“Đặc khu ổ chuột” dưới chân cầu Long Biên
Cách trung tâm Hà Nội phồn hoa vài trăm mét là khu ổ chuột tối tăm, nhếch nhác (thuộc khu dân cư số 2, phường Phúc Xá, Ba Đình)...
Khu “ổ chuột” dưới chân cầu Long Biên thuộc tổ dân phố số 7, khu dân cư số 2, phường Phúc Xá, Ba Đình (Hà Nội). Đây là nơi sinh sống của hàng trăm người lao động ngoại tỉnh. |
Để vào đây phải đi qua chợ đầu mối Long Biên, men theo gầm cầu. Con đường này luôn lầy lội, bốc mùi hôi thối. |
Những nhà trọ ở đây có diện tích khoảng 6m2, có nhà xây, có nhà ghép bằng ván, phên nứa, ván gỗ… xen kẽ giữa hành lang tối và ẩm thấp. |
Mái nhà trong khu vực này được phủ lên đủ thứ, từ thùng xốp, chăn, quần áo cũ, bạt… để chống nóng. |
Khu “ổ chuột” nằm sát mương nước thải và nước thải sinh hoạt của những người sống ở đây cũng thải trực tiếp ra sông Hồng. Những chiếc xe kéo này, ban ngày để phơi quần áo, ban đêm là phương tiện mưu sinh. |
Những người sống ở đây chủ yếu làm cửu vạn chợ đầu mối, bán hàng rong, nhặt rác… |
Một căn phòng 6m2 có giá 900.000 đồng/tháng, chưa kể điện nước. |
Nơi nấu ăn chỉ là mấy thanh sắt gá lên gạch. Những thùng gỗ đựng trái cây được mua về để làm củi. |
Nhà vệ sinh bé xíu, được che bằng một mảnh vải. |
Trong khu “ổ chuột”, rất hiếm có xóm trọ nào có bếp và khu giặt giũ rộng rãi như thế này dù nó cũng không sạch sẽ gì. Những đứa trẻ sống ở đây từ nhỏ đã biết thân biết phận, biết chịu đựng căn phòng chật chội, nóng bức và cả biết trông coi nhau để bố mẹ đi làm. |
Giàn khoan Hải Dương 981: Cẩn trọng Trung Quốc lợi dụng
Giàn khoan Hải Dương 981 được làm theo công nghệ của Mỹ, cơn bão mạnh nhất trong 200 năm qua không thể hạ nổi giàn khoan thế hệ này.
Biển Đông là một vùng biển dữ với trung bình một năm có hơn 10 cơn bão mạnh, kéo dài từ tháng 6 cho đến tháng 10. Hiện tại ở khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đang xuất hiện một đợt áp thấp, có khả năng hình thành thành áp thấp nhiệt đới.
Những cơn bão này có thể ảnh hưởng tới giàn khoan của Trung Quốc đang hạ đặt tại đây hay không, thì chuyên gia hàng hải, thành viên hội Khoa học Biển TP.HCM cho rằng không có khả năng.
Ông Bình lý giải: “Dù là giàn khoan được sản xuất từ Trung Quốc, nhưng nó được sản xuất theo thiết kế, tiêu chuẩn của người Mỹ, mà bản quyền thuộc về công ty Friede &Goldman (viết tắt là FG) có trụ sở tại Houston (bang Texas, Mỹ).”
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. |
Và người Mỹ đã tổng hợp những trận bão mạnh nhất, quái dị nhất trong lịch sử 200 năm loài người để tạo ra những điều kiện thử nghiệm cho chiếc giàn khoan nửa chìm này. Giàn khoan thế hệ này có 12 dây neo khổng lồ tích hợp các thiết bị điện tử điều chỉnh tự động. Nếu bão lớn, nó có thể bổ sung thêm các thiết bị để cân chỉnh tùy điều kiện.
Có thể nói rằng cơn bão đến cấp 12 chưa thể đánh đổ nước nó chứ đừng nói gì đến những cơn bão bình thường. Trông đợi vào thiên nhiên là một khả năng không thể.”
“Phải nói rằng Trung Quốc đã thừa hưởng tinh hoa chất xám của người Mỹ, và sử dụng cộng nghệ đó vào những việc làm không đẹp, điều mà người Mỹ không bao giờ làm trong lịch sử của họ.” – Ông Đỗ Thái Bình nhận định.
Xung quanh việc Biển Đông sắp vào mùa bão, ông Bình chia sẻ: “Đợt áp thấp nhiệt đới này chỉ mới đạt đến sức gió cấp 5, cấp 6, có thể nói chưa ảnh hưởng đến tàu cá của ngư dân ta, các tàu chấp pháp của ta vẫn duy trì được sự hoạt động, tuy nhiên cần đề phòng Trung Quốc lợi dụng tình hình thời tiết xấu".
Ông Đỗ Thái Bình cho biết thêm: "Còn về tàu chấp pháp của Trung Quốc, nếu như có bão họ có thể rút những tàu nhỏ về để trú, tránh. Nhưng theo thông tin tôi nắm được, Trung Quốc đang duy trì những con tàu có sức chống chịu bão rất tốt để bảo vệ giàn khoan, tiêu biểu như những con tàu mà nước này dùng để kéo giàn khoan di chuyển".
Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với một vùng áp thấp, lúc 19h ngày 12/6 ở Vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa giông mạnh. Cũng do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật trên cấp 6, biển động. Theo dự báo từ cơ quan khí tượng, vùng áp thấp trên biển có khả năng mạnh thành áp thấp nhiệt đới, gây thời tiết xấu và nguy hiểm cho các tàu thuyền đánh cá ngoài khơi và các tàu chấp pháp của Việt Nam đang hoạt động bảo vệ chủ quyền tại vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép. |
Tàu pháo Trung Quốc giả dạng tàu hải cảnh ở Hoàng Sa
Tàu hải cảnh 13 thực chất là tàu pháo giả dạng, bởi trên tàu này có gắn 4 buồng pháo loại 76 li.
Sáng 14/6, mặc dù biển động, gió tây nam cấp 5, giật cấp 6 nhưng các biên đội tàu kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam vẫn tiếp tục cơ động tìm cách đi sâu vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 để tuyên truyền, xua đuổi các tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Khi các biên đội 8 tàu kiểm ngư và cảnh sát biển, trong đó có tàu KN 22 nhận lệnh theo hướng đông - đông nam tiến vào giàn khoan đã gặp đội tàu hơn 10 chiếc của Trung Quốc lao ra cản trở. Các tàu này ngang ngược dùng loa phát thông tin cho rằng tàu Việt Nam đang xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.
Tàu hải cảnh Trung Quốc sẵn sàng đâm vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển VN cung cấp. |
Trong một diễn biến khác, cách khu vực giàn khoan 4 hải lý, một tốp các tàu hải cảnh lớn của Trung Quốc tự bật vòi rồng phun lẫn nhau không rõ lý do.
Trong sáng nay, tàu cảnh sát biển CSB 4032 là tàu áp sát sâu nhất vào khu vực giàn khoan với khoảng cách chừng 8,5 hải lý. Tàu cảnh sát biển 4032 đã bị 2 tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát.
Sau một hồi rượt đuổi bất thành, các tàu Trung Quốc rút lui trở lại khu vực giàn khoan, trong khi đó các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư trong biên đội của tàu KN 22 được lệnh rút ra khỏi khu vực giàn khoan khoảng 13 hải lý.
Trưa cùng ngày, gió ở khu vực Hoàng Sa tiếp tục thổi mạnh trở lại, dự báo chiều tối nay khu vực này sẽ có mưa.