Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ: Đúng quy trình vẫn phải bồi thường

(Kiến Thức) - Chủ đầu tư thủy điện Đắk Mi 4 khẳng định việc xả lũ đúng quy trình và hợp lý. Lãnh đạo UBND huyện Nam Giang cho rằng, quy trình đúng, chẳng lẽ dân bị thiệt hại thì không lo sao? Cuộc sống của người dân sắp tới ra sao, nên trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ phải rõ ràng.

Thông tin mới nhất vụ thủy điện Đăk Mi 4 xả tràn với lưu lượng nước đến 11.400m3/giây khiến ít nhất 321 nhà dân ở huyện Nam Giang bị sập, trôi mất tài sản, mới đây, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó TGĐ Công ty CP Thủy điện Đắk Mi (chủ đầu tư) khẳng định việc xả lũ đúng quy trình và hợp lý, do nước về quá nhiều nếu không cắt nhanh sẽ ảnh hưởng hồ đập.
“Thông thường với lưu lượng về 3.000m3/s thì một tiếng đồng hồ mới lên được 1m nước. Nhưng từ 14h ngày 28/10 nước về rất nhanh, 15 phút nước đã lên 1m nên chúng tôi phải ra thông báo tăng dần lưu lượng xả nhưng cũng theo mức từ thấp đến cao chứ không phải lập tức xả 7.000m3/s liền. Lúc đó nước về hồ là 15.500m3/s, có nghĩa chúng tôi đã cắt gần 50%” - ông Bình nói và cho biết “Thủy điện đã cắt một đợt lũ lịch sử".
Thuy dien Dak Mi 4 xa lu: Dung quy trinh van phai boi thuong
Thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ vào ngày 28/10. 
Dư luận đặt câu hỏi, đại diện chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 4 khẳng định xả lũ đúng quy trình, vậy đơn vị này có phải bồi thường cho người dân thiệt hại?
Tại buổi làm việc về tình hình thiệt hại của người dân huyện Nam Giang trong đợt bão lũ ngày 4/11, ông A Viết Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Nam Giang cho rằng, việc thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ trong lúc toàn huyện đang tập trung chống bão số 9 là không phù hợp, khiến chính quyền và người dân bị động. Hậu quả rất nhiều nhà cửa người dân bị ngập nuớc và sụp đổ; tài sản hư hại, vật nuôi bị cuốn trôi. Do đó, thủy điện phải có trách nhiệm với người dân.
Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Nam Giang kiến nghị, đối với việc nhiều nhà dân bị sụp đổ, ông Sơn kiến nghị tỉnh cần có chủ trương lồng ghép nhiều chương trình hỗ trợ cho người dân từ Nghị quyết 12 (80 triệu đồng) kết hợp kênh Mặt trận (40 triệu đồng) và Nghị định 36 (20 triệu đồng), chứ theo quy định hiện nay của Nhà nước về mức hỗ trợ nhà sập hoàn toàn 40 triệu đồng là không đủ, chưa kể thiệt hại về tài sản, con vật nuôi… rất lớn khó thể khắc phục sớm.
Ông Sơn cũng đề nghị Công ty CP Thủy điện Đắk Mi có trách nhiệm hỗ trợ người dân như thế nào chứ không chỉ là chuyện sụp đổ nhà cửa, bởi ngoài nhà cửa còn có tài sản, vật dụng người dân bị trôi.
“Bây giờ không bàn về quy trình xả lũ, mà phải tập trung khắc phục thiệt hại cho người dân. Chúng ta nói quy trình đúng, chẳng lẽ dân bị thiệt hại thì không lo sao? Cuộc sống của người dân sắp tới ra sao, nên trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ phải rõ ràng để chúng tôi báo lại với dân” – ông Sơn nói.
Bí thư Huyện ủy Nam Giang Lê Văn Hường cũng khẳng định thủy điện Đắk Mi không thể thoái thác trách nhiệm. Theo ông Hường, nếu không có thủ điện xả lũ thì sẽ không bao giờ có một lượng nước hơn 7.000m3/s xả ập xuống một lúc như chiều 28/10.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Đắk Mi nói rằng, trước những thiệt hại của dân, đơn vị sẽ làm việc với tỉnh để có chủ trương phối hợp với địa phương hỗ trợ cho người dân tùy mức độ thiệt hại cụ thể nhằm nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Ông Hồ Quang Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị phía thủy điện Đắk Mi có trách nhiệm hỗ trợ để bà con trở lại cuộc sống "bình thường mới".
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, chính quyền địa phương yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ hành vi vi phạm, làm rõ thiệt hại của người dân để có hình thức xử lý rất là phù hợp với quy định pháp luật, là cần thiết và đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho các hộ dân.
Theo luật sư Cường, trong quá trình hoạt động của các nhà máy thủy điện, việc xả lũ là chuyện không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc xả lũ phải theo quy trình, quy định, phải đảm bảo an toàn cho môi trường, người dân sống nơi hạ nguồn và có sự kiểm soát, quản lý của nhà nước.
Đang trong lúc lũ lụt, đồng bào chưa kịp thu dọn đồ đạc, tài sản, thông báo về việc xả lũ chưa đến với người dân mà nhà máy thủy điện đã tự ý xả lũ gây ngập lụt, ảnh hưởng đến tài sản, thậm chí sức khỏe, tính mạng của nhân dân cần phải xem xét trách nhiệm pháp lý trong đó không loại trừ trách nhiệm hình sự.
“Việc xả lũ không báo đến được với người dân một cách kịp thời, gây thiệt hại đến tài sản đương nhiên phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Mức bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào mức thiệt hại thực tế xảy ra. Bởi vậy lãnh đạo chính quyền địa phương này yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc phối hợp với người dân để kiểm tra, thống kê thiệt hại, yêu cầu đơn vị này bồi thường là cần thiết và hợp lý, có cơ sở pháp luật” – luật sư Cường cho hay.
Trường hợp chủ đầu tư dự án cố tình không bồi thường cho người dân, có thể xem xét các trách nhiệm pháp lý và người dân có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật trường hợp vụ việc được xử lý bằng chế tài hình sự.
“Trong lúc này, đơn vị thủy điện này và chính quyền địa phương cần phải phối hợp để khắc phục những thiệt hại do hành vi xả lũ gây ra đối với người dân, đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đồng thời sẽ phải cam kết không vi phạm, sẽ có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa của chính quyền địa phương nơi đây” – luật sư Cường nêu ý kiến.

>>> Mời độc giả xem thêm video Diễn biến vụ sạt lở đất tại thủy điện Rào Trăng 3

Nguồn: VTV 1

Cận cảnh xả lũ cuồn cuộn như sóng thần ở Hòa Bình

Trong hai ngày 19 và 20/7, thủy điện Hòa Bình mở cửa xả lũ tạo nên những đợt sóng khổng lồ. Nhiều người dân bất chấp nguy hiểm mang lưới ra đánh bắt cá.

Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh
 Hình ảnh xả lũ tại đập thủy điện Hòa Bình sáng 20/7. Do mưa lớn liên tục trong tháng 6 vừa qua và ảnh hưởng từ cơn bão số 2 khiến mực nước trên các hồ thủy điện miền Bắc ở mức cao. Lúc 10h ngày 18/7, mực nước ở hồ Hòa Bình ở cao trình 105,84 m, trong khi đó, lưu lượng nước đổ về hồ là 3.060 m3/s.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-2
 Nhiều năm trở lại đây, việc mở cửa xả lũ là tương đối hiếm xảy ra đối với thuỷ điện Hoà Bình do lượng nước không nhiều đồng thời có thêm nhiều hồ thuỷ điện phía thượng nguồn chứa nước.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-3
 Trong hai ngày thủy điện Hòa Bình mở đáy xả lũ, nhiều người dân hiếu kỳ đến xem và quay phim chụp ảnh, bất chấp nguy hiểm.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-4
 Một cô gái thích thú chụp ảnh với cảnh "sóng thần" cuồn cuộn.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-5
 Thanh niên, trung niên gần đó thậm chí còn mang lưới ra đánh cá ở khu vực mép sông Đà, cách khu vực cửa xả lũ chỉ hơn 100 m.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-6
 Theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, trước đó Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả đáy ở hồ thủy điện Hòa Bình.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-7
 Cụ thể, từ 18h ngày 18/7, hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả thứ nhất và cho đến 6h ngày 19/7 mở thêm cửa xả đáy thứ hai.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-8
 Trong thời gian xả phải liên tục duy trì phát điện tối đa 8 tổ máy với tổng lưu lượng khoảng 2.400 m3/giây.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-9
 Các tỉnh lân cận gồm Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương và hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng cũng được thông báo để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn vùng hạ du.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-10
 Dự kiến hồ Hòa Bình xả lũ thì mực nước tại các sông hồ ở Hà Nội sẽ dâng lên cao 7-8 m.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-11
 Nhiều trẻ nhỏ tự do vui chơi khu vực nguy hiểm mà không có người lớn canh chừng.
Can canh xa lu cuon cuon nhu song than o Hoa Binh-Hinh-12
 Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cho rằng, mực nước này vẫn trong ngưỡng an toàn, thậm chí chưa đạt tới mức báo động.

Cá chết trắng do thủy điện Hòa Bình xả lũ: Dân khóc như mưa

Cá nổi trắng lồng do thủy điện Hòa Bình xả lũ khiến người nuôi cá ở xã Hợp Thành, huyện Kì Sơn, tỉnh Hòa Bình khóc như mưa.

2 ngày hôm nay, ông Lê Văn Bảo, Chủ nhiệm HTX nông lâm thủy sản Kì Sơn ăn không ngon, ngủ không yên vì mấy chục lồng cá bỗng dưng ngoi lên cả loạt. “Ngày hôm qua, tôi chỉ thấy lác đác vài con ngoi ngóp, nên tôi gọi bán được một ít. Đến sáng nay, ngủ dậy tôi không tin vào mắt mình nữa, cá chết nổi kín lồng như bị ai đánh mìn vậy”.
Ca chet trang do thuy dien Hoa Binh xa lu: Dan khoc nhu mua
Cá chết nổi trắng lồng.  

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.