Tiêm đủ vắc xin giảm nguy cơ mắc biến chủng Delta thế nào?

Tiêm đủ vắc xin giảm nguy cơ mắc biến chủng Delta thế nào?

Một nghiên cứu của Anh mới công bố những người tiêm vắc xin đầy đủ giảm 50% nguy cơ mắc biến chủng Delta. Thêm nữa, họ được bảo vệ khoảng 60% trong ngăn ngừa các triệu chứng của COVID-19.

Anh là một trong số các quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao nhất thế giới. Thế nhưng, những tháng gần đây, Anh ghi nhận nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 mắc  biến chủng Delta.
Anh là một trong số các quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao nhất thế giới. Thế nhưng, những tháng gần đây, Anh ghi nhận nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 mắc biến chủng Delta.
Mới đây, Đại học Imperial của Anh công bố nghiên cứu khảo sát dân số React-1 đáng chú ý về biến chủng Delta đang hoành hành ở quốc gia này cũng như nhiều nước trên thế giới.
Mới đây, Đại học Imperial của Anh công bố nghiên cứu khảo sát dân số React-1 đáng chú ý về biến chủng Delta đang hoành hành ở quốc gia này cũng như nhiều nước trên thế giới.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của khoảng 98.000 tình nguyện viên ở Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tiêm vắc xin đầy đủ giảm 50% nguy cơ mắc biến chủng Delta.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của khoảng 98.000 tình nguyện viên ở Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tiêm vắc xin đầy đủ giảm 50% nguy cơ mắc biến chủng Delta.
Thêm nữa, những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin được bảo vệ khoảng 60% trước các triệu chứng của COVID-19.
Thêm nữa, những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin được bảo vệ khoảng 60% trước các triệu chứng của COVID-19.
Từ đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Imperial London đưa ra nhận định việc phát triển vắc xin kháng chủng Delta là cần thiết.
Từ đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Imperial London đưa ra nhận định việc phát triển vắc xin kháng chủng Delta là cần thiết.
Nguyên do là bởi protein của chủng Delta đã đột biến đến mức kháng thể được tạo ra từ các mũi tiêm đến từ những loại vắc xin hiện tại đang trở nên kém hiệu quả hơn.
Nguyên do là bởi protein của chủng Delta đã đột biến đến mức kháng thể được tạo ra từ các mũi tiêm đến từ những loại vắc xin hiện tại đang trở nên kém hiệu quả hơn.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khảo sát dân số React-1 ước tính mức độ hiệu quả của vaccine phòng COVID-19. Những người tham gia khảo sát đã tiêm vắc xin AstraZeneca và Pfizer.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khảo sát dân số React-1 ước tính mức độ hiệu quả của vaccine phòng COVID-19. Những người tham gia khảo sát đã tiêm vắc xin AstraZeneca và Pfizer.
Trước kết quả nghiên cứu này, giảng viên Tom Wingfield công tác tại Trường Y học Nhiệt đới Liverpool cho hay: “Kết quả này nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng cao thì vẫn có khả năng xảy ra một đợt bùng phát dịch COVID-19 vào mùa thu tới”.
Trước kết quả nghiên cứu này, giảng viên Tom Wingfield công tác tại Trường Y học Nhiệt đới Liverpool cho hay: “Kết quả này nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng cao thì vẫn có khả năng xảy ra một đợt bùng phát dịch COVID-19 vào mùa thu tới”.
Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ cho hay sự lây lan của biến chủng Delta đã đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên hơn 80% và có thể đạt tới 90%.
Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ cho hay sự lây lan của biến chủng Delta đã đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên hơn 80% và có thể đạt tới 90%.
Biến chủng Delta là chủng virus rất nguy hiểm. Nó được giới chuyên gia đánh giá nguy hiểm hơn nhiều so với các chủng ban đầu. Vì vậy, ngưỡng miễn dịch cộng đồng được đẩy lên cao hơn nhiều mức ước tính 60 - 70% trước đó.
Biến chủng Delta là chủng virus rất nguy hiểm. Nó được giới chuyên gia đánh giá nguy hiểm hơn nhiều so với các chủng ban đầu. Vì vậy, ngưỡng miễn dịch cộng đồng được đẩy lên cao hơn nhiều mức ước tính 60 - 70% trước đó.
Mời độc giả xem video: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT