Thuốc dạng sủi chưa hẳn đã an toàn

Nhiều người quan niệm rằng dùng thuốc dạng sủi khá an toàn, không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nhiều như thuốc dạng viên vì thuốc được hòa tan trước khi uống.

Thuốc dạng sủi chưa hẳn đã an toàn
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nhiều người quan niệm rằng dùng thuốc dạng sủi khá an toàn, không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nhiều như thuốc dạng viên vì thuốc được hòa tan trước khi uống. Tuy nhiên, thuốc dạng sủi, ngoài thành phần chính là dược chất còn có nhiều chất khác không có tác dụng điều trị, hay còn gọi là tá dược như chất tạo màu và tạo hương với mục đích giúp cho việc uống thuốc dễ dàng hơn; chất tạo sủi natri bicacbonat có tính kiềm, khi gặp chất có tính acid như vitamin C hòa trong nước, nó sẽ tạo phản ứng hóa học, trở thành muối ăn và các bọt khí CO2. Nhờ những hoạt chất này cùng với một số tá dược khác sẽ làm thúc đẩy quá trình tan các hoạt chất chính được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể tốt hơn.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội này cũng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc dạng này. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, những người bị tăng huyết áp, đột quỵ, suy thận, sỏi thận, canxi máu cao, nước tiểu nhiều cặn sỏi... tuyệt đối tránh sử dụng dạng thuốc này.
Mới đây, các nhà khoa học còn tìm thấy nguy cơ bị đột quỵ, tăng huyết áp và tử vong từ thuốc dạng sủi bởi trong thành phần thuốc này có khá nhiều muối. Nghiên cứu của Trường đại học Dundee (Anh) trên hơn 1 triệu người thấy rằng, những người sử dụng các thuốc dạng hòa tan dễ bị đột quỵ hơn 22%, dễ bị tăng huyết áp hơn gấp 7 lần và dễ bị tử vong sớm do mọi nguyên nhân hơn 28% so với những người dùng các thuốc tương tự không chứa muối.

Lưu ý khi dùng thuốc dạng sủi

Lưu ý khi dùng thuốc dạng sủi
Hiện nay, thuốc dạng sủi được nhiều người ưa dùng vì dễ dùng, tác dụng nhanh. Tuy nhiên, thuốc sủi có thể gây hại cho sức khỏe nếu bị lạm dụng hoặc dùng không đúng cách.

Khi sử dụng thuốc dạng sủi, thuốc được hòa tan vào nước nên thuốc đến dạ dày nhanh hơn, hấp thu nhanh hơn và có tác dụng cũng nhanh. Do đó, dạng thuốc viên sủi được xem là có tác dụng nhanh.

Thuốc sủi thường thích hợp cho người bệnh khó nuốt, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, thuốc dạng sủi khác với thuốc viên nén thông thường, phải hòa tan vào ly với lượng nước thích hợp, đợi bọt sủi hết mới uống. Thuốc có tác dụng nhanh, nhưng theo các chuyên gia, thuốc có thể gây hại cho sức khỏe nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách.

Các chuyên gia khuyến cáo, thuốc dạng sủi phải giữ nguyên vẹn viên, phải bảo quản thật tốt để tránh hút ẩm. Bạn không nên dùng thuốc dạng sủi khi đã bị ẩm, vỏ thiếc đã bị thủng. Bạn chỉ nên uống thuốc sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn vào một lượng nước sôi để nguội theo hướng dẫn. Đặc biệt, bạn không được bẻ thuốc sủi hoặc để nguyên cho vào miệng và uống.
 

Bên cạnh đó, thuốc dạng sủi có thể gây đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, vì thế không nên dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.

Đối với thuốc dạng sủi UPSA C, ngoài 1.000 mg vitamin C còn có muối ăn. Do đó, không được dùng UPSA C cho những người bị suy thận, cao huyết áp… Thuốc sủi UPSA C calcium hay viên Calcium Sandoz forte có thêm thành phần muối khoáng canxi, ngoài lượng muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi bọt. Vì vậy, loại viên sủi này không được dùng cho những người có lượng canxi cao trong máu hay nước tiểu có nhiều cặn sỏi hoặc mắc bệnh sỏi thận.

Đối với các loại thuốc sủi giảm đau hạ sốt không dùng chung với các loại thuốc khác có chứa paracetamol vì sẽ gây quá liều điều trị. Không dùng chung với các loại thuốc có rượu. Liều thuốc được chia đều cách nhau ít nhất 4 giờ, người suy thận mỗi lần uống cách nhau ít nhất 8 giờ. Trong trường hợp, bạn uống 3 ngày liền mà bệnh không giảm bạn hãy đi khám bác sĩ.

Đối với thuốc sủi Efferalgan codein dành cho người lớn và trẻ em cân nặng trên 15kg, được chỉ định dùng trong các trường hợp đau vừa và đau nặng khi dùng các thuốc khác không kết quả.

Ngoài ra, vitamin C là chất dinh dưỡng hằng ngày chỉ cần bổ sung từ 60 - 100mg là đủ, với viên sủi vitamin C 1.000mg chỉ cần uống mỗi ngày 1 viên là đủ. Thực tế, nhiều người đã sử dụng thuốc sủi loại này thay nước giải khát mà không biết uống vitamin C quá nhiều có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa và có nguy cơ bị sỏi thận.

Để bảo quản thuốc, bạn nên giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Khi thấy có hiện tượng khác thường hoặc nghi ngờ bạn nên khám và tư vấn bác sĩ trước khi dùng.

Theo VnMedia

Cách làm sạch đồ dùng an toàn, không hóa chất

(Kiến Thức) - Áp dụng mẹo vặt dưới đây, chị em không còn ngán ngẩm khi làm sạch đồ dùng nhà bếp trước năm mới.

Cách làm sạch đồ dùng an toàn, không hóa chất
Cach lam sach do dung an toan, khong hoa chat
Xoong nồi xám xịt. Ngay cả loại xoong nhôm, inox dùng lâu ngày cũng dễ chuyển màu xám xịt, khó coi. Tuyệt đối không sử dụng cọ sắt bởi chúng dễ làm mòn, xước bề mặt. Để cải thiện tình hình, bạn có thể dùng chút vỏ táo cho vào nồi đun nóng, đồ dùng sẽ nhanh chóng lấy lại màu sáng như ban đầu.

Đột quỵ vì tự ý dùng viên sủi giảm đau

(Kiến Thức) - Sau khi uống 4 viên thuốc sủi giảm đau trong ngày, buổi tối ông Ngô Quang H.bị đột quỵ phải đi cấp cứu. 

Đột quỵ vì tự ý dùng viên sủi giảm đau
Ông Ngô Quang H. (54 tuổi ở Hà Nội) vào viện trong tình trạng huyết áp cao 190/145mmHg, bị tai biến tê bì nửa người. Tìm hiểu thì được biết là do ông thấy người mỏi mệt, đau đầu và hâm hấp sốt nên uống viên sủi giảm đau. Sau khi uống 4 viên thuốc trong ngày, buổi tối ông bị đột quỵ phải đi cấp cứu. Bác sĩ cho biết, nguyên nhân có thể do ông tự ý uống viên sủi trong khi có bệnh cao huyết áp.
Dot quy vi tu y dung vien sui giam dau
Lạm dụng viên bổ sủi bọt, dùng liên tục và nhiều viên trong ngày thì chẳng khác gì như ăn mặn, huyết áp sẽ tăng lên. Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.