Thủy điện Đắk Mi phải bồi thường: Lại chuyện “con kiến kiện củ khoai“?

(Kiến Thức) - Chính quyền huyện Nam Giang (Quảng Nam) cho biết sẽ buộc Công ty thủy điện Đắk Mi phải đền bù cho hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng do thủy điện này xả lũ. Theo quy định của pháp luật, công ty này sẽ phải đền bù thế nào?

Liên quan việc Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ gây thiệt hại cho người dân vào chiều 28/10, mới đây, UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam khẳng định sẽ buộc Công ty thủy điện Đắk Mi phải đền bù cho dân. Dư luận đặt câu hỏi, liệu có lại chuyện "con kiến kiện củ khoai"?
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi có lỗi, gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác không chỉ phải bồi thường thiệt hại dân sự mà còn có thể xem xét xử lý hình sự.
Luật sư Cường cho rằng, liên quan đến việc Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ gây thiệt hại cho người dân, bức xúc của một số cán bộ lãnh đạo địa phương này là dễ hiểu. Có lẽ còn những tiếng kêu thấu trời của người dân đang trong cảnh màn trời chiếu đất khi mà thủy điện xả lũ quá mức cho phép và không thông báo kịp thời đối với người dân đang đi tránh lũ.
Thuy dien Dak Mi phai boi thuong: Lai chuyen “con kien kien cu khoai“?
 Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ gây thiệt hại cho người dân huyện Nam Giang. Ảnh: LĐO
Do đó, chính quyền địa phương yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ hành vi vi phạm, làm rõ thiệt hại của người dân để có hình thức xử lý rất là phù hợp với quy định pháp luật, là cần thiết và đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho các hộ dân.
Theo luật sư Cường, trận lũ lụt lịch sử ở miền Trung lần này khiến chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề quy hoạch, phát triển thủy điện nhỏ lẻ ở các khu vực này. Cần phải tiến hành khảo sát, đánh giá tác động môi trường của một loạt các nhà máy thủy điện ở khu vực miền Trung, thống kê làm rõ diện tích rừng bị tàn phá trong quá trình triển khai xây dựng các hồ thủy điện. Từ đó có những giải pháp xử lý kịp thời, đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiên tai, thiệt hại có thể xảy ra đối với người dân.
Với tình trạng thiếu điện và tận dụng tiềm năng từ các con sông ngắn, dốc, việc thiết kế các nhà máy thủy điện thủy điện công suất nhỏ là cần thiết và có thể hợp lý.
Tuy nhiên cần phải có sự đánh giá tác động môi trường một cách chính xác, tránh việc triển khai quá nhiều các nhà máy thủy điện gây ảnh hưởng đến hoạt động tự nhiên của dòng chảy, gây ngập lụt nằm mất diện tích rừng tự nhiên, làm thay đổi đột ngột môi trường sinh thái dẫn đến thiên tai, thảm họa.
Nếu dự án nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, đe dọa sự an toàn của cộng đồng dân cư dưới hạ nguồn thì có thể thu hồi, hủy bỏ để trả lại môi trường tự nhiên, đảm bảo an toàn cho người dân nơi đây.
Thuy dien Dak Mi phai boi thuong: Lai chuyen “con kien kien cu khoai“?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường. 
Trong quá trình hoạt động của các nhà máy thủy điện, việc xả lũ là chuyện không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc xả lũ phải theo quy trình, quy định, phải đảm bảo an toàn cho môi trường, người dân sống nơi hạ nguồn và có sự kiểm soát, quản lý của nhà nước.
Đang trong lúc lũ lụt, đồng bào chưa kịp thu dọn đồ đạc, tài sản, thông báo về việc xả lũ chưa đến với người dân mà nhà máy thủy điện đã tự ý xả lũ gây ngập lụt, ảnh hưởng đến tài sản, thậm chí sức khỏe, tính mạng của nhân dân thì cần phải xem xét trách nhiệm pháp lý trong đó không loại trừ trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp xả lũ không đúng quy định dẫn đến hậu quả chết người thì người có trách nhiệm đối với công trình này, người đã thực hiện hành vi xả lũ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính và quy tắc nghề nghiệp.
Còn trường hợp sản lũ không có báo trước hoặc không báo đến được với người dân gây thiệt hại đến tài sản thì đương nhiên phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Mức bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào mức thiệt hại thực tế xảy ra.
Bởi vậy lãnh đạo chính quyền địa phương này yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc phối hợp với người dân để kiểm tra, thống kê thiệt hại, yêu cầu đơn vị này bồi thường là cần thiết và hợp lý, có cơ sở pháp luật.
Trong trường hợp đơn vị này cố tình không bồi thường cho người dân thì có thể xem xét các trách nhiệm pháp lý và người dân có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật trường hợp vụ việc được xử lý bằng chế tài hình sự. Trong trường hợp xử lý những sai phạm bằng một vụ án hình sự thì vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ được giải quyết đồng thời trong vụ án đó.
“Trong lúc này, đơn vị thủy điện này và chính quyền địa phương cần phải phối hợp để khắc phục những thiệt hại do hành vi xả lũ gây ra đối với người dân, đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đồng thời sẽ phải cam kết không vi phạm, sẽ có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa của chính quyền địa phương nơi đây” – luật sư Cường nêu ý kiến.
Ngày 28/10, Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ 3 thời điểm, trong đó thời điểm cao nhất là 7.000 m3/s.
Dù thời điểm trước khi xả lũ, Đắk Mi 4 đã có báo cáo cho Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai huyện Nam Giang và các đơn vị liên quan. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang A Viết Sơn, sau khi nhận được thông báo xả lũ của Thủy điện Đắk Mi 4 khoảng 30 phút thì thủy điện bất ngờ xả lũ, người dân hai xã Cà Dy và Thạnh Mỹ và chính quyền không ai kịp trở tay, dẫn đến tài sản gần như mắt trắng do bị lũ cuốn trôi.
Ông Lê Văn Hường - Bí thư Huyện ủy Nam Giang bức xúc, tài sản người dân không thiệt hại do bão số 9 nhưng lại bị thiệt hại nặng nề do thủy điện xả lũ. Nhà cửa và tài sản bị trôi do nước lũ, nhiều hộ trắng tay.
Chính quyền huyện Nam Giang cho biết sẽ lập đoàn kiểm tra, kiểm kê, đánh giá các thiệt hại buộc thủy điện Đắk Mi 4 phải bồi thường cho hơn 300 hộ dân hai xã Cà Dy và Thạnh Mỹ bị ngập và trôi nhà do thủy điện xả lũ bất ngờ.
Phó chủ tịch phụ trách UBND huyện Nam Giang A Viết Sơn cho biết, sẽ đề nghị tỉnh Quảng Nam yêu cầu thủy điện Đắk Mi 4 phải chịu trách nhiệm, không loại trừ việc sẽ hỗ trợ dân khởi kiện và phải khẳng định là đền bù chứ phải hỗ trợ, bởi thiệt hại lần này là lỗi chính từ thủy điện.
Ngày 2/11/2020, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản hoả tốc số 1449/ATMT-ATĐ yêu cầu Công ty CP thuỷ điện Đắk Mi phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương khảo sát, đánh giá, mức độ thiệt hại tài sản của người dân khu vực hạ du đập, thống nhất phương án khắc phục để thực hiện sớm ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng. Đồng thời cũng yêu cầu Công ty báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương trước ngày 5/11/2020.

>>> Mời độc giả xem thêm video Diễn biến vụ sạt lở đất tại thủy điện Rào Trăng 3:

Nguồn: VTV TSTC

Bộ TN-MT coi thường tính mạng người dân?

(Kiến Thức) - Cơ sở để Đà Nẵng khởi kiện Bộ TN-MT là bộ này phớt lờ chỉ đạo của Chính phủ, vi phạm pháp luật, đồng thời đẩy hàng triệu người dân vào tình trạng nguy hiểm.

Đến sáng 19/2, chính quyền TP Đà Nẵng đã hoàn tất hồ sơ và sẵn sàng đưa vụ kiện Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN-MT) ra tòa.

Tính mạng người dân bị xem nhẹ

Không có quy hoạch thủy điện, siêu dự án sông Hồng trái luật

Nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu siêu dự án sông Hồng giao thông thuỷ xuyên Á kết hợp thuỷ điện được phê duyệt?

Câu chuyện siêu dự án sông Hồng giao thông thuỷ xuyên Á kết hợp thuỷ điện đang làm nóng dư luận những ngày gần đây. Trong khi các Bộ, ngành đang còn nhiều ý kiến tranh cãi, các nhà khoa học đã lên tiếng phản đối, cho rằng dự án còn quá nhiều điểm mập mờ, vô lí, trong khi hậu quả để lại cho hơn 40 triệu người dân đồng bằng Bắc Bộ là nhãn tiền. Bản chất thực sự của dự án này là gì? Nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu dự án được phê duyệt?
Để làm sáng tỏ những thắc mắc trên, PV Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với GS Vũ Trọng Hồng – nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, người đã có hơn 60 năm gắn bó với công tác thuỷ lợi trên các dòng sông.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.