Thượng đỉnh liên Triều lần ba khó diễn ra vào đầu tháng Chín
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom cho biết xét theo các điều kiện thực tế hiện nay, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba sẽ khó có thể diễn ra vào đầu tháng Chín tới.
Theo Vietnam Plus
Trong buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom cho biết xét theo các điều kiện thực tế hiện nay, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba sẽ khó có thể diễn ra vào đầu tháng Chín tới.
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Kim Eui-kyeom. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Trước đó, trong cuộc hội đàm cấp cao liên Triều diễn ra ngày 13/8, hai bên đã nhất trí tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba tại Bình Nhưỡng trong tháng Chín tới đây.
Về các điều kiện thực tế dẫn tới việc khó tổ chức hội nghị vào đầu tháng Chín tới, ông Kim Eui-kyeom chỉ nói đây là điều mà dư luận cũng có thể đoán được.
Ông Kim Eui-kyeom lưu ý rằng hội nghị này xuất phát từ lời mời của phía Triều Tiên nên Bình Nhưỡng sẽ quyết định ngày tháng cụ thể sau khi cân nhắc tới tình hình của nước này.
Bất ngờ địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều
Một trong những tín hiệu lạc quan cho sự hòa giải trên Bán đảo Triều Tiên là Bình Nhưỡng đã nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Seoul vào cuối tháng 4 tới.
Theo báo The Korea Herald, lãnh đạo hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên dự kiến sẽ tham gia cuộc họp thượng đỉnh liên Triều tại Nhà Hòa bình trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom), cố vấn an ninh cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thông báo trong ngày 6/3, sau chuyến thăm Triều Tiên kéo dài 2 ngày.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra vào ngày 27/4
Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào ngày 27/4 tới.
Cụ thể, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp nhau tại Nhà Hòa bình ở phía Nam làng đình chiến Panmunjom. Ngoài ra, cả hai bên cũng nhất trí tổ chức các cuộc tiếp xúc cấp cao vào ngày 4/4 tới nhằm thảo luận về nghi thức ngoại giao và an ninh liên quan tới hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: abc.net.au)
Nhìn lại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất
(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào tháng 6/2000. Được biết, đây là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 13 đến 15/6/2000, được tổ chức lần đầu tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Ảnh: Hani.co.kr.
Quay ngược thời gian vào 18 năm trước, khoảng 10h30 sáng 13/6/2000, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã ra tận sân bay Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng để chào đón Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Kim Dae-jung. “Rất vui được gặp ông, tôi đã rất mong mỏi cuộc gặp gỡ này”, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nói. Ảnh: Hani.co.kr.
Tổng thống Kim Dae-jung cùng phu nhân nhận bó hoa chào mừng từ các em nhỏ Triều Tiên. Ảnh: Korea.net.
Hình ảnh hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều trò chuyện trong bữa tiệc tối do Chủ tịch Kim Jong-il chủ trì tại Mộc Lan Quán, Bình Nhưỡng. Ảnh: Korea.net.
Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nâng cốc cùng Chủ tịch Kim Jong-il trong bữa tiệc. Ảnh: CNN.
Ngày 14/6/2000, cuộc hội đàm thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã diễn ra. Ảnh: Getty.
Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Hàn- Triều đều khẳng định rằng không có ý định xâm lược lẫn nhau và nhất trí sẽ kiềm chế các hành vi uy hiếp đối phương. Ngoài ra, hai bên lần đầu tiên thừa nhận rằng có điểm chung trong phương án thống nhất của hai miền. Ảnh: AP.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên này đã kết thúc với bản “Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6” được hai bên ký kết, trong đó khẳng định hai miền Nam-Bắc nhất trí sẽ cùng hợp sức để tự giải quyết vấn đề thống nhất với tư cách là những người cùng chung dân tộc và là chủ nhân của đất nước. Ảnh: Getty.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (phải) nắm tay Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung trong buổi tiệc trưa chia tay tại Nhà khách Baekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 15/6/2000. Ảnh: ABC.net.
Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều và đoàn đại biểu hai bên cùng hát bài ca “Ước nguyện của chúng ta” tại bữa tiệc trưa chia tay. Ảnh: Korea.net.
Ông Kim Jong-il (phải) bắt tay tạm biệt Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung tại sân bay sau hội nghị hôm 15/6/2000. Ảnh: kbs.co.kr.
Có thể nói, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 đã mang một ý nghĩa hết sức lớn lao. "Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6" đã trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển đổi từ quan hệ đối đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thành quan hệ tìm kiếm sự cùng tồn tại của hai miền Nam-Bắc. Ảnh: KoreaHerald.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
Số người tử vong trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 giữa lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến đám cháy dữ dội hơn trong ít nhất 3 ngày nữa.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Nhiếp ảnh gia người Nga Natalia Ivanova đã ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều khu vực trên thế giới để chứng minh rằng vẻ đẹp luôn hiện diện khắp mọi nơi.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Một nhân viên khách sạn người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù sau khi bị cáo buộc đổ thuốc tẩy vào đồ ăn bữa tối tự chọn của khách sạn để trả thù vì bị mất việc.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.