Thực phẩm đầu bảng gây ung thư, nhiều người Việt nghiện ăn hàng ngày

Có những loại thực phẩm gây ung thư cao nhưng nhiều người Việt lại 'nghiện' mê mẩn, thậm chí ăn hàng ngày mà không hề biết mình đang đưa 'sát thủ' vào hại cơ thể của chính mình.

Thuc pham dau bang gay ung thu, nhieu nguoi Viet nghien an hang ngay
Ảnh minh họa: Internet. 

Thực phẩm ướp muối gây ung thư dạ dày

Thức ăn mặn, nhiều muối chính là một trong những thực phẩm gây ung thư dạ dày. Trong thời gian dài ăn thực phẩm chứa lượng muối cao sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày. Trong các loại thực phẩm ngâm chứa rất nhiều nitrite, trong quá trình ngâm, muối sẽ tạo ra nitrite, nó thuộc loại chất gây ung thư rất mạnh. Bình thường cố gắng ăn ít các loại thực phẩm như: thịt xông khói, dưa muối và lượng muối không được vượt quá 5 gram mỗi ngày.

Thực phẩm chiên có thể gây ung thư ruột

Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120 độ như chiên, rán với dầu ăn (dầu thực vật), dầu ăn sẽ sản sinh ra acrylamide - sản phẩm trung gian được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa đường khử nhiệt và acide amine asparagine, có thể gây bệnh ung thư, chất này làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột và ung thư dạ dày.

Cố gắng hạn chế ăn thực phẩm chiên, nên ăn nhiều rau và trái cây tươi, mỗi ngày bạn phải ăn 150 gram ngũ cốc nguyên hạt và 30 phút tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày, để giảm khả năng gây ung thư của polyp ruột.

Thuc pham dau bang gay ung thu, nhieu nguoi Viet nghien an hang ngay-Hinh-2
Các túi đựng bỏng ngô làm từ lò vi sóng thông thường được lót bởi một chất hóa học được gọi là axit perfluorooctanoic (PFOA). Đây là một độc chất, có thể tìm thấy trong cả Teflon. Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học California, PFOA có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Ảnh minh họa: Internet. 

Thực phẩm hun khói, hàm lượng muối hoặc mắm cao

Các loại thịt như thịt xông khói, xúc xích, xúc xích xông khói có hàm lượng muối và chất béo rất cao. Các loại thực phẩm ngâm mắm cũng có hàm lượng muối cao. Ăn các thực phẩm này làm tăng đáng kể nguy cơ gây ung thư đại tràng và tăng tỷ lệ ung thư dạ dày.

Thức ăn bị mốc có thể dẫn đến ung thư gan

Aflatoxin trong thực phẩm mốc là một nguyên nhân chính gây ung thư gan, chỉ cần người trưởng thành tiêu thụ 1 mg aflatoxin, nó có thể gây ung thư. Độc tố này phải ở nhiệt độ trên 280 độ C mới bị tiêu diệt hoàn toàn. Do vậy, khuyên mọi người không bao giờ ăn thực phẩm đã bị mốc, thậm chí đã cắt bỏ phần mốc đi cũng không được ăn phần còn lại, đặc biệt là khoai lang bị mốc, mía, quả óc chó và đậu phộng.

Thuc pham dau bang gay ung thu, nhieu nguoi Viet nghien an hang ngay-Hinh-3
Khoai tây chiên là món ăn gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet. 

Các sản phẩm ăn kiêng

Thực phẩm ăn kiêng như thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng gói có dán nhẵn “diet” (ăn kiêng) hoặc “low fat” (ít béo) bao gồm từ sodas ăn kiêng, thường có chứa aspartame, một chất làm ngọt hóa học nhân tạo. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy chất này gây ra rất nhiều bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh và các vấn đề về tim mạch.

Bỏng ngô làm từ lò vi sóng

Các túi đựng bỏng ngô làm từ lò vi sóng thông thường được lót bởi một chất hóa học được gọi là axit perfluorooctanoic (PFOA). Đây là một độc chất, có thể tìm thấy trong cả Teflon. Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học California, PFOA có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Thực phẩm nhiều calo có thể gây ung thư tuyến tụy

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường và protein cao có thể gây ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng calo cao cũng có thể làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy và cuối cùng gây ung thư tuyến tụy.

Thuc pham dau bang gay ung thu, nhieu nguoi Viet nghien an hang ngay-Hinh-4
Các nghiên cứu cho thấy cá hồi nuôi chứa rất nhiều PCBs, mercury và dioxins, 3 loại hóa chất gây ung thư. Cá hồi nuôi sống trong điều kiện quá đông đúc dẫn tới trong những con cá này có hàm lượng rận biển nhiều gấp 30 lần so với cá hồi tự nhiên. 

Khoai tây chiên

Khoai tây chiên là một loại đồ ăn chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng calo cao, khả năng gây tăng cân lớn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Journal of medicine của New England đã chỉ ra rằng mỗi ngày chỉ cần tiêu thụ 1 once khoai tây chiên (khoảng 28 gram) trong vòng một năm có thể làm bạn tăng trung bình 2 pound (gần 1 kg). Bên cạnh việc chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa gây cholesterol cao ra, hàm lượng muối natri cao đã gây ra hiện tượng huyết áp cao ở nhiều người.

Nước ngọt - soda

Nước ngọt không cung cấp calo nhưng lại cung cấp rất nhiều đường, gây béo phì, tăng cân. Uống nhiều nước ngọt với hàm lượng đường tiêu hóa nhanh dẫn tới đường huyết tăng cao, gây ra các bệnh viêm và kháng insulin. Trong một nghiên cứu của CLF, các nhà nghiên cứu xác định rằng trong nước ngọt có chứa 4-Mel (4-methylimidazole) là chất hóa học có khả năng gây ung thư. Việc thường xuyên uống nước ngọt có thể dẫn đến ung thư ở cả người lớn và trẻ em.

Thịt đỏ

Thịt đỏ có vẻ đặc biệt nguy hiểm gây ung thư ruột kết. Một nghiên cứu tại Mỹ, theo dõi 150,000 người ở độ tuổi từ 50 tới 74 đã chỉ ra, lượng tiêu thụ thịt đỏ lâu dài làm tăng đáng kể số lượng ca ung thư ruột được phát hiện ở các đối tượng nghiên cứu.

Đồ ăn quá nóng có thể gây ung thư thực quản

Các thực phẩm nóng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chủ yếu bao gồm cà phê nóng, trà sữa nóng, canh cay và lẩu,... Mặc dù nó có thể thỏa mãn khẩu vị của mỗi người, nhưng đây lại là những thủ phạm làm hỏng thực quản và gây ung thư thực quản.

Nếu thời gian dài ăn uống các loại thực phẩm nóng hơn 65 độ C, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ lên tới 70%. Bình thường khi ăn cơm, có thể dùng môi để thử nhiệt độ, thức ăn nóng vừa lấy ra khỏi nồi không nên ăn ngay.

Rượu – đồ uống có cồn

Sử dụng rượu là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư lớn thứ hai sau thuốc lá. Mặc dù việc dùng rượu vừa phải có thể có lợi cho sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhưng uống quá nhiều rượu lại có thể dẫn tới nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, đột tử chưa kể tới các vấn đề xã hội khác. Những nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng rượu là nguyên nhân chính gây ra ung thư miệng, thực quản, gan, đại tràng, trực tràng, ung thư vú ở nữ. Phụ nữ chỉ nên uống chừng 1 ly rượu mỗi ngày, nam giới có thể uống 2 ly.

Thuc pham dau bang gay ung thu, nhieu nguoi Viet nghien an hang ngay-Hinh-5
Sử dụng rượu là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư lớn thứ hai sau thuốc lá.  Ảnh minh họa: Internet 
Trong một nghiên cứu của CLF, các nhà nghiên cứu xác định rằng trong nước ngọt có chứa 4-Mel (4-methylimidazole) là chất hóa học có khả năng gây ung thư. Việc thường xuyên uống nước ngọt có thể dẫn đến ung thư ở cả người lớn và trẻ em. Ảnh minh họa: Internet
Cà chua đóng hộp
Lớp tráng bên trong của các vật liệu đựng các loại thực phẩm đóng hộp đều có chứa một chất hóa học là bisphenol-A hay BPA. Với cà chua lại càng đặc biệt nguy hiểm do độ axit cao, có thể làm cho BPA bị rò rỉ từ lớp vỏ hộp thấm vào trong cà chua. BPA là một chất có thể gây rối loạn hormone, hệ nội tiết từ đó gây xáo trộn sự chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh sản và tăng trưởng, đến nhiễm sắc thể và não, làm rối loạn chức năng thần kinh, gây ung thư, dẫn đến các bệnh về tim mạch, dậy thì sớm, béo phì, vô hiệu hóa tiến trình hóa trị liệu ở những bệnh nhân ung thư.
Cá hồi nuôi
Loại cá này khi được nuôi với các loại thực phẩm không tự nhiên có chứa hóa chất, các loại kháng sinh, thuốc trừ sâu, và các tác nhân gây ung thư khác. Các nghiên cứu cho thấy cá hồi nuôi chứa rất nhiều PCBs, mercury và dioxins, 3 loại hóa chất gây ung thư. Cá hồi nuôi sống trong điều kiện quá đông đúc dẫn tới trong những con cá này có hàm lượng rận biển nhiều gấp 30 lần so với cá hồi tự nhiên. Với lượng lớn khi ăn phải loài rận này có thể gây độc hoặc tử vong, ngoài ra nó còn gây ra nhiều loại bệnh khác như gây mòn da, chảy máu, nhiễm trùng máu… Màu hồng nhạt của cá cũng được nhuộm. Cá hồi nuôi ít lợi ích cho sức khỏe hơn, ít axít béo omega-3.

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa bão, lũ năm 2018

(Kiến Thức) - Theo Cục An toàn Thực phẩm, trong khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, năm 2018, dự báo có khoảng 13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoành hành trên Biển Đông khiến tình hình thời tiết, mưa lũ diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ năm nay, mới đây Cục An toàn thực phẩm đã có Công văn số 2629/ATTP-NĐTT đề nghị các Sở y tế, Ban quản lý an toàn thực phẩm ở các địa phương thực hiện, triển khai đồng bộ các biện pháp.

Chủ tịch chuỗi thực phẩm sạch nửa đêm đến nhà đưa khách đi cấp cứu

Vị Chủ tịch HĐQT chưa bao giờ dám tắt điện thoại vì số điện thoại của ông có tại tất cả các cửa hàng, dù 10-12h đêm khách hàng gọi vẫn phải nghe máy.

thực phẩm an toàn

 

Theo ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục trưởng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2011- 2017, cả nước đã thành lập được 181.622 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tham gia tiến hành kiểm tra tại gần 4 triệu cơ sở, phát hiện 778.301 cơ sở vi phạm, trong đó phạt tiền 72.135 cơ sở với số tiền gần 190 tỷ đồng.

Các vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn ra hết sức phức tạp.

Một trong những giải pháp căn cơ là chúng ta phải chung tay hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn để cung cấp cho người tiêu dùng.

Còn các doanh nghiệp phải sẵn sàng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan làm trong sạch môi trường kinh doanh, nói không với sản phẩm, thực phẩm không an toàn, sẵn sàng tiêu hủy, không cung cấp sản phẩm, thực phẩm không an toàn ra thị trường. Coi sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng như sức khỏe, tính mạng của người thân trong gia đình.

Chia sẻ về những khó khăn trong kinh doanh thực phẩm an toàn, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch- Kiêm Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam nói: “Tôi là Chủ tịch hội đồng quản trị nhưng chưa bao giờ dám tắt điện thoại vì số điện thoại của tôi có tại tất cả các cửa hàng, luôn lắng nghe phản hồi từ các cửa hàng, dù 10-12h đêm khách hàng gọi thì tôi vẫn nghe máy”.

Thậm chí có trường hợp khách hàng bị ngộ độc, nôn thốc nôn tháo, sau khi khách hàng gọi điện phản ánh, ông phải chạy đến nhà và đưa đưa đi viện khám, tuy nhiên nguyên nhân là do khách hàng bị dị ứng với hoa (mua hoa kim châm tại cửa hàng về xào với thịt bò) chứ không phải do thực phẩm không an toàn.

“Để nói rằng câu chuyện làm thực phẩm không đơn giản, rất nhiều khó khăn. Như cách đây 2 ngày chúng tôi cũng buộc phải đổ cả mẻ cá kho vì bị mất điện. Làm thực phẩm thì “sáng rau, chiều rác”. Nhập 1 tấn hoa quả, vì sản phẩm an toàn, không có chất bảo quản nên nhập ngày hôm trước thì ngày hôm sau đã nhăn nhúm, héo, hỏng, mà hỏng là hủy. Chính vì thế, chúng tôi luôn mong có sự đồng lòng của bà con và người tiêu dùng, lúc đó chắc chắn giá rẻ và chất lượng phục vụ tốt hơn”, ông nói.

Để xây dựng sản phẩm an toàn, thương hiệu an toàn, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) lưu ý, doanh nghiệp cần phải xem chất lượng an toàn thực phẩm lên hàng đầu và thái độ ứng xử, trách nhiệm đối với người tiêu dùng như thế nào.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cũng đóng vai trò quan trọng. Người tiêu dùng chấp nhận bỏ tiền cao hơn để có thực phẩm an toàn, người tiêu dùng muốn tìm đến doanh nghiệp, và ngược lại nhưng hiện nay vàng thau lẫn lộn, nhiều cửa hàng an toàn nhưng không ai đảm bảo.

Tuy nhiên, trước sản phẩm không an toàn, nhưng người tiêu dùng tặc lưỡi bỏ qua, sợ kiện tụng thì “được vạ thì má đã sưng” nên không đấu tranh thì vô hình chung tạo mảnh đất cho doanh nghiệp làm ăn không chính đáng tồn tại.

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương, cho rằng, trước thực trạng sản phẩm “thực phẩm chưa kiểm soát được theo chuỗi cung cấp thực phẩm; việc phân tích, đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, quản lý sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công, thực phẩm tươi sống vẫn là khâu yếu, chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu” thì nhu cầu tiêu dùng thực phẩm bảo đảm là biện pháp tự vệ chính đáng của người dân và cũng là cơ hội tốt cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Mặt khác, Việt Nam là một thị trường bán lẻ đang có tiềm năng phát triển rất lớn. Với dân số đạt khoảng trên 93 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 33%, dân số có độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm đến hơn 60% (đây là đối tượng chi tiêu, mua sắm nhiều trong xã hội); GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt khoảng 2.385 USD/năm (tăng 170 USD so với năm 2016 và tăng khoảng 1.000 USD so với năm 2010), chi tiêu cho lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 32% trong tổng chi tiêu, điều này cho thấy sức mua, nhất là đối với hàng thực phẩm của thị trường nội địa đang có xu hướng phát triển mạnh, mức sống ngày càng cao. Đây là cơ hội rất tốt cho sự phát triển của mạng lưới kinh doanh thực phẩm an toàn.

Tin mới