Tiếc đất vàng bỏ hoang lãng phí, HoREA gửi văn bản đến Bộ Chính trị

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng góp ý kiến về việc phát huy đầy đủ nguồn lực đất đai trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng góp ý kiến về việc phát huy đầy đủ nguồn lực đất đai trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tại văn bản này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng nguồn lực đất đai thời gian qua chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân là do cơ chế chính sách vẫn còn một số "bất cập" dẫn đến nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ.

Tiec dat vang bo hoang lang phi, HoREA gui van ban den Bo Chinh tri
 Bên cạnh những cao ốc sang trọng thì nhiều khu đất "vàng" ở khu vực trung tâm thành phố bỏ hoang

Ví dụ, có những "khu đất vàng" trong khu vực trung tâm TP HCM bị sử dụng lãng phí, điển hình như khu đất có diện tích vài ngàn mét vuông tại đường Nguyễn Huệ, quận 1 bị "quây tôn" bỏ không đã hơn 10 năm qua, không đưa vào đầu tư xây dựng kinh doanh, không tạo ra công ăn việc làm, không đóng góp cho kinh tế TP thì giá trị sử dụng của khu đất vàng này cũng bằng không. Hoặc có những doanh nghiệp xí phần các dự án có quy mô diện tích lớn nhưng không đưa đất vào sử dụng, không triển khai thực hiện dự án do nhiều nguyên nhân, thậm chí có cả dấu hiệu đầu cơ đất đai đều dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai.

Nhiều nhà đất công sản được giao cho các tổ chức thuê đất 50 năm. Sau đó đơn vị thuê đất này lại hợp tác với doanh nghiệp phát triển dự án thì phần lớn lợi nhuận thu được rơi vào "túi tư nhân" khiến ngân sách nhà nước không thu được tương xứng.

Về cơ chế tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho cả chu kỳ 50 năm nộp 1 lần và nhất là quy trình thủ tục tính tiền sử dụng đất cực kỳ nhiêu khê, phức tạp, tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của người sử dụng đất, nhất là doanh nghiệp, vừa làm phát sinh cơ chế "xin-cho", nhũng nhiễu, tiêu cực… vừa có thể làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai.

Ngoài ra, còn có những bất cập về các chính sách thuế như: thuế sử dụng đất nông nghiệp thì đang được miễn nộp đến năm 2025; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đang được thu với thuế suất rất thấp, chỉ 0,03% hoặc 0,15%... còn thuế thu nhập do chuyển nhượng bất động sản, quyền sử dụng đất với thuế suất 2% trên giá trị hợp đồng chuyển nhượng theo kiểu "cào bằng", trái với nguyên tắc của thuế thu nhập là chỉ thu khi có thu nhập... Những bất cập này cần sớm điều chỉnh.

Lỗ luỹ kế của chủ thương hiệu kem Tràng Tiền gần chạm mốc 750 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Lỗ luỹ kế của Khách sạn và Dịch vụ OCH tính đến thời điểm 31/3 lên đến 746 tỷ đồng.

CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH (OCH) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2022 với hơn 94 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 4% so cùng kỳ, lợi nhuận gộp ở mức 15 tỷ đồng, giảm nhẹ so cùng kỳ.

Đáng chú ý, doanh thu tài chính trong kỳ ghi nhận đột biến tăng gần 4 lần, Công ty cho biết do ghi nhận đầu tư chứng khoán và đầu tư khác.

Mỗi tuần một doanh nghiệp: Giá mục tiêu dành cho GMD ở mức 62.400 đồng/cp

(Vietnamdaily) - MBS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu GMD vào khoảng 62.400 đồng dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Chứng khoán MB (MBS) khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GMD của CTCP Gemadept với giá mục tiêu 62.400 đồng trên cơ sở:

(i) hoạt động xuất nhập khẩu duy trì tích cực trong năm 2022, (ii) dư địa còn lớn đối với giá dịch vụ cảng biển, (iii) công suất khai thác từ năm 2026 tăng 56% so với hiện tại khi cảng Nam Đình Vũ và Gemalink giai đoạn 2 đưa vào hoạt động. GMD thông qua chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt 1.200 đồng/cp.

Lãi hoạt động liên doanh liên kết (125 tỷ đồng) giúp lãi ròng quý 1/2022 tăng mạnh 86% so với cùng kỳ, đạt tương ứng 274 tỷ đồng, mức cao nhất theo quý từ trước tới nay (không bao gồm các khoản lợi nhuận đột biến từ thoái vốn). Biên lợi nhuận gộp đạt 40%, tăng nhẹ so với mức 38% cùng kỳ năm ngoái.

Moi tuan mot doanh nghiep: Gia muc tieu danh cho GMD o muc 62.400 dong/cp
 

Gemalink đạt mốc hơn 1 triệu TEUs sau 1 năm vận hành, đạt mức kỷ lục trong ngành khai thác cảng Việt Nam. Tính riêng quý 1/2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Gemalink đạt 305.000 TEUs, chiếm 40% tổng sản lượng thông qua toàn bộ cảng Gemadept, tăng 3 lần so với cùng kỳ.

Công ty dự kiến tăng vốn thêm 2.009 tỷ đồng từ phát hành quyền mua cổ phiếu tỷ lệ 3:1 với giá 20.000 đồng/cp. Sau đợt tăng, vốn điều lệ của GMD tăng từ 3.014 tỷ đồng lên 4.018 tỷ đồng.

Kế hoạch thoái vốn và chuyển nhượng: GMD lên kế hoạch chuyển nhượng tối đa 24% vốn Gemalink, ưu tiên đối tác có hãng tàu, đồng thời, thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi (cao su & bất động sản).

Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I/2022 tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và được dự báo có thể đạt 750 tỷ USD trong năm 2022, tăng 12% so với năm trước.

MBS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu GMD vào khoảng 62.400 đồng dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 23,3 lần (theo EPS 2022F khoảng 2.680 đồng).

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.