Tiêm kích hạm J-15 “thất bại”, Trung Quốc kỳ vọng J-15S

(Kiến Thức) - Không phải J-15 là tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay của Trung Quốc mà có thể đó sẽ là biến thể 2 chỗ ngồi J-15S.

Tiêm kích hạm J-15 “thất bại”, Trung Quốc kỳ vọng J-15S
Tờ Asia Weekly (trụ sở tại Hồng Kông) có đăng bài viết với tiêu đề “Quân đội Trung quốc xây dựng lực lượng máy bay trên hạm” do Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tổng hợp Đông Á của Đài Loan Sái Dực viết.
Bài viết chỉ ra, tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung quốc đã được đưa vào phục vụ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Hải quân Trung Quốc, điều này đã gây sự chú ý mạnh mẽ của các nước láng giềng. Đặc biệt, giới nghiên cứu quân sự trong, ngoài nước còn để tâm tới sự phát triển của tiêm kích hạm trên tàu sân bay Trung Quốc.
Tiêm kích hạm J-15 được đánh giá là không đạt yêu cầu thiết kế.
 Tiêm kích hạm J-15 được đánh giá là không đạt yêu cầu thiết kế.
Căn cứ vào số liệu gần đây cho thấy, tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay Hải quân Trung Quốc sẽ do dòng máy bay Thẩm Dương J-15 đảm nhận. J-15 cơ bản là lấy Su-33 của Nga làm mô hình “sao chép”. Tuy nhiên, trong chế tạo thì J-15 lại lấy J-11B (sao chép Su-27, mà Su-33 cũng có nền tảng từ Su-27) làm cơ sở để phát triển, hệ thống điện tử và radar trên máy bay đều có sự cải tiến lớn, mang được nhiều loại vũ khí sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, lực đẩy của động cơ sản xuất trong nước không đủ và trọng lượng của máy bay vẫn không đạt yêu cầu thiết kế. Vì vậy, Trung Quốc đang cố gắng cải tiến máy bay chiến đấu J-15.
Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã phát triển thành công biến thể cải tiến J-15S. Và tương lai, J-15S sẽ đảm nhiệm vai trò tiêm kích hạm chủ lực trên tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc.
J-15S là biến thể cải tiến hoàn toàn dựa trên J-15 nhưng thiết kế với buồng lái 2 chỗ ngồi. J-15S có thể mang được tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh JL-12 có tầm bắn 300km hoặc CM-400AGK, bom đường kính nhỏ trang bị bộ dẫn đường GPS.
Biến thể 2 chỗ ngồi J-15S.
 Biến thể 2 chỗ ngồi J-15S.
Theo một số chuyên gia phân tích, Trung Quốc đang thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình J-31, có thể trở thành tiêm kích hạm tương lai của hải quân. Nhưng nhìn vào kinh nghiệm sử dụng máy bay chiến đấu hạng nặng trên hạm mà Mỹ và Pháp đều sử dụng, thì máy bay J-31 hạng trung có thể bị hạn chế về tải trọng và tầm bay, có thể không được sử dụng. Tuy nhiên, nếu tính năng được nâng cấp hơn nữa sẽ có thể trở thành đối thủ của F-35.
Cũng theo bài viết, do tàu sân bay Liêu Ninh không trang bị máy phóng thủy lực mà dùng boong phóng kiểu nhảy cầu nên máy bay cảnh báo cánh cố định loại lớn không thể cất cánh từ Liêu Ninh. Vì vậy, trong tương lai, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tạm sử dụng trực thăng cảnh báo Ka-31 của Nga hoặc Z-8YJ do Trung Quốc sản xuất để trang bị cho tàu sân bay, tính năng kém xa máy bay cảnh báo E-2 trên tàu sân bay Mỹ.
Nhưng quân đội Trung Quốc cũng đang tích cực lấy máy bay vận tải Y-7 làm nền tảng để phát triển loại máy bay cảnh báo JYZ-01 trên hạm tương tự E-2 của Mỹ cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc. Liên quan đến tác chiến chống ngầm, Quân đội Trung Quốc hiện sẽ dựa vào Ka-28 làm chủ lực để chống ngầm từ trên không.
Trong tương lai, khu nhiệm vụ của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc, sẽ triển khai tác chiến “tích cực phòng vệ” tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông giữa chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai.
Trong điều kiện địa lý này, tàu sân bay Liêu Ninh ngay cả khi không có máy bay cảnh báo trên tàu cảnh báo, Quân đội Trung Quốc cũng có thể thông qua các phương thức khác để tiến hành giám sát kiểm soát trên không, trên mặt nước và dưới nước đối với khu vực biển của 2 chuỗi này.

“Cá mập” J-15 Trung Quốc thua xa “ong” F/A-18E/F Mỹ

“Cá mập” J-15 Trung Quốc thua xa “ong” F/A-18E/F Mỹ
* Tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc có biệt danh Flying Shark (Cá mập bay) và F/A-18 E/F đặt biệt danh Super Hornet (Siêu ong bắp cày).

“Cá mập bay” J-15 của Trung Quốc không an toàn?

“Cá mập bay” J-15 của Trung Quốc không an toàn?
Want Daily dẫn nguồn Tạp chí Wired (trụ sở tại Mỹ) cho hay, tiêm kích hạm đầu tiên của Trung Quốc J-15 Flying Shark (Cá mập bay) đã từng gặp nhiều lỗi kỹ thuật và tai nạn trong quá trình thử nghiệm trên mặt đất, trước khi hoàn thành lần cất hạ cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh vào ngày 25/11/2012.

Su-33: “nguyên mẫu” tiêm kích hạm J-15 TQ

Su-33: “nguyên mẫu” tiêm kích hạm J-15 TQ
Tiêm kích hạm Su-33 do Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1980 trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Liên Xô (nay là Hải quân Nga). Su-33 cũng được xem như là “nguyên mẫu” của dòng tiêm kích hạm Thẩm Dương J-15 (Trung Quốc). Theo một số nguồn tin thì Trung Quốc đã mua mẫu thử nghiệm Su-33 từ Ukraine và trên cơ sở đó sao chép công nghệ và cho ra đời J-15. Trong ảnh là tiêm kích hạm Su-33 và J-15 (góc phải, trên cùng) cho thấy sự tương đồng rõ nét 2 loại này về kiểu dáng, kết cấu, bố trí.
Tiêm kích hạm Su-33 do Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1980 trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Liên Xô (nay là Hải quân Nga). Su-33 cũng được xem như là “nguyên mẫu” của dòng tiêm kích hạm Thẩm Dương J-15 (Trung Quốc). Theo một số nguồn tin thì Trung Quốc đã mua mẫu thử nghiệm Su-33 từ Ukraine và trên cơ sở đó sao chép công nghệ và cho ra đời J-15. Trong ảnh là tiêm kích hạm Su-33 và J-15 (góc phải, trên cùng) cho thấy sự tương đồng rõ nét 2 loại này về kiểu dáng, kết cấu, bố trí.

Tiêm kích hạm Su-33 được phát triển dựa trên máy bay Su-27 với một số sự thay đổi trong thiết kế đáp ứng yêu cầu cho phép cất hạ cánh trên tàu sân bay.
Tiêm kích hạm Su-33 được phát triển dựa trên máy bay Su-27 với một số sự thay đổi trong thiết kế đáp ứng yêu cầu cho phép cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Su-33 được thiết kế với cánh mũi nhỏ để rút ngắn quãng đường cất cánh và cải thiện khả năng cơ động.
Su-33 được thiết kế với cánh mũi nhỏ để rút ngắn quãng đường cất cánh và cải thiện khả năng cơ động.

Khác với tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (Nga) thiết kế với đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu thay vì sử dụng máy phóng thủy lực. Kiểu thiết này cung cấp nhiều lợi thế gồm: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công; cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn vì ít phải tăng cường cấu trúc khung. Trong ảnh là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga.
Khác với tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (Nga) thiết kế với đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu thay vì sử dụng máy phóng thủy lực. Kiểu thiết này cung cấp nhiều lợi thế gồm: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công; cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn vì ít phải tăng cường cấu trúc khung. Trong ảnh là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga.

Hải quân Nga hiện chỉ duy trì một tàu sân bay Kuznetsov nên số lượng tiêm kích Su-33 (trong ảnh) sản xuất chỉ dừng lại con số 24 chiếc (đơn giá khoảng 45-50 triệu USD/chiếc).
Hải quân Nga hiện chỉ duy trì một tàu sân bay Kuznetsov nên số lượng tiêm kích Su-33 (trong ảnh) sản xuất chỉ dừng lại con số 24 chiếc (đơn giá khoảng 45-50 triệu USD/chiếc).

Với kiểu boong phóng nhảy cầu, máy bay có thể có được toàn bộ lực đẩy có đốt sau sớm hơn, vì nó được ghìm lại bởi đế chặn chứ không phải bởi những chốt móc của máy phóng.
Với kiểu boong phóng nhảy cầu, máy bay có thể có được toàn bộ lực đẩy có đốt sau sớm hơn, vì nó được ghìm lại bởi đế chặn chứ không phải bởi những chốt móc của máy phóng.

Su-33 trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F, nhiều khả năng tiêm kích hạm J-15 cũng dùng loại động cơ này do Trung Quốc chưa thể hoàn thiện công nghệ sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu.
Su-33 trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F,  nhiều khả năng tiêm kích hạm J-15 cũng dùng loại động cơ này do Trung Quốc chưa thể hoàn thiện công nghệ sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu.

Khung cảnh tiêm kích hạm Su-33 rời boong phóng rất giống với hình ảnh tiêm kích J-15 Trung Quốc trong lần cất cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh (góc trái, trên cùng).
Khung cảnh tiêm kích hạm Su-33 rời boong phóng rất giống với hình ảnh tiêm kích J-15 Trung Quốc trong lần cất cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh (góc trái, trên cùng).

Su-33 có thể đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.300km/h) ở trần bay cao 10km, tầm bay xa 3.000km, trần bay tối đa 17km.
 Su-33 có thể đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.300km/h) ở trần bay cao 10km, tầm bay xa 3.000km, trần bay tối đa 17km.

Cáp hãm đà tàu sân bay níu giữ chiếc Su-33 hạ cánh xuống mặt boong.
 Cáp hãm đà tàu sân bay níu giữ chiếc Su-33 hạ cánh xuống mặt boong.

Buồng lái của tiêm kích hạm Su-33.
Buồng lái của tiêm kích hạm Su-33.

Dù kiểu thiết kế boong phóng có nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên cách làm này cũng buộc máy bay không thể mang tải trọng nặng. Thay vì mang được 8 tấn vũ khí như Su-27/30, Su-33 chỉ có khả năng mang 6,5 tấn vũ khí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.
Dù kiểu thiết kế boong phóng có nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên cách làm này cũng buộc máy bay không thể mang tải trọng nặng. Thay vì mang được 8 tấn vũ khí như Su-27/30, Su-33 chỉ có khả năng mang 6,5 tấn vũ khí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.

Su-33 có thể mang hầu hết tên lửa không đối không hiện đại của Nga gồm: R-73, R-27 và R-77.
Su-33 có thể mang hầu hết tên lửa không đối không hiện đại của Nga gồm: R-73, R-27 và R-77.

Trong tác chiến chống mục tiêu trên biển, Su-33 có thể mang một tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Kh-41 (trong ảnh là quả đạn nằm giữa 2 cửa hút gió) đạt tầm bắn 120km, tốc độ hành trình 2.800km/h, lắp đầu đạn nặng 300kg. Ngoài ra, Su-33 có thể mang tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-25MP, tên lửa chông radar Kh-31P và các loại bom không điều khiển.
Trong tác chiến chống mục tiêu trên biển, Su-33 có thể mang một tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Kh-41 (trong ảnh là quả đạn nằm giữa 2 cửa hút gió) đạt tầm bắn 120km, tốc độ hành trình 2.800km/h, lắp đầu đạn nặng 300kg. Ngoài ra, Su-33 có thể mang tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-25MP, tên lửa chông radar Kh-31P và các loại bom không điều khiển.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới