Thực khách tái mặt với những bát phở "giá trên trời"

100 nghìn, 200 nghìn và lên tới cả 300 nghìn là giá của những bát phở "giá trên trời" mà thực khách phải ngậm ngùi trả tiền...

Nửa triệu cho bữa ăn bình dân ở vỉa hè
Gần đây nhất một hóa đơn cho bữa ăn bình dân với giá gần nửa triệu vừa được chia sẻ trên mạng. Theo như người đăng tin giới thiệu, bát phở "giá trên trời" mà cô nói tới rất bình thường nhưng lại được tính tiền theo giá bất thường.
Trên trang cá nhân, người dùng B.T có viết: "Giữa lòng thủ đô lại có kiểu chặt chén như thế này sao? Bát phở gà như Bình thường phở xào 1 đĩa toàn rau cải. Bò húc 30.000 đồng 1 lon; Phở xào thêm rau 140.000 đồng; Phở xào bình thường 120.000 đồng; Phở nước 100.000; Trứng trần 20.000 đồng 1 quả. Nếu đáng như số tiền bỏ ra thì không sao nhưng đây lèo tèo. Mọi người tránh quán phở....ra nhé".
Như vậy, "tổng thiệt hại" của B.T phải chi ra theo như bảng kê lên tới 490.000 đồng, cái giá không hề rẻ cho bữa ăn bình dân tại một quán vỉa hè.
Thuc khach tai mat voi nhung bat pho gia tren troi

"Hoá đơn" tính tiền cho bữa ăn của B.T.

Với mức giá được B.T nêu trong chia sẻ cá nhân, có thể thấy rằng trung bình mỗi đồ dùng đều cao hơn so với mặt bằng chung từ 2-3 lần và được cô nhận định rằng "lèo tèo", không đáng với số tiền bỏ ra.

Cũng chính bởi vậy, dân mạng càng tỏ ra ngạc nhiên và đồng tình với quan điểm là "né" không tới quán ăn này để tránh bị "chặt chém".

Bức xúc vì ăn bát phở gà giá 300 nghìn giữa Hà Nội

Chị Phạm Tr, nạn nhân của vụ việc cho biết, ngày 2/4, chị vào một quán phở trên phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội để ăn tối. Ăn xong, đến khi tính tiền, chủ quán “hét” giá là 300 nghìn đồng. Chị thắc mắc thì được giải thích: giá 1 bát phở đùi và trứng là 200 nghìn đồng; 4 quả kê giá 100 nghìn đồng và yêu cầu thanh toán.

Thuc khach tai mat voi nhung bat pho gia tren troi-Hinh-2

Bát phở đùi gà có giá 300 nghìn đồng được Phạm Tr chia sẻ lên diễn đàn mạng.

“Thực ra cách đây hơn 2 tháng tôi và chồng cũng từng ăn ở quán phở này và được tính giá 120 nghìn đồng cho 2 bát nhưng thật sự lần này là quá đắt. Thấy tôi có thái độ, bà ấy bảo tôi rằng bây giờ cháu muốn trả lại tiền chứ gì. Tôi bảo cô trả bao nhiêu hợp lý thì trả. Bà ấy bảo trả lại tôi 50 nghìn đồng xong chỉ rút số tiền 40 nghìn đồng trả lại” - Chị Phạm Tr nói.

Cũng đồng cảnh ngộ với chị Phạm Tr, rất nhiều người xem bài viết của chị Tr cũng đã đồng loạt lên tiếng về việc ăn uống ở quán phở này.

Nickname Hoàng Ngọc cho biết: “Có lần gia đình mình đi du lịch về quyết định ghé vào quán này ăn. Tuy nhiên khi ăn xong 4 bát phở, 1 đĩa gà chặt loại nhỏ mà chị chủ quán “chặt” hơn 1 triệu. Xót xa quá vì nhà mình ở ngay ngõ Văn Chương”. “Có lần 3 giờ sáng vợ chồng mình ghé vào quán phở này để ăn. Sau khi gọi 2 bát phở đùi và 2 cốc trà đá, nhà mình bị tính 250 nghìn đồng”, nickname Nhật Lê bức xúc.

Quán phở này có diện tích khá nhỏ, nằm ngay trên mặt phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. Bên ngoài, dưới tên quán phở gà ta lâu năm là hình ảnh bát phở gà quảng cáo bị mất giá. Phía bên trong có treo bảng menu các loại phở nhưng không đề giá cụ thể.

Trước phản ánh về việc khách hàng tố quán ăn có "chặt chém", chủ quán phở này cho hay: "Tối 2/4, cô gái kia vào quán tôi gọi 4 quả kê, 1 đùi gà to, 4 quả trứng gà non để ăn. Ăn xong, cô này lẩm bẩm kêu nên tôi trả lại cô ấy 40 nghìn đồng.

Ăn cái đùi gà to giá 150 nghìn ngập mặt chứ có phải ăn một bát phở bình thường đâu. Lại thêm 4 – 5 quả trứng tràng, 4 quả cà gà. Một bát phở bình thường tôi đã bán với giá 40-50 nghìn rồi. Ở chỗ khác họ còn bán 200 nghìn/1 đùi gà”.

Khóc ngất vì bát phở bình dân 200 nghìn đồng ở Hà Nam

Khách thường xuyên bị yêu cầu phải trả tiền cho một bát phở, bát bún với giá cao ngất ngưởng, nếu cự cãi sẽ bị đe dọa... Lối làm ăn “lấy thịt đè người”, mang màu sắc “xã hội đen” vừa vi phạm pháp luật vừa vô nhân tính này không hiểu sao đến nay vẫn tồn tại ở TP. Phủ Lý dù đã được báo chí đề cập nhiều lần.

Chị M, nạn nhân của vụ việc cho biết, ngày 15/2, người thân của chị có công việc phải qua địa phận tỉnh Hà Nam và họ quyết định dừng chân ăn sáng tại một quán phở nằm cạnh đường tàu, thuộc địa phận TP Phủ Lý (Hà Nam).

Vốn cẩn thận, trước khi ăn phở, gia đình này đã hỏi trước giá tiền. Khi chủ hàng là một phụ nữ trả lời 25.000 đồng/bát, họ đã quyết định dùng bữa sáng với 6 suất phở bò.

Thuc khach tai mat voi nhung bat pho gia tren troi-Hinh-3

Một trong những quán phở “chặt chém” khách ở Hà Nam được chia sẻ.

Tuy nhiên, đến khi tính tiền, chủ quán “hét” giá cho 6 bát là 1.025.000 đồng. Gia đình ngơ ngác không hiểu thì được giải thích: Bát đầu có giá 25.000 đồng, còn những bát sau có giá 200.000 đồng/bát.
Quá bức xúc với kiểu làm ăn chặt chém này, gia đình chị M phản kháng và ngay lập tức, người phụ nữ này rút điện thoại ra gọi và chỉ vài phút sau, 10 thanh niên nam, xăm trổ đầy mình hùng hổ bước vào.
Biết gặp phải “cướp”, gia đình chị nuốt cục tức vào trong và chấp nhận trả tiền trong nỗi uất ức không thể xoa dịu đến tận vài ngày sau.
Sau khi về Hà Nội, chị M quyết định share lên diễn đàn để cảnh báo cho những người dân khi đi qua địa phận này lưu ý để không bị “ăn quả lừa” như mình. Anh V một nạ nhân khác cũng bức xúc chia sẻ. Cụ thể, vào khoảng giữa tháng 10 năm 2015, 4 người bạn của anh, vì không biết thông tin về các quán phở "chém" nên đã dừng chân ăn uống và phải trả tổng cộng 840 nghìn cho 4 bát phở bò và 4 chén rượu quê.
Sau đó, 1 người bạn khác của anh cũng đã phải trả 150 nghìn cho bát phở tại 1 quán ăn thuộc dãy phố này. "Gần đây nhất, 2 ông anh của tôi từ Thanh Hóa ra Hà Nội cũng đã phải trả 700 nghìn cho 2 xuất cơm cá kho khi ăn hàng ở đây" - anh V cho biết.
Theo anh V, trên đoạn đường này có khoảng 5, 6 quán cơm phở nằm liền nhau, và tình trạng chặt chém không chỉ diễn ra ở 1 quán.
Thuc khach tai mat voi nhung bat pho gia tren troi-Hinh-4
Những quán ăn này mang tiếng “chặt chém” nhưng không bị dẹp bỏ mà vẫn tồn tại nhiều năm nay.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra ở Hà Nam.
Vào tháng 3/2013, một nhóm du lịch phượt đi từ Hà Nội - Ninh Bình khi đi ngang qua Phủ Lý - Hà Nam dừng lại ở quán ăn gần đoạn ngã tư thành phố hướng ra quốc lộ 1A để ăn uống thì cũng bị “chặt chém” không tương tiếc.
Một điều khó hiểu là rất nhiều thông tin về những quán ăn này được lan truyền công khai và rất rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí mách miệng nhau nhưng đến nay nó vẫn ngang nhiên tồn tại.
Bát phở 195 ngàn ở sân bay Tân Sơn Nhất
Kể từ khi có quy định áp giá trần dịch vụ ăn uống ở các cảng hàng không, tình trạng mỳ “chém” phở “chặt” tuy đã giảm bớt nhưng vẫn chưa thực sự làm hài lòng hành khách. Lợi dụng một số khách hàng chọn món theo quán tính, một số nhân viên đã “lập lờ” để khách chọn một món nhưng phải trả nhiều thứ tiền khác nhau mà không hề biết trước.
Cuối tháng 5, một vị khách đã nếm trái đắng khi phải trả tới 105.000 cho một bát phở tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cụ thể, khách hàng này đã phải móc ví trả một số tiền “không tưởng” đối với một bát phở. Theo hóa đơn, một tô phở thập cẩm tại tiệm phở này có giá 105.000 đồng, trong đó bao gồm 55.000 phở trẻ con + 30.000 thịt mềm + 20.000 phở người lớn.
Thuc khach tai mat voi nhung bat pho gia tren troi-Hinh-5
Và gần đây nhất chị L.H. ở TP Hồ Chí Minh cũng có chia sẻ câu chuyện ăn phở ở sân bay mà chị vừa mới trải nghiệm vào sáng ngày 15/9 khi chờ máy bay bay ra Hà Nội công tác.
Chị gọi một bát phở bò tái chín ít bánh phở cộng với một chai nước. Bạn nhân viên tính tiền ngay lập tức oder “giúp” chị một bát phở lớn với giá tiền 75.000 đồng/bát thay vì gợi ý cho chị bát phở cỡ nhỏ giá 55.000 đồng hoặc có thể hỏi lại chị là chọn ăn bát phở to hay bát phở nhỏ.
Đến khi nhân viên bê ra bát phở thì đúng là bát phở to vật vã nhưng nhìn vào thấy toàn nước với bánh, có rất ít thịt (trong khi bát phở trị giá 75.000 đồng), khoắng 3 đũa thì hết thịt bò. Thấy thế, chị đến gọi thêm một bát bò viên (30.000 đồng/bát) để ăn cố cho hết bát phở thì nhân viên nhất quyết từ chối. “Dù biết tiền thuê mặt bằng ở sân bay để kinh doanh khá đắt đỏ, nhưng tôi không nghĩ bát phở tôi ăn lèo tèo vài miếng thịt bò mỏng lại có giá đến tận 75.000 đồng. Đi ăn ở ngoài chắc giá bát phở này chỉ 25.000 đồng là cao”, chị L.H chia sẻ.
Thuc khach tai mat voi nhung bat pho gia tren troi-Hinh-6
Bát phở trị giá 75.000 đồng có đúng 3 miếng thịt bò được xắt mỏng dính.
Trước đó, câu chuyện về “mỳ chém”, “phở chặt” ở sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thường xuyên diễn ra, khiến không ít thực khách lắc đầu ngao ngán về giá cả cũng như dịch vụ ăn uống ở sân bay này.
Cụ thể, vào hồi tháng 5, sau khi gọi một bát phở ở sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bất ngờ khi giá được "nâng cấp" nhiều lần từ 55.000 đồng thành 105.000 đồng. Vụ việc gây tranh luận quanh chuyện giá một bát phở cũng như cách tính tiền ăn uống ở một nơi đặc thù như phòng đợi sân bay.
Hay như trước đó, bát phở kèm một chai Coca - Cola giá trên 115.000 đồng; tô mì Ý bò băm giá 160.000 đồng... là những chuyện thường thấy ở Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Những sự kiện nóng hầm hập dư luận tuần qua (6-12/3)

(Kiến Thức) - Lễ hội hoa anh đào 2017 khai mạc, Hà Nội thí điểm đỗ xe theo ngày chẵn lẻ... là những thông tin, sự kiện nóng được dư luận quan tâm tuần qua.

Nhung su kien nong ham hap du luan tuan qua (6-12/3)
Tuần qua, vụ hỏa hoạn làm 4 người trong một gia đình ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM tử vong khiến nhiều người bàng hoàng. Thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra tại trại hòm Đức Lập vào thời điểm khoảng 1h rạng sáng 12/3. Nhiều người dân đã tìm mọi cách tiếp cận để chữa cháy, cứu người mắc kẹt nhưng bất thành do nhà khóa trái cửa bên trong. 
Nhung su kien nong ham hap du luan tuan qua (6-12/3)-Hinh-2
Vụ cháy kinh hoàng tại đây đã khiến 4 người trong một gia đình tử vong, trong đó có hai trẻ nhỏ.  
Nhung su kien nong ham hap du luan tuan qua (6-12/3)-Hinh-3
Cũng trong tuần qua, thông tin vụ việc phó giám đốc Sở bẻ hoa anh đào ở Đà Lạt tiếp tục gây xôn xao dư luận. Sau đó, bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận đã viết thư xin lỗi gửi các cơ quan báo chí về việc bà đã gây ra những dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến tập thể cơ quan, địa phương tỉnh nhà… Đồng thời gửi lời xin lỗi đến nhóm thanh niên có liên quan tới vụ việc hoa anh đào tại Đà Lạt. Ảnh: N.A.T.

Những sự kiện nóng hầm hập dư luận tuần qua (13-19/3)

(Kiến Thức) - Nghi can xâm hại bé gái ở Hà Nội bị bắt, bác đề xuất đặt mô hình King Kong ở Hồ Gươm... là những thông tin nóng dư luận tuần qua.

Nhung su kien nong ham hap du luan tuan qua (13-19/3)
Một trong những thông tin nóng dư luận tuần qua đó là các lực lượng chức năng tiếp tục phá bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet. 
Nhung su kien nong ham hap du luan tuan qua (13-19/3)-Hinh-2
Tại phố Xã Đàn, việc đập bỏ các bậc tam cấp khiến cho nhiều ngôi nhà ở đây cao hơn mặt đường đến 80-90cm. Người dân tại đây chia sẻ, việc lên xuống vỉa hè gặp nhiều bất tiện. Ảnh: Vietnamnet. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.