Thủy thủ chiến hạm Mỹ ở Biển Đen “sợ hãi” Su-24 Nga

(Kiến Thức) - 27 thủy thủ tàu khu trục USS Donald Cook đang triển khai ở Biển Đen đã xin thôi việc vì lo sợ máy bay chiến đấu Nga.

 Thủy thủ chiến hạm Mỹ ở Biển Đen “sợ hãi” Su-24 Nga
Báo Độc Lập dẫn nguồn tin Reuters cho biết, việc máy bay ném bom không quân Nga nhiều lần tiếp cận tàu khu trục USS Donald Cook trong khu vực Biển Đen khiến thủy thủ Mỹ lo ngại và buộc họ phải viết báo cáo xin thôi việc.
Theo phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Stephen Warren, hôm thứ 7 (12/4), máy bay ném bom Su-24 của Nga đã nhiều lần bay gần tàu khu trục của Hải quân Mỹ USS Donald Cook ở Biển Đen, mô phỏng cuộc tấn công chiến đấu.
Tàu khu trục USS Donald Cook (DDG 75) trang bị hệ thống Aegis và kho vũ khí cực mạnh gồm tên lửa Tomahawk.
 Tàu khu trục USS Donald Cook (DDG 75) trang bị hệ thống Aegis và kho vũ khí cực mạnh gồm tên lửa Tomahawk.
“Các thành viên thủy thủ đoàn đã phải gặp nhà tâm lý học sau khi bị căng thẳng, và đã có 27 thuyền viên của tàu khu trục nộp đơn từ chức. Bình luận về hành động này, họ nói rằng không có ý định mạo hiểm với tính mạng của mình”, người phát ngôn cho biết.
Tàu khu trục USS Donald Cook vào Biển Đen ngày 10/4, theo công ước hàng hải quốc tế tàu Mỹ không thể ở Biển Đen quá 14 ngày. Nếu quá thời gian này cho phép, Nga có quyền hợp pháp để thực hiện cuộc tấn công tên lửa và phá hủy dữ liệu của tàu mà không tuyên chiến với Mỹ.
Sukhoi Su-24 là máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe được thiết kế chế tạo và đưa vào phục vụ từ những năm 1970. Trên chiếc máy bay này được trang bị kho vũ khí đủ sức vô hiệu hóa tàu chiến Mỹ bằng tên lửa chống tàu siêu thanh, bom có điều khiển.

Mổ xẻ sức mạnh “kiếm sĩ” Su-24 Không quân Nga

Mổ xẻ sức mạnh “kiếm sĩ” Su-24 Không quân Nga
Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay.
Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay.

Theo giới phân tích quân sự thế giới, cường kích Su-24 vượt trội so với loại F-111 (Mỹ) về tầm hoạt động, khả năng mang vũ khí, nhiên liệu.
Theo giới phân tích quân sự thế giới, cường kích Su-24 vượt trội so với loại F-111 (Mỹ) về tầm hoạt động, khả năng mang vũ khí, nhiên liệu.

Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm:16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tang tốc cao nhất ở độ cao thấp.
Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm:16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tang tốc cao nhất ở độ cao thấp.

Kiểu cánh cụp cánh xòe cung cấp cho Su-24 khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, đồng thời cho phép đạt tốc độ cao khi bay thấp.
Kiểu cánh cụp cánh xòe cung cấp cho Su-24 khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, đồng thời cho phép đạt tốc độ cao khi bay thấp.

Lợi dụng ưu điểm duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp, ngày 9/11/2000, Không quân Nga dùng biến thể trinh sát Su-24MR thực hiện cuộc tấn công phóng tên lửa (giả định) vào tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 Mỹ trên vùng biển Nhật Bản. Cuộc viếng thăm đã làm người Mỹ một phen thất kinh.
Lợi dụng ưu điểm duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp, ngày 9/11/2000, Không quân Nga dùng biến thể trinh sát Su-24MR thực hiện cuộc tấn công phóng tên lửa (giả định) vào tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 Mỹ trên vùng biển Nhật Bản. Cuộc viếng thăm đã làm người Mỹ một phen thất kinh.

Su-24 được thiết kế buồng lái 2 người ngồi song song dành cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí.
Su-24 được thiết kế buồng lái 2 người ngồi song song dành cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí.

Trong ảnh là buồng lái 2 chỗ ngồi Su-24 với “chi chít” đồng hồ và nút bấm.
Trong ảnh là buồng lái 2 chỗ ngồi Su-24 với “chi chít” đồng hồ và nút bấm.

Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.
Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.

Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.
Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.

Hiện nay, Không quân và Không quân Hải quân Nga duy trì sự phục vụ của khoảng 450 chiếc Su-24 gồm nhiều biến thể. Trong tương lai, nước Nga sẽ loại biên chế toàn bộ Su-24 và thay thế bằng Su-34 hiện đại hơn.
Hiện nay, Không quân và Không quân Hải quân Nga duy trì sự phục vụ của khoảng 450 chiếc Su-24 gồm nhiều biến thể. Trong tương lai, nước Nga sẽ loại biên chế toàn bộ Su-24 và thay thế bằng Su-34 hiện đại hơn.

Su-24 được xuất khẩu số lượng nhỏ tới một vài nước trên thế giới gồm: 44 chiếc cho Algeria; 15 chiếc cho Lybia; 12 chiếc cho Syria; 9 chiếc cho Iran và 24 chiếc cho Iraq. Biến thể xuất khẩu Su-24MK thiết kế với hệ thống điện tử yếu hơn, không có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Trong ảnh là chiếc Su-24MK của Không quân Iran.
Su-24 được xuất khẩu số lượng nhỏ tới một vài nước trên thế giới gồm: 44 chiếc cho Algeria; 15 chiếc cho Lybia; 12 chiếc cho Syria; 9 chiếc cho Iran và 24 chiếc cho Iraq. Biến thể xuất khẩu Su-24MK thiết kế với hệ thống điện tử yếu hơn, không có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Trong ảnh là chiếc Su-24MK của Không quân Iran.

Điểm danh tàu chiến Hải quân Nga tại Crimea, Ukraine

(Kiến Thức) - Khoảng 70% lực lượng chiến đấu Hạm đội biển Đen – Hải quân Nga đóng tại căn cứ Sevastopol, Mekenzerye, Balaklava, Kacha… ở Cộng hòa tự trị Crimea, Ukraine.

Điểm danh tàu chiến Hải quân Nga tại Crimea, Ukraine
Hầu hết các chiến hạm chủ lực, lực lượng không quân hải quân của Hạm đội biển Đen đều đóng ở Sevastopol và Kacha (Crimea, Ukraine). Trong ảnh là chiến hạm mạnh nhất của hạm đội mang tên Moskva thuộc lớp tàu tuần dương tên lửa Slava đang neo đậu tại quân cảng Sevastopol.
 Hầu hết các chiến hạm chủ lực, lực lượng không quân hải quân của Hạm đội biển Đen đều đóng ở Sevastopol và Kacha (Crimea, Ukraine). Trong ảnh là chiến hạm mạnh nhất của hạm đội mang tên Moskva thuộc lớp tàu tuần dương tên lửa Slava đang neo đậu tại quân cảng Sevastopol.

Tàu chiến Mỹ “áp sát” Ukraine mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - USS Truxtun (DDG-103) là chiếc thứ 52 của lớp tàu khu trục Aegis Arleigh Burke của Hải quân Mỹ - một trong những lớp tàu khu trục số 1 thế giới.

Tàu chiến Mỹ “áp sát” Ukraine mạnh cỡ nào?
USS Truxtun (DDG-103) được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Ingalls Shipbuilding, Pascagoula, Mississippi vào năm 2005.
 USS Truxtun (DDG-103) được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Ingalls Shipbuilding, Pascagoula, Mississippi vào năm 2005.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.