Thủy điện Kon Tum tích nước trái phép: Biết gì về CĐT Tấn Phát?

(Kiến Thức) - Công ty cổ phần Tấn Phát - chủ đầu tư dự án Thủy điện Plei Kần hoạt động trong nhiều lĩnh vực như mua bán nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa), đầu tư vào các dự án thuỷ điện, khai thác chế biến khoáng sản...

Liên quan đến vụ thuỷ điện ở Kon Tum tích nước trái phép, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án Thủy điện Plei Kần (là Công ty cổ phần Tấn Phát) dừng ngay việc tích nước, mở cửa van cống dẫn dòng, đưa mực nước hồ chứa về mực nước của lòng sông tự nhiên để giảm thiểu thiệt hại đối với công trình giao thông, tài sản và hoa màu của nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Công ty cổ phần Tấn Phát tiền thân là công ty TNHH Trung Đông được thành lập năm 2000 tại tỉnh Kon Tum với vốn điều lệ chỉ 12,5 tỷ đồng, đầu tư nhà máy khai thác chế biến gỗ tại tỉnh ATAPƯ (Nước CHDCND Lào) phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại Lào và xuất khẩu đi các nước trong khu vực như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore...
Công ty CP Tấn Phát có địa chỉ Lô T2 – KCN Hoà Bình – Tp. KonTum.
Thuy dien Kon Tum tich nuoc trai phep: Biet gi ve CDT Tan Phat?
 Người dân phải dùng bè vận chuyển nông sản do việc Thuỷ điện Plei Kần tích nước trái phép. Ảnh: Tiền phong
Ngành nghề kinh doanh của Tân Phát gồm:
- Mua bán nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa);
- Khai thác, chế biến gỗ, trồng rừng, trồng cây lâu năm;
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, giao thông, thuỷ lợi;
- Khai thác bán các loại đá, Khai thác quặng Kim loại quý hiếm;
- Sản xuất, phân phối, truyền tải điện…
- Mua bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan, Mua bán kim loại và quặng kim loại,…
Ngày 26/10/2005, Công ty TNHH Trung Đông tăng vốn điều lệ lên 72,5 tỷ đồng và đồng thời đầu tư dự án thuỷ điện Đăk Ne.
Ngày 10/02/2010, Công ty TNHH Trung Đông được chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Tấn Phát, đồng thời đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng, đẩy mạnh đầu tư vào các dự án thuỷ điện, khai thác chế biến khoáng sản.
Ngày 18/09/2010, Công ty CP Tấn Phát đã tổ chức sự kiện nhân 10 năm thành lập công ty (18/09/2000-18/09/2010) và khánh thành nhà máy thủy điện ĐắkNe đồng thời đưa nhà máy vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại doanh thu lớn cho công ty.
Ngày 20/12/2013, Số vốn điều lệ Công ty CP Tấn Phát là 152 tỷ đồng.
Thủy điện Plei Kần với công suất thiết kế là 17MW, diện tích đất sử dụng là hơn 128ha trên địa bàn xã Đak Rơ Nga, huyện Đak Tô và xã Đak Nông, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum. Cuối tháng 9 vừa qua, Thủy điện Plei Kần đã tự ý tích nước để vận hành nhà máy.
Điều này đã làm cho nhiều nhà dân bị ngập sâu trong nước; hàng trăm hécta đất trồng cà phê, cao su, cây ăn trái và ao cá của người dân bị ngập, cô lập khiến cho cuộc sống người dân đảo lộn.

Sông Tranh 2: Có thủy điện - Mất bát cơm

- Mất đất sản xuất, người dân vùng thượng lưu hồ thủy điện Sông Tranh 2 gần như mất tất cả. Không làm, nhưng vẫn phải ăn, người nhắm mắt làm liều thì vào rừng phòng hộ chặt trộm gỗ. Kẻ nhát gan thì ở nhà nuôi ước mơ: Mất thủy điện.

Sợ cái thủy điện lắm rồi!

Với hy vọng hình dung rõ hơn cuộc sống của bà con dọc sông Tranh, nơi giờ đây đã trở thành lòng hồ thủy điện, tôi tìm đến thôn xa nhất của xã Trà Bui. Đón tôi là anh Hồ Văn Tiến, chủ tịch UBND xã Trà Bui (Bắc Trà My, Quảng Nam). Anh trông khá già so với cái tuổi 33 của mình. Tôi thấy làm lạ bởi gương mặt chủ tịch xã lúc nào cũng âu lo sầu não. Ánh mắt thường trực nỗi thất thần, bất lực. Gần như anh không cười. Anh đích thân lấy xe máy chở tôi vào những thôn xa nhất và thiệt hại nhiều.

Con đường gập ghềnh quá sức tưởng tượng của tôi. Đang là mùa mưa, đường trơn nhẫy. Khúc khuỷu. Lổn nhổn sỏi đá. Đây đó lại gặp một hố sụt gần hết mặt đường. Bánh xe sượt trái sượt phải. Tôi nhắm mắt, tay bám chặt vào yên xe, phó mặc tính mạng cho người dẫn đường tận tâm.

Tôi đến nhà bà Vũ Thị Hồng Điệp ở thôn 4, xã Trà Bui. Bà kéo tay tôi ngồi xuống như đây là cơ hội hiếm hoi để bà trút nỗi lòng. Bà kể: “Cái hôm trước có động đất mạnh lắm. Tô cơm để trên bàn mà hắn rớt xuống đất luôn. Mấy bữa nay cũng động đất nhưng chỉ rung rung nhẹ thôi. Ở đây dễ chết quá cô ơi. Mấy ngày nay động đất liên tù tì. Có ngày không dám ngủ, chạy hết ra ngoài đường đứng thôi. Ai mà dám ở trong nhà khi cái mái tôn cứ giựt lên giựt xuống. Lúc động đất, con cháu 5 tuổi hắn hoảng.  Hắn chạy ra vườn bu lấy cây cau bám vào đó và leo tót lên. Hỏi hắn vì răng mà leo lên đó, hắn bảo cây cau có rễ nên nó không rung rinh, cái tường không có rễ nên nó dễ đổ lắm”.

Nói đoạn, bà đặt câu hỏi với tôi: “Tôi thấy có nhiều thủy điện mà sao không thủy điện nào như Sông Tranh vậy? Tôi mong muốn bỏ thủy điện đi chứ không thì dân chết vì lo lắng”. Tôi bảo: Số tiền làm thủy điện lớn lắm bà ơi, bà nhìn xuống: “Thì người mô làm sai người đó phải chịu. Bà làm sai thì bà phải chịu. Chứ sao bà bắt người khác chịu được. Nếu kêu mất nhiều tiền quá, thì ai là người đứng ra làm cái thủy điện đó, người đó phải chịu chứ”.

Trông em.
Trông em.

Mét đất bằng ổ bánh mỳ

Anh Hồ Văn Tiến cho biết, theo quy định của UBND tỉnh Quảng Nam, phương án đền bù đối với đất trồng cây lâu năm ở khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 được tính với giá từ 1.000 - 2.000đ/m2. Nghĩa là mỗi ha đất, người dân được đền bù từ 10 - 20 triệu đồng. “Một ổ bánh mỳ đổi được một mét vuông đất, tui thấy sao mà giá rớt thê thảm thế. Nhưng biết làm răng bi chừ. Người dân vì thủy điện mà chấp hành thôi. Cũng mong là khi có thủy điện rồi thì kinh tế sẽ ổn định, được ăn cơm no. Nhưng sao lâu quá rồi mà vẫn đói”, anh Tiến thở dài.

Anh Nguyễn Ngọc Vũ, Trưởng khu 7 bảo: “Có thủy điện rồi mà dân vẫn khổ quá, đời sống tụt xuống không bằng trước. Động đất! Dân sợ, không dám đi đâu cả. Thậm chí bỏ nương bỏ rẫy luôn. Sống cùng sống, chết cùng chết. Hoang mang lắm, không làm được cái chi hết”.

Bà Điệp vào khu tái định cư này từ năm 2007. Đây là khu tái định cư của thôn 6. Khi chuyển lên đây, bà Diệp được đền bù 71 triệu đồng. Khi tôi hỏi công việc hằng ngày, bà bảo: “Biết làm cái chi, ở không chứ làm cái chi. Đất mô mà làm?”.

Sông Tranh 2: Phải mượn Đài Loan máy quan trắc 7.000 USD

- Từ tối 22 đến trưa 23/9, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) liên tiếp xảy ra 6 trận động đất. Trạm địa chấn ở Huế đo trận động đất mạnh nhất lên đến 4,8 độ richter. Động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 đang thể hiện những điều đặc biệt trong hoạt động địa chất của vùng này.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.