Thủy quân lục chiến Mỹ huấn luyện phòng hóa: Đàn ông cũng khóc!

Thủy quân lục chiến Mỹ huấn luyện phòng hóa: Đàn ông cũng khóc!

(Kiến Thức) - Mặc dù vũ khí hoá học đã bị cấm hoàn toàn, tuy nhiên mọi quốc gia trên thế giới đều trang bị sẵn các trang bị phòng hoá cho binh lính, đề phòng một cuộc chiến hoá học có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tại căn cứ  Thuỷ quân Lục chiến của Mỹ ở Bắc Carolina, binh lính Mỹ được huấn luyện cách mặc và sử dụng trang bị phòng hoá cấp tốc. Nguồn ảnh: BI.
Tại căn cứ Thuỷ quân Lục chiến của Mỹ ở Bắc Carolina, binh lính Mỹ được huấn luyện cách mặc và sử dụng trang bị phòng hoá cấp tốc. Nguồn ảnh: BI.
Đây là nơi khiến mọi người đàn ông dù kiên cường đến đâu cũng phải "phát khóc" vì chiếc mặt nạ phòng độc cực kỳ khó chịu và bí bách này. Nguồn ảnh: BI.
Đây là nơi khiến mọi người đàn ông dù kiên cường đến đâu cũng phải "phát khóc" vì chiếc mặt nạ phòng độc cực kỳ khó chịu và bí bách này. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vũ khí hoá học đã bị cấm trên toàn thế giới từ cách đây gần 100 năm, tuy nhiên mọi đội quân trên thế giới đều có trong kho chứa số lượng mặt nạ phòng độc đủ để tham chiến bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vũ khí hoá học đã bị cấm trên toàn thế giới từ cách đây gần 100 năm, tuy nhiên mọi đội quân trên thế giới đều có trong kho chứa số lượng mặt nạ phòng độc đủ để tham chiến bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: BI.
Trong quá khứ, Quân đội Mỹ cũng từng phải chiến đấu trong tình trạng đeo mặt nạ bí bách đến "phát ngốt" dưới cái nắng 45 độ C ở Iraq khi lực lượng này tin rằng ở Iraq có "vũ khí huỷ diệt hàng loạt". Nguồn ảnh: BI.
Trong quá khứ, Quân đội Mỹ cũng từng phải chiến đấu trong tình trạng đeo mặt nạ bí bách đến "phát ngốt" dưới cái nắng 45 độ C ở Iraq khi lực lượng này tin rằng ở Iraq có "vũ khí huỷ diệt hàng loạt". Nguồn ảnh: BI.
Khi sử dụng mặt nạ phòng độc, việc hít thở của người lính sẽ rất khó khăn và tốn sức. Bản thân người lính khi này cũng sẽ có tầm nhìn kém, khả năng quan sát không tốt. Nguồn ảnh: BI.
Khi sử dụng mặt nạ phòng độc, việc hít thở của người lính sẽ rất khó khăn và tốn sức. Bản thân người lính khi này cũng sẽ có tầm nhìn kém, khả năng quan sát không tốt. Nguồn ảnh: BI.
Do mặt nạ phòng độc che kín hoàn toàn phần mặt, việc "tì vai, áp má" để ngắm bắn súng trường cũng là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: BI.
Do mặt nạ phòng độc che kín hoàn toàn phần mặt, việc "tì vai, áp má" để ngắm bắn súng trường cũng là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: BI.
Đó là chưa kể đến những bộ đồ phòng hoá kín hoàn toàn khắp cơ thể, khiến người lính luôn ở trong tình trạng nóng bức, bí bách và có thể đổ gục bất cứ lúc nào do kiệt sức. Nguồn ảnh: BI.
Đó là chưa kể đến những bộ đồ phòng hoá kín hoàn toàn khắp cơ thể, khiến người lính luôn ở trong tình trạng nóng bức, bí bách và có thể đổ gục bất cứ lúc nào do kiệt sức. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài việc sử dụng mặt nạ phòng hoá để chống lại các tác nhân vũ khí hoá học, binh lính còn có thể trang bị loại mặt nạ này để sử dụng đạn hơi cay, tấn công giải cứu con tin. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài việc sử dụng mặt nạ phòng hoá để chống lại các tác nhân vũ khí hoá học, binh lính còn có thể trang bị loại mặt nạ này để sử dụng đạn hơi cay, tấn công giải cứu con tin. Nguồn ảnh: BI.
Lính Mỹ với mặt nạ phòng hoá và bộ đồ chống độc kín cơ thể hành quân dưới cái nắng 45 độ C trên lãnh thổ Iraq trong chiến dịch "Iraq Tự Do". Nguồn ảnh: BI.
Lính Mỹ với mặt nạ phòng hoá và bộ đồ chống độc kín cơ thể hành quân dưới cái nắng 45 độ C trên lãnh thổ Iraq trong chiến dịch "Iraq Tự Do". Nguồn ảnh: BI.
Lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ vất vả xoay sở cùng mặt nạ phòng hoá trên bãi huấn luyện. Nguồn ảnh: BI.
Lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ vất vả xoay sở cùng mặt nạ phòng hoá trên bãi huấn luyện. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Cảnh sát Pháp sử dụng đạn hơi cay để giải tán người biểu tình áo Vàng.

GALLERY MỚI NHẤT