chặn trong mọi thời tiết; dựa trên nền tảng của tiêm kích Su-27 Flanker có tên là Su-33. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Vào những năm 1970, Liên Xô quyết định phát triển một loại tiêm kích hạm hai động cơ, một chỗ ngồi, đa chức năng cho các nhiệm vụ đối không, không đối đất và đánh chặn trong mọi thời tiết; dựa trên nền tảng của tiêm kích Su-27 Flanker có tên là Su-33. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Để Su-33 thích ứng với không gian nhỏ gọn và đường băng ngắn hơn của tàu sân bay, nên các cải tiến của Su-33 bao gồm, khung máy bay được gia cường, bộ hạ cánh được gia cố, cánh chính có thể gấp gọn cánh rộng hơn đáng kể. Động cơ AL-31F3 với lực đẩy mạnh hơn. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Để Su-33 thích ứng với không gian nhỏ gọn và đường băng ngắn hơn của tàu sân bay, nên các cải tiến của Su-33 bao gồm, khung máy bay được gia cường, bộ hạ cánh được gia cố, cánh chính có thể gấp gọn cánh rộng hơn đáng kể. Động cơ AL-31F3 với lực đẩy mạnh hơn. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Chuyên gia quân sự của Mỹ Mark Episkopos cho rằng, Su-33 chắc chắn vẫn là loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, mặc dù đã có những nỗ lực trang bị tên lửa chống hạm cho nó. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Chuyên gia quân sự của Mỹ Mark Episkopos cho rằng, Su-33 chắc chắn vẫn là loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, mặc dù đã có những nỗ lực trang bị tên lửa chống hạm cho nó. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Tuy nhiên Su-33 về cơ bản không thể được sử dụng như một mẫu máy bay để ưu thế trên biển, với tư cách là máy bay chiến đấu chủ lực của tàu sân bay Kuznetsov, vai trò của Su-33 rõ ràng là thấp; điều này đã được khẳng định trong chiến dịch tham chiến của tàu sân bay Kuznetsov tại Syria năm 2018. Ảnh: Su-33 cất cánh từ tàu sân bay Kuznetsov tham chiến tại Syria - Nguồn: Topwar
Tuy nhiên Su-33 về cơ bản không thể được sử dụng như một mẫu máy bay để ưu thế trên biển, với tư cách là máy bay chiến đấu chủ lực của tàu sân bay Kuznetsov, vai trò của Su-33 rõ ràng là thấp; điều này đã được khẳng định trong chiến dịch tham chiến của tàu sân bay Kuznetsov tại Syria năm 2018. Ảnh: Su-33 cất cánh từ tàu sân bay Kuznetsov tham chiến tại Syria - Nguồn: Topwar
Bất chấp những điểm yếu của Su-33, Trung Quốc đã mua một nguyên mẫu Su-33 chưa hoàn thiện từ Ukraine vào năm 2001, để phát triển loại tiêm kích hạm duy nhất của họ mang tên J-15. Năm 2013, J-15 được biên chế và không quân hải quân Trung Quốc, với kỳ vọng trở thành mẫu tiêm kích hạm chủ lực cho các nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của nước này. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 - Nguồn: Sina
Bất chấp những điểm yếu của Su-33, Trung Quốc đã mua một nguyên mẫu Su-33 chưa hoàn thiện từ Ukraine vào năm 2001, để phát triển loại tiêm kích hạm duy nhất của họ mang tên J-15. Năm 2013, J-15 được biên chế và không quân hải quân Trung Quốc, với kỳ vọng trở thành mẫu tiêm kích hạm chủ lực cho các nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của nước này. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 - Nguồn: Sina
Nhưng cũng giống với Su-33, J-15 không đủ nhiên liệu khi chiến đấu xa, động cơ không ổn định do trục trặc động cơ và các hỏng hóc cơ khí khác; nên nhiều chiếc J-15 đã gặp một số tai nạn. Quá trình khai thác J-15 khiến hải quân Trung Quốc gặp nhiều thất vọng. Ảnh: Tiêm kích J-15 trên boong tàu sân bay Liêu Ninh - Nguồn: Sina
Nhưng cũng giống với Su-33, J-15 không đủ nhiên liệu khi chiến đấu xa, động cơ không ổn định do trục trặc động cơ và các hỏng hóc cơ khí khác; nên nhiều chiếc J-15 đã gặp một số tai nạn. Quá trình khai thác J-15 khiến hải quân Trung Quốc gặp nhiều thất vọng. Ảnh: Tiêm kích J-15 trên boong tàu sân bay Liêu Ninh - Nguồn: Sina
Đến nay, chỉ có khoảng hơn 20 chiếc J-15 được chế tạo, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 50-60 phi cơ để duy trì khả năng vận hành, tác chiến và bảo dưỡng lực lượng tiêm kích hạm cho ít nhất hai tàu sân bay. Trong khi đó, dòng tiêm kích này liên tục gặp tai nạn, gây tổn thất lớn cho không quân hải quân Trung Quốc. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 - Nguồn: Sina
Đến nay, chỉ có khoảng hơn 20 chiếc J-15 được chế tạo, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 50-60 phi cơ để duy trì khả năng vận hành, tác chiến và bảo dưỡng lực lượng tiêm kích hạm cho ít nhất hai tàu sân bay. Trong khi đó, dòng tiêm kích này liên tục gặp tai nạn, gây tổn thất lớn cho không quân hải quân Trung Quốc. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 - Nguồn: Sina
Mặc dù trước khi đưa Su-33 vào biên chế, truyền thông phương Tây cho rằng, Su-33 không thể trở thành tiêm kích hạm, do kích thước quá lớn; nhưng kết quả là Su-33 vẫn hạ cánh xuống tàu sân bay Kuznetsov và tham gia chiến đấu. Ảnh: Su-33 cất cánh từ tàu sân bay Kuznetsov tham chiến tại Syria - Nguồn: Topwar
Mặc dù trước khi đưa Su-33 vào biên chế, truyền thông phương Tây cho rằng, Su-33 không thể trở thành tiêm kích hạm, do kích thước quá lớn; nhưng kết quả là Su-33 vẫn hạ cánh xuống tàu sân bay Kuznetsov và tham gia chiến đấu. Ảnh: Su-33 cất cánh từ tàu sân bay Kuznetsov tham chiến tại Syria - Nguồn: Topwar
Truyền thông Nga cho biết, độ bền kết cấu, khí động học, hệ thống điều khiển bay, dẫn đường và vũ khí, cùng các hệ thống khác của Su-33 đã được giải quyết trong quá trình thiết kế và Su-33 vẫn là tiêm kích hạm chủ lực, nếu tàu sân bay duy nhất của Nga Kuznetsov của Nga trở lại hoạt động. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Truyền thông Nga cho biết, độ bền kết cấu, khí động học, hệ thống điều khiển bay, dẫn đường và vũ khí, cùng các hệ thống khác của Su-33 đã được giải quyết trong quá trình thiết kế và Su-33 vẫn là tiêm kích hạm chủ lực, nếu tàu sân bay duy nhất của Nga Kuznetsov của Nga trở lại hoạt động. Ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 - Nguồn: Topwar
Video Nga công bố video Su-33 lần đầu hạ cánh xuống tàu sân bay - Nguồn: Zvezda

GALLERY MỚI NHẤT