Thung lũng 2 triệu năm không có mưa, địa hình rất giống Sao Hỏa

Thung lũng 2 triệu năm không có mưa, địa hình rất giống Sao Hỏa

Nơi khô hạn nhất trên thế giới là vùng đất có tên McMurdo nằm ở Nam Cực, còn gọi là Thung lũng khô. Tại đây suốt 2 triệu năm qua chưa từng chứng kiến một giọt nước mưa rơi xuống.

Nói đến  Thung lũng khô, nhiều người thường nghĩ đến sự nóng nực, độ ẩm thấp và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, McMurdo lại là một vùng đất lạnh lẽo, khắc nghiệt bởi nó nằm ở Nam Cực, nơi thường có nhiệt độ rất thấp trên trái đất.
Nói đến Thung lũng khô, nhiều người thường nghĩ đến sự nóng nực, độ ẩm thấp và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, McMurdo lại là một vùng đất lạnh lẽo, khắc nghiệt bởi nó nằm ở Nam Cực, nơi thường có nhiệt độ rất thấp trên trái đất.
Các nhà nghiên cứu phát hiện nơi khô nhất trái đất không phải sa mạc Sahara (châu Phi) hay Atacama (Nam Mỹ). Trong khi sa mạc Atacama đổ mưa một lần trong 10 năm, thung lũng McMurdo chưa có một giọt nước nào rơi xuống suốt 2 triệu năm. Mức gió tại thung lũng đạt tốc độ 320 km/h, mạnh nhất trên trái đất.
Các nhà nghiên cứu phát hiện nơi khô nhất trái đất không phải sa mạc Sahara (châu Phi) hay Atacama (Nam Mỹ). Trong khi sa mạc Atacama đổ mưa một lần trong 10 năm, thung lũng McMurdo chưa có một giọt nước nào rơi xuống suốt 2 triệu năm. Mức gió tại thung lũng đạt tốc độ 320 km/h, mạnh nhất trên trái đất.
Do địa hình và tự nhiên ở Thung lũng khô tương tự như bề mặt Sao Hỏa nên NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) đã tiến hành nhiều thí nghiệm đối với tàu vũ trụ ở khu vực này.
Do địa hình và tự nhiên ở Thung lũng khô tương tự như bề mặt Sao Hỏa nên NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) đã tiến hành nhiều thí nghiệm đối với tàu vũ trụ ở khu vực này.
Một điều đáng kinh ngạc nữa, Thung lũng khô McMurdo cũng có một vài sông, hồ. Tuy nhiên, không giống với những gì chúng ta thường thấy, nước ở khu vực này lại nằm dưới lớp băng. Đây là lớp băng duy nhất tìm thấy ở thung lũng, với dạng sông băng, là lớp băng vĩnh cửu bao phủ bề mặt sông hồ.
Một điều đáng kinh ngạc nữa, Thung lũng khô McMurdo cũng có một vài sông, hồ. Tuy nhiên, không giống với những gì chúng ta thường thấy, nước ở khu vực này lại nằm dưới lớp băng. Đây là lớp băng duy nhất tìm thấy ở thung lũng, với dạng sông băng, là lớp băng vĩnh cửu bao phủ bề mặt sông hồ.
Hồ nước đóng băng ở Thung lũng McMurdo.
Hồ nước đóng băng ở Thung lũng McMurdo.
Con sông Onyx dài nhất Nam Cực chảy qua thung lũng McMurdo có chiều dài 32 km. Sự sống trên hành tinh ở khắp mọi nơi, từ độ sâu 3 km của lớp vỏ trái đất, dưới đáy rãnh đại dương Mariana đến núi băng Everest. Tuy nhiên, sự sống không xuất hiện ở đây.
Con sông Onyx dài nhất Nam Cực chảy qua thung lũng McMurdo có chiều dài 32 km. Sự sống trên hành tinh ở khắp mọi nơi, từ độ sâu 3 km của lớp vỏ trái đất, dưới đáy rãnh đại dương Mariana đến núi băng Everest. Tuy nhiên, sự sống không xuất hiện ở đây.
Vùng đất này được cho là nơi kỳ lạ nhất trên trái đất vì không có sinh vật hay thực vật nào có thể sống ngoại trừ vi khuẩn angelito. Theo các nhà khoa học, vi khuẩn này có khả năng tồn tại ngay cả trong không gian.
Vùng đất này được cho là nơi kỳ lạ nhất trên trái đất vì không có sinh vật hay thực vật nào có thể sống ngoại trừ vi khuẩn angelito. Theo các nhà khoa học, vi khuẩn này có khả năng tồn tại ngay cả trong không gian.
Vẻ đẹp mê hoặc khác của thung lũng hoang sơ này đến từ những tảng đá phủ đầy tuyết với màu nâu cát trên bề mặt địa hình. Sự huyền bí khiến bạn ngỡ như bước vào một hành tinh khác.
Vẻ đẹp mê hoặc khác của thung lũng hoang sơ này đến từ những tảng đá phủ đầy tuyết với màu nâu cát trên bề mặt địa hình. Sự huyền bí khiến bạn ngỡ như bước vào một hành tinh khác.
Theo các nhà khoa học, bề mặt tại Thung lũng khô McMurdo có địa hình rất giống Sao Hỏa. Điều này mở ra cơ hội để các nhà khoa học nghiên cứu Sao Hỏa thông qua thung lũng McMurdo.
Theo các nhà khoa học, bề mặt tại Thung lũng khô McMurdo có địa hình rất giống Sao Hỏa. Điều này mở ra cơ hội để các nhà khoa học nghiên cứu Sao Hỏa thông qua thung lũng McMurdo.
Nổi bật với dòng 'thác máu' kỳ lạ. Các nhà khoa học lý giải rằng, 'thác máu' là dòng chảy của nước mặn nhiễm sắt, khiến nó luôn có màu đỏ. Vì thế, nó được gọi là 'thác máu'.
Nổi bật với dòng 'thác máu' kỳ lạ. Các nhà khoa học lý giải rằng, 'thác máu' là dòng chảy của nước mặn nhiễm sắt, khiến nó luôn có màu đỏ. Vì thế, nó được gọi là 'thác máu'.
Nguồn gốc của 'thác máu' xuất phát từ sông băng Taylor. Các nhà khoa học đã lần theo dòng nước bên dưới sông băng Taylor để tìm hiểu con thác. Kết quả cho thấy, mạch nước dưới sông băng trải dài từ bờ biển lên đất liền ít nhất 12km. Nước ở đây mặn gấp đôi nước biển.
Nguồn gốc của 'thác máu' xuất phát từ sông băng Taylor. Các nhà khoa học đã lần theo dòng nước bên dưới sông băng Taylor để tìm hiểu con thác. Kết quả cho thấy, mạch nước dưới sông băng trải dài từ bờ biển lên đất liền ít nhất 12km. Nước ở đây mặn gấp đôi nước biển.
Một nhóm các nhà khoa học từ 2 trường đại học của Mỹ, Alaska Fairbanks và Colorado đã tuyên bố giải mã được bí ẩn 'thác máu'. Theo đó, nước từ thác này có chứa nhiều oxit sắt (III) nên sẽ chuyển sang màu đỏ khi sắt trong nước tiếp xúc với không khí. Đó là nguyên nhân khiến nước chảy ra khỏi thác có màu đỏ.
Một nhóm các nhà khoa học từ 2 trường đại học của Mỹ, Alaska Fairbanks và Colorado đã tuyên bố giải mã được bí ẩn 'thác máu'. Theo đó, nước từ thác này có chứa nhiều oxit sắt (III) nên sẽ chuyển sang màu đỏ khi sắt trong nước tiếp xúc với không khí. Đó là nguyên nhân khiến nước chảy ra khỏi thác có màu đỏ.
Ngoài nghiên cứu sinh học, các nhà khoa học cũng căn cứ nhiệt độ trung bình hàng năm và lượng băng tan tại McMurdo để đưa ra những đánh giá về khí tượng. Nhờ đó, họ có thể theo dõi và dự đoán những diễn biến của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ngoài nghiên cứu sinh học, các nhà khoa học cũng căn cứ nhiệt độ trung bình hàng năm và lượng băng tan tại McMurdo để đưa ra những đánh giá về khí tượng. Nhờ đó, họ có thể theo dõi và dự đoán những diễn biến của biến đổi khí hậu toàn cầu.

GALLERY MỚI NHẤT