Thực phẩm nên tránh tuyệt đối khi bị ho, sổ mũi, cảm cúm

Để nhanh chóng giảm nhanh triệu chứng ho, sổ mũi người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Sau đây là những thực phẩm mà người bị ho, sổ mũi, cảm cúm nên ăn và không nên ăn để cải thiện bệnh hiệu quả nhất.

Thực phẩm nên tránh tuyệt đối khi bị ho, sổ mũi, cảm cúm
Những cơn ho kéo dài thường xuyên có thể xuất phát từ nguyên nhân do bệnh viêm họng gây ra. Để “đẩy lùi” căn bệnh này, người bệnh không nên ăn những thức ăn đồ uống quá lạnh. Những loại thức ăn này sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn tích tụ trong vòm họng nhanh chóng phát triển và khiến cho tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn. Đồng thời, các cơ quan như tì vị cũng sẽ nhanh chóng bị giảm các chức năng riêng của nó. Chính vì thế, người bệnh ho hãy loại bỏ ngay thức ăn này ra khỏi thực đơn ăn uống của mình.

Thuc pham nen tranh tuyet doi khi bi ho, so mui, cam cum

Những thực phẩm mà người bị ho, sổ mũi nên tránh xa

Thức ăn đồ uống lạnh

Nếu bạn vẫn muốn sử dụng các loại thức ăn đã đông lạnh. Tốt nhất, bạn hãy cho chúng vào máy rã đông hoặc hâm nóng thức ăn lên. Đây là cách tốt nhất giúp bạn có thể bảo vệ vòm họng của mình.

Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy

Một số loại rau củ có chứa nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ,… là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng chất dịch trong cổ họng tăng lên. Chính điều này đã gây ra hàng loạt cơn ho, khó chịu cho bệnh nhân.

Ngoài ra, người bệnh cần phải biết, những loại rau củ này sẽ nhanh chóng sản xuất ra chất cellulite. Đây là thành phần có thể khiến cho cơ thể của người bệnh sinh nhiệt và nhanh chóng sản sinh ra nhiều chất dịch đờm, làm tăng cơn ho ở người bệnh.

Các loại đồ uống có gas, có cồn

Một số loại chất kích thích như rượu, bia, nước uống có ga, cồn,… là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn ho dai dẳng ở họng. Các loại đồ uống này sẽ nhanh chóng kích thích niêm mạc họng, khiến vòm họng bị tổn thương. Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng chúng khi bị ho nếu không muốn tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Thức ăn ngọt

Không nên dùng nhiều thức ăn ngọt khi bị sổ mũi bởi những thức ăn này gây nóng cho phổi. Điều này sẽ khiến cho cơ thể lâu hết sổ mũi.

Thức ăn quá mặn

Tương tự các thực phẩm ngọt, những thức ăn quá mặn cũng khiến cho cơ thể gặp khó khăn hơn khi điều trị sổ mũi.

Các món hải sản

Những món ăn chế biến từ hải sản sẽ khiến cho tình trạng sổ mũi không giảm đi. Mùi tanh của hải sản sẽ kích thích hệ hô hấp gây sổ mũi, ho. Protein có trong các loại hải sản cũng gây ra tình trạng dị ứng cho cơ thể.

Thực phẩm chiên, xào, nướng

Bệnh nhân mắc phải bệnh ho nên kiêng các loại thực phẩm chiên, xào, nướng. Với lượng dầu mỡ quá nhiều, loại thức ăn này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị suy yếu dần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Nếu bệnh nhân sử dụng chúng thường xuyên sẽ khiến cho lượng dầu nhanh chóng tích tụ ở cổ họng và làm cho họng bị tổn thương nhiều hơn.

Ngoài ra, thực phẩm chiên, xào còn khiến cho cổ họng nhanh chóng tiết ra nhiều chất dịch đờm. Điều này sẽ không tốt cho cổ họng và khiến cho bệnh viêm họng càng trầm trọng hơn. Do đó, hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ là điều cần thiết đối với những bệnh nhân mắc bệnh ho.

Thực phẩm có tính cay nóng

Một số món ăn cay có thể khiến cho bệnh ho kéo dài và khó chữa trị hơn. Cụ thể, các loại gia vị như ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt,… sẽ nhanh chóng khiến cho vùng niêm mạc họng nhanh chóng bị sưng, viêm. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ rất dễ khiến cho cổ họng bị đau đớn và tăng khả năng ho. Nhất là ở trẻ nhỏ, các bé sẽ rất dễ bị đau rát cổ họng nếu cứ tiếp tục ăn những thức ăn này.

Các loại đồ ăn nhanh

Nhiều người cho rằng, sử dụng thức ăn nhanh là cách tiện lợi nhất để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với căn bệnh ho thì hoàn toàn ngược lại. Nếu người bệnh tích cực đưa thức ăn nhanh vào cơ thể cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đẩy bệnh ho tiến triển nghiêm trọng hơn. Thức ăn nhanh thường khiến cho họng dễ bị viêm và đau rát. Do đó, người bệnh ho nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng loại thức ăn này.

Thuc pham nen tranh tuyet doi khi bi ho, so mui, cam cum-Hinh-2

Những thực phẩm nên ăn khi bị ho, sổ mũi

Không chỉ riêng bệnh ho, sổ mũi mà những căn bệnh khác, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ khiến cho bệnh được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, với bệnh ho, sổ mũi người bệnh nên bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất từ các loại thực phẩm như sau:

Món ăn lỏng, dễ nuốt

Những cơn ho khan, ho kéo dài sẽ càng khiến cho tình trạng đau rát cổ họng của người bệnh tăng nhanh. Trong lúc này, người bệnh chỉ nên ăn những món ăn lỏng và dễ nuốt. Những loại thực phẩm này sẽ tránh được tình trạng kích thích niêm mạc cổ họng và nhanh chóng giảm được những cơn đau rát họng.

Bệnh nhân mắc bệnh ho có thể bổ sung cho cơ thể các món ăn lỏng như các món súp (súp gà), cháo thịt lợn, cháo tía tô, nước luộc rau củ,… Đây là những món ăn khá giàu chất dinh dưỡng, có thể bổ sung vitamin A, kẽm và chất sắt, giúp cải thiện tình trạng ho.

Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước để bù lại đầy đủ cho cơ thể khi bị sổ mũi sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng này. Nước sẽ làm loãng chất nhầy đang ứ đọng trong mũi xoang, giúp cho chúng được tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn. Khi lượng chất nhầy dư thừa không còn tích tụ bên trong, thời gian bị sổ mũi cũng sẽ rút ngắn lại. Bạn nên ưu tiên chọn uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây thay vì sử dụng đồ uống có cồn hoặc cà phê.

Thực phẩm giàu vitamin A, C

Thành phần vitamin A, C sẽ có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây. Người bệnh ho nên tích cực bổ sung chúng trong bữa ăn hàng ngày để bệnh nhanh chóng khỏi. Đặc biệt, các loại trái cây như cam, quýt, bưởi,… có chứa hàm lượng vitamin C rất nhiều. Việc bổ sung chúng hàng ngày không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh mà còn giúp bệnh nhân làm dịu những cơn ho và tình trạng đau rát cổ họng do bệnh gây ra.

Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô

Bệnh nhân mắc bệnh ho, sổ mũi cần biết rằng các thành phần như tỏi, hành tây, tía tô có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao. Chỉ cần người bệnh sử dụng chúng thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt được các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày với món cháo để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.

Mật ong

Sử dụng mật ong để chữa bệnh ho, ngứa rát họng là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Những tinh chất chứa trong mật ong có thể giúp xoa dịu những ho kéo dài.

Bên cạnh đó, mật ong khá lành tính và an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, bệnh nhân mắc phải bệnh ho có thể an tâm sử dụng mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh có thể sử dụng mật ong ngâm chanh hoặc tỏi và lấy nước để uống hàng ngày. Đây là cách làm khá đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh.

Bạc hà

Khi người bệnh ho thường xuyên, niêm mạc họng nhanh chóng bị tổn thương. Đồng thời cổ họng còn xuất hiện rất nhiều đờm, gây ra tình trạng nghẹn họng. Với những trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng lá bạc hà để có thể hỗ trợ làm tan đờm và thông họng hiệu quả.

Bệnh nhân có thể đem lá bạc hà rửa sạch. Sau đó, ép nhuyễn chúng để lấy nước. Bạn hòa vào lá bạc hà một ít mật ong và tiến hành đem chưng cách thủy. Đây là cách đơn giản nhất có thể chữa bệnh ho cho cả trẻ em và người lớn. Tùy vào độ tuổi mà người bệnh có thể uống nước lá bạc hà với liều lượng khác nhau.

Dấm táo

Nhiều người bất ngờ bởi cách chữa trị ho, sổ mũi bằng giấm táo. Với hàm lượng axit tự nhiên rất cao, khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh ở vòm họng, giấm táo là nguyên liệu lành tính được áp dụng để giảm nhanh các cơn ho. Đặc biệt, trong giấm táo còn có chất chất insulin prebiotic, giúp làm tăng nhanh các tế bào bạch cầu có lợi. Do đó, sử dụng giấm táo còn giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Bệnh nhân có thể sử dụng nước giấm táo với muối hòa trộn vào nhau để tạo nên hỗn hợp tự nhiên. Người bệnh sử dụng hỗn hợp này để súc miệng vào buổi sáng và tối, giúp kiểm soát cơn ho và ngứa rát ở cổ họng. 

Tiến sĩ chỉ cách dùng mật ong trị ho cho F0

Mật ong có thể giúp làm giảm cơn ho một cách hiệu quả, an toàn và hầu như không có tác dụng phụ.

Tiến sĩ chỉ cách dùng mật ong trị ho cho F0

Mật ong có tác dụng làm giảm các cơn ho

Tiến sĩ E. Neil Shachter, Giám đốc y tế của Khoa Chăm sóc Hô hấp, Bệnh viện Mount Sinai, New York, và Maurice Hexter, Giáo sư về phổi tại Trường Y Mount Sinai, New York, cho biết từ thời cổ đại người ta đã sử dụng mật ong để chữa lành vết thương và các triệu chứng đường hô hấp trên, chủ yếu là ho. Mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn có thể giúp làm dịu cơn ho. Mật ong là nguyên liệu trị ho an toàn và tương đối rẻ so với các loại thuốc trị ho đang bán trên thị trường.

Những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi bị ho, sổ mũi

Để nhanh chóng giảm nhanh triệu chứng ho, sổ mũi người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Sau đây là những thực phẩm mà người bị ho, sổ mũi nên ăn và không nên ăn để cải thiện bệnh hiệu quả nhất.

Những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi bị ho, sổ mũi

Nhung thuc pham tuyet doi khong nen an khi bi ho, so mui

Những thực phẩm mà người bị ho, sổ mũi nên tránh xa

Căn bệnh lây lan nhanh hơn cả cảm cúm

Một trường hợp mắc ho gà có thể lây cho 12-17 người, đặc biệt khi sinh hoạt trong cùng không gian khép kín lâu dài như gia đình, trường học.

Căn bệnh lây lan nhanh hơn cả cảm cúm

Can benh lay lan nhanh hon ca cam cum

Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Ảnh: Albertharris.

Ho gà là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt trong không khí. Trong thời kỳ dịch chồng dịch, người dân không được chủ quan. Ho gà đang có xu hướng gia tăng và dịch chuyển dịch tễ từ trẻ em sang người lớn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.