Thương vụ mua Rafale của Ấn Độ bị điều tra, nghi vấn tham nhũng

Thương vụ mua Rafale của Ấn Độ bị điều tra, nghi vấn tham nhũng

Truyền thông Pháp cho biết, nhiều triệu Euro tiền "hoa hồng" đã được thanh toán cho một nhân vật quan trọng trong thương vụ mua bán này, một phần trong số tiền đó có thể được dùng để hối lộ.

Thương vụ  mua bán tiêm kích Rafale giữa Pháp và Ấn Độ, có trị giá lên tới 8,8 tỷ USD đang bị điều tra. Theo truyền thông Pháp, một loạt các quan chức chính phủ và các công ty, nhiều khả năng có liên quan tới bê bối này.
Thương vụ mua bán tiêm kích Rafale giữa Pháp và Ấn Độ, có trị giá lên tới 8,8 tỷ USD đang bị điều tra. Theo truyền thông Pháp, một loạt các quan chức chính phủ và các công ty, nhiều khả năng có liên quan tới bê bối này.
Theo các thông tin được truyền thông Pháp đăng tải cách đây ít ngày, phía Pháp đã sử dụng "áp lực chính trị" bằng nhiều cách khác nhau, để buộc Ấn Độ ngồi vào bàn đàm phán.
Theo các thông tin được truyền thông Pháp đăng tải cách đây ít ngày, phía Pháp đã sử dụng "áp lực chính trị" bằng nhiều cách khác nhau, để buộc Ấn Độ ngồi vào bàn đàm phán.
Từ năm 2012, Ấn Độ đã muốn mua 126 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp, các vòng đàm phán giữa hai bên kéo dài tới năm 2015 và đạt được kết quả tới 95%.
Từ năm 2012, Ấn Độ đã muốn mua 126 chiến đấu cơ Rafale từ Pháp, các vòng đàm phán giữa hai bên kéo dài tới năm 2015 và đạt được kết quả tới 95%.
Tuy nhiên tới tháng 4/2015, sau chuyến thăm tới Pháp của Thủ tướng Narendra Modi, quá trình đàm phán của thương vụ mua bán tiêm kích Rafale giữa hai quốc gia đã bị gián đoạn, trước sự ngỡ ngàng của truyền thông trong và ngoài nước.
Tuy nhiên tới tháng 4/2015, sau chuyến thăm tới Pháp của Thủ tướng Narendra Modi, quá trình đàm phán của thương vụ mua bán tiêm kích Rafale giữa hai quốc gia đã bị gián đoạn, trước sự ngỡ ngàng của truyền thông trong và ngoài nước.
Không rõ nguyên nhân quá trình đàm phán bị bỏ lỡ là gì, tuy nhiên tới tháng 1/2016, quá trình đàm phán được nối lại giữa hai bên, và một loạt các hành vi "mờ ám" đã được chỉ ra.
Không rõ nguyên nhân quá trình đàm phán bị bỏ lỡ là gì, tuy nhiên tới tháng 1/2016, quá trình đàm phán được nối lại giữa hai bên, và một loạt các hành vi "mờ ám" đã được chỉ ra.
Theo đó, nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Pháp dưới thời Tổng thống Francois Hollande, đã tạo nhiều sức ép cho Ấn Độ, để buộc nước này phải "chốt" hợp đồng mua, với số lượng ít nhất 36 chiếc tiêm kích Rafale.
Theo đó, nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Pháp dưới thời Tổng thống Francois Hollande, đã tạo nhiều sức ép cho Ấn Độ, để buộc nước này phải "chốt" hợp đồng mua, với số lượng ít nhất 36 chiếc tiêm kích Rafale.
Bất chấp việc giới chức Pháp thời điểm đó cho rằng Paris "không hề gây áp lực" tới Ấn Độ trong nỗ lực hoàn thành hợp đồng này. Tuy nhiên truyền thông Pháp lại đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh ngược lại.
Bất chấp việc giới chức Pháp thời điểm đó cho rằng Paris "không hề gây áp lực" tới Ấn Độ trong nỗ lực hoàn thành hợp đồng này. Tuy nhiên truyền thông Pháp lại đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh ngược lại.
Quá trình điều tra về thương vụ mua bán tiêm kích Rafale giữa Pháp và Ấn Độ, được chính thức bắt đầu từ mùa hè năm 2019. Tới thời điểm hiện tại, thêm nhiều bằng chứng khác đã được đưa ra cho báo giới.
Quá trình điều tra về thương vụ mua bán tiêm kích Rafale giữa Pháp và Ấn Độ, được chính thức bắt đầu từ mùa hè năm 2019. Tới thời điểm hiện tại, thêm nhiều bằng chứng khác đã được đưa ra cho báo giới.
Ban đầu, quá trình điều tra được thực hiện bởi một tổ chức phi chính phủ độc lập, mang tên NGO Sherpa. Tới ngày 14/6 vừa rồi, bảng cáo trạng sơ bộ mới được tòa án Pháp công bố.
Ban đầu, quá trình điều tra được thực hiện bởi một tổ chức phi chính phủ độc lập, mang tên NGO Sherpa. Tới ngày 14/6 vừa rồi, bảng cáo trạng sơ bộ mới được tòa án Pháp công bố.
Theo đó, một loạt các dấu hiệu của việc tham nhũng và đưa hối lộ đã được phát hiện. Cụ thể, truyền thông Pháp có nhắc tới một nhân vật "con thoi", đã nhận khoản tiền hoa hồng lên tới hàng triệu USD ngay sau khi bản hợp đồng được chốt giữa Dassult Aviation và Ấn Độ.
Theo đó, một loạt các dấu hiệu của việc tham nhũng và đưa hối lộ đã được phát hiện. Cụ thể, truyền thông Pháp có nhắc tới một nhân vật "con thoi", đã nhận khoản tiền hoa hồng lên tới hàng triệu USD ngay sau khi bản hợp đồng được chốt giữa Dassult Aviation và Ấn Độ.
Giới quan sát tin rằng, một phần lớn trong số tiền hoa hồng này, trước đó đã được nhân vật "con thoi" tạm ứng để phục vụ cho việc đưa hối lộ tới các nhân vật cấp cao của Pháp, để sử dụng nhiều biện pháp ngoại giao, tạo áp lực cho Ấn Độ chốt hợp đồng.
Giới quan sát tin rằng, một phần lớn trong số tiền hoa hồng này, trước đó đã được nhân vật "con thoi" tạm ứng để phục vụ cho việc đưa hối lộ tới các nhân vật cấp cao của Pháp, để sử dụng nhiều biện pháp ngoại giao, tạo áp lực cho Ấn Độ chốt hợp đồng.
Tới thời điểm hiện tại, tập đoàn Dassailt Aviation - hãng sản xuất máy bay chiến đấu Rafale - vẫn cho rằng chưa hề có sự liên quan giữa tập đoàn này và bản cáo buộc được tòa án đưa ra.
Tới thời điểm hiện tại, tập đoàn Dassailt Aviation - hãng sản xuất máy bay chiến đấu Rafale - vẫn cho rằng chưa hề có sự liên quan giữa tập đoàn này và bản cáo buộc được tòa án đưa ra.
Hợp đồng mua 36 tiêm kích Rafale giữa Pháp và Ấn Độ có giá trị lớn kỷ lục, lên tới 7,8 Euro tương đương với khoảng gần 9 tỷ USD. Mức giá cao vô lý của những chiến đấu cơ Rafale, đã khiến giới quan sát phải nghi ngờ rằng, có nhiều ẩn tình đằng sau thương vụ tỷ USD này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hợp đồng mua 36 tiêm kích Rafale giữa Pháp và Ấn Độ có giá trị lớn kỷ lục, lên tới 7,8 Euro tương đương với khoảng gần 9 tỷ USD. Mức giá cao vô lý của những chiến đấu cơ Rafale, đã khiến giới quan sát phải nghi ngờ rằng, có nhiều ẩn tình đằng sau thương vụ tỷ USD này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù là tiêm kích thế hệ 4 đắt đỏ nhất thế giới, cái giá 8,8 tỷ USD mà Ấn Độ chi ra để mua 36 chiếc Rafale, vẫn được cho là "hết sức vô lý". Nguồn: Armies.

GALLERY MỚI NHẤT