Thượng đỉnh Mỹ-Nga: Nhiều cam kết chung, ít giải pháp cụ thể

Thượng đỉnh Mỹ-Nga dường như chỉ là động thái phá băng trong quan hệ hai nước với nhiều cam kết chung chung và thiếu biện pháp cụ thể

Thượng đỉnh Mỹ-Nga: Nhiều cam kết chung, ít giải pháp cụ thể
Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Nga được đánh giá là đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nhất từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 16/7 tại thủ đô Helsinki, Phần Lan, được kỳ vọng sẽ mở ra một hướng đi mới, tháo gỡ căng thẳng cũng như thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Các nội dung hội đàm tương tự như những gì mà báo chí dự đoán trước đó, tập trung vào các vấn đề song phương trong quan hệ Mỹ-Nga như nỗ lực cải thiện quan hệ hai nước, cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và cách thức giải quyết một số vấn đề quốc tế như Ukraine, Syria, kiểm soát vũ trang, tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và cuộc chiến chống khủng bố.
Thượng đỉnh Nga- Mỹ kỳ vọng tháo gỡ căng thẳng cũng như thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. (Ảnh minh họa: Politico)
Thượng đỉnh Nga- Mỹ kỳ vọng tháo gỡ căng thẳng cũng như thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. (Ảnh minh họa: Politico) 
Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau hội đàm, Tổng thống Trump cho biết hai bên vừa có cuộc thảo luận thẳng thắn, cởi mở và hiệu quả về hàng loạt các vấn đề quan trọng đối với cả hai nước. Mặc dù bất đồng giữa Nga và Mỹ là điều rõ ràng nhưng nếu tiếp tục giải quyết các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt thì hai nước sẽ phải tìm ra cách thức hợp tác theo đuổi lợi ích chung. Theo ông Trump, quan hệ hai nước chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay nhưng đã thay đổi chỉ 4 giờ trước đây.
“Cuộc gặp ngày hôm nay chỉ là sự bắt đầu của một tiến trình dài. Nhưng chúng tôi đã thực hiện những bước đi đầu tiên hướng tới một tương lai sáng hơn với cuộc thảo luận mạnh mẽ và nhiều ý nghĩa. Kỳ vọng của chúng tôi dựa trên thực tế nhưng hy vọng của chúng tôi thì dựa trên mong muốn về tình hữu nghị, hợp tác và hòa bình”- ông Trump cho biết.
Đổi lại, Tổng thống Putin cho rằng quan hệ song phương đang trải qua giai đoạn khó khăn, hai nước đều phải đối mặt với các thách thức hoàn toàn khác biệt và chỉ có thể đối phó bằng cách gắn kết nỗ lực của cả hai bên.
“Cuộc thảo luận ngày hôm nay đã phản ánh mong muốn chung của tôi với Tổng thống Trump, chỉ ra mặt tiêu cực trong quan hệ song phương, định hình những bước đi đầu tiên nhằm cải thiện quan hệ và khôi phục lòng tin ở cấp độ chấp nhận được, quay trở lại mức độ hợp tác như trước đây về tất cả các vấn đề có lợi ích chung”- Tổng thống Nga Putin nêu rõ.
Về tương lai quan hệ song phương, lãnh đạo hai nước đã đưa ra những tuyên bố hết sức tích cực nhưng với các vấn đề gai góc khác thì mới chỉ có các cam kết chung chung mà không đưa ra được giải pháp cụ thể mang tính khả thi. Đối với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, ông Putin thẳng thừng phủ nhận trong khi ông Trump dường như không đứng về phía nước Mỹ khi cho rằng mặc dù tin tưởng vào cộng đồng tình báo nước này nhưng các tuyên bố của lãnh đạo Nga là rất mạnh mẽ và cứng rắn.
Về khủng hoảng Syria và cuộc chiến chống khủng bố, cả hai lãnh đạo khẳng định Mỹ và Nga có thể đóng vai trò tiên phong trong sứ mệnh này. Nga cũng đề xuất thành lập lại nhóm chuyên viên chung về chống khủng bố cũng như cung cấp hậu cần cho sứ mệnh nhân đạo tại Syria.
Về kiểm soát vũ trang và vũ khí hạt nhân, trong khi ông Putin cho rằng hai nước phải chịu trách nhiệm duy trì an ninh toàn cầu, thúc đẩy chương trình giải trừ vũ trang, hợp tác về quân sự và công nghệ thì ông Trump thông báo kết quả hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên. Mặc dù đánh giá cao vai trò cá nhân của lãnh đạo Mỹ và cam kết ủng hộ nhưng ông Putin đơn giản cho rằng các vấn đề này mới bắt đầu được giải quyết.
Tại cuộc gặp, ông Trump cho biết, quan hệ hai nước chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay nhưng đã thay đổi chỉ 4 giờ trước đây. (Ảnh minh họa: CNN)
Tại cuộc gặp, ông Trump cho biết, quan hệ hai nước chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay nhưng đã thay đổi chỉ 4 giờ trước đây. (Ảnh minh họa: CNN) 
Về khủng hoảng Ukraine, lãnh đạo hai nước đã không nhắc đến trong phần họp báo chung cũng như tránh trả lời trực tiếp các câu hỏi của phóng viên.
Kết thúc thượng đỉnh với các tuyên bố thành công, nhưng sóng gió lớn nhất đang chờ đợi Tổng thống Trump lại nằm ở chính nước Mỹ. Ngay sau khi thượng đỉnh kết thúc, hàng loạt nghị sỹ cả Dân chủ lẫn cộng hòa và nhiều chính trị gia đã lên tiếng chỉ trích với những ngôn từ mạnh mẽ nhất như xấu hổ, yếu kém, đáng hổ thẹn, tồi tệ, Nga không phải là đồng minh...
Các lãnh đạo đảng Dân chủ đã tổ chức họp báo chỉ trích cuộc gặp thượng đỉnh trong khi cộng đồng tình báo Mỹ cũng ra thông cáo đáp trả tuyên bố của Trump khi khẳng định về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 cũng như các nỗ lực phá hoại nền dân chủ nước này./.

Tổng thống Trump đến Phần Lan, mối quan hệ Mỹ-Nga sang trang mới?

(Kiến Thức) - Chiều tối ngày 15/7, chuyên cơ Không lực Một của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ cánh xuống thủ đô Helsinki của Phần Lan chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra trong hôm nay 16/7.

Tổng thống Trump đến Phần Lan, mối quan hệ Mỹ-Nga sang trang mới?
Theo Washington Post, Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã có mặt tại sân bay quốc tế Helsinki ở Vantaaa vào khoảng 18h50 ngày 15/7 (giờ địa phương), một ngày trước khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga chính thức diễn ra. Ảnh: Reuters.
 Theo Washington Post, Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã có mặt tại sân bay quốc tế Helsinki ở Vantaaa vào khoảng 18h50 ngày 15/7 (giờ địa phương), một ngày trước khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga chính thức diễn ra. Ảnh: Reuters.
Đón Tổng thống Trump và phu nhân Melania tại sân bay hôm 15/7 là Đại sứ Mỹ tại Phần Lan, ông Robert Frank Pence, và phu nhân, bà Suzy Pence. Ảnh: Reuters.
Đón Tổng thống Trump và phu nhân Melania tại sân bay hôm 15/7 là Đại sứ Mỹ tại Phần Lan, ông Robert Frank Pence, và phu nhân, bà Suzy Pence. Ảnh: Reuters. 
Đoàn xe của Tổng thống Trump chờ sẵn nhà lãnh đạo Mỹ cùng phu nhân Melania tại khu vực sân bay quốc tế Helsinki ở Vantaa, Phần Lan, ngày 15/7. Ảnh: Reuters.
 Đoàn xe của Tổng thống Trump chờ sẵn nhà lãnh đạo Mỹ cùng phu nhân Melania tại khu vực sân bay quốc tế Helsinki ở Vantaa, Phần Lan, ngày 15/7. Ảnh: Reuters. 
Hàng chục người ủng hộ Tổng thống Trump vẫy cờ Mỹ và đội mũ có dòng chữ với nội dung “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” tập trung gần khu vực khách sạn nơi ông Trump ở tại thủ đô Helsinki. Ảnh: Reuters.
Hàng chục người ủng hộ Tổng thống Trump vẫy cờ Mỹ và đội mũ có dòng chữ với nội dung “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” tập trung gần khu vực khách sạn nơi ông Trump ở tại thủ đô Helsinki. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Trump và phu nhân Melania vẫy tay chào những người ủng hộ. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Trump và phu nhân Melania vẫy tay chào những người ủng hộ. Ảnh: Reuters.
An ninh đã được siết chặt tại khu vực xung quanh khách sạn Hilton và nhiều khu vực khác tại thủ đô Helsinki để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga, dự kiến diễn ra vào chiều 16/7. Ảnh: Reuters.
 An ninh đã được siết chặt tại khu vực xung quanh khách sạn Hilton và nhiều khu vực khác tại thủ đô Helsinki để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga, dự kiến diễn ra vào chiều 16/7. Ảnh: Reuters.
Một xe cảnh sát và trực thăng chờ Tổng thống Trump ở khu vực sân bay quốc tế Helsinki. Ảnh: Reuters.
Một xe cảnh sát và trực thăng chờ Tổng thống Trump ở khu vực sân bay quốc tế Helsinki. Ảnh: Reuters.
Trước đó, theo lịch trình được Nhà Trắng công bố, Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu cuộc gặp trực tiếp vào lúc 13h20 (giờ địa phương, tức 17h20 giờ Hà Nội). Ảnh: Reuters.
 Trước đó, theo lịch trình được Nhà Trắng công bố, Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu cuộc gặp trực tiếp vào lúc 13h20 (giờ địa phương, tức 17h20 giờ Hà Nội). Ảnh: Reuters.
Sau khi kết thúc cuộc hội đàm, dự kiến kéo dài 1 tiếng rưỡi, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga sẽ tiếp tục với bữa trưa làm việc. Cuộc họp báo chung của hai nhà lãnh đạo có thể bắt đầu vào lúc 13 giờ chiều theo giờ địa phương (tức 17 giờ chiều Hà Nội). Ảnh: Reuters.
Sau khi kết thúc cuộc hội đàm, dự kiến kéo dài 1 tiếng rưỡi, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga sẽ tiếp tục với bữa trưa làm việc. Cuộc họp báo chung của hai nhà lãnh đạo có thể bắt đầu vào lúc 13 giờ chiều theo giờ địa phương (tức 17 giờ chiều Hà Nội). Ảnh: Reuters.
Trước đó, Tổng thống Trump và phu nhân Melania lên chiếc Không lực Một để chuẩn bị tới Helsinki. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Tổng thống Trump và phu nhân Melania lên chiếc Không lực Một để chuẩn bị tới Helsinki. Ảnh: Reuters.
Chiếc Không lực Một chở Tổng thống Mỹ Doanld Trump và phu nhân Melania rời sân bay Glassgow (Scotland) tới thủ đô Helsinki, Phần Lan. Ảnh: PA.
 Chiếc Không lực Một chở Tổng thống Mỹ Doanld Trump và phu nhân Melania rời sân bay Glassgow (Scotland) tới thủ đô Helsinki, Phần Lan. Ảnh: PA. 

Những góc ảnh chưa từng được biết cho cuộc giải cứu đội bóng Thái

(Kiến Thức) - Với sự tham gia của hơn 1.000 người và kéo dài suốt 18 ngày đêm, cuộc giải cứu bên trong hang Tham Luang được ví như một cuộc đua với "tử thần" bảo vệ mạng sống của 13 thành viên đội bóng "Lợn hoang".

Những góc ảnh chưa từng được biết cho cuộc giải cứu đội bóng Thái
Nhung goc anh chua tung duoc biet cho cuoc giai cuu doi bong Thai
 Một nhân viên giải cứu thuộc quân đội Thái Lan tiếp cận với khu vực 12 cậu bé và một huấn luyện viên của đội bóng "Lợn Hoang" bị mắc kẹt. Có thể thấy rất nhiều đường ống nước được huy động để bơm xả nước từ trong hang động ra ngoài. Nguồn ảnh: TA.

Băng trôi 11 triệu tấn "ghé chơi", cả ngôi làng ở Greenland nín thở

Một tảng băng trôi 11 triệu tấn đang “neo đậu” sát ngôi làng nhỏ trên đảo Innaarsuit - Tây Bắc Greenland, đe dọa cuộc sống của 169 người dân nơi đây.

Băng trôi 11 triệu tấn "ghé chơi", cả ngôi làng ở Greenland nín thở
Hiện tại, số phận của những người dân này phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Nếu một cơn gió mạnh nổi lên vào đúng thời điểm, tảng băng nói trên có thể trôi dạt ra nơi khác theo hướng Vịnh Baffin mà không gây bất cứ thiệt hại nào.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.