Thực hư việc Việt Nam có “ba ngón tay thần chết” SA-6

Thực hư việc Việt Nam có “ba ngón tay thần chết” SA-6

(Kiến Thức) - Nguồn tin SIPRI cho rằng Việt Nam đã nhận được 10 tổ hợp tên lửa phòng không SA-6 từ Liên Xô, nhưng chưa bao giờ có bức ảnh nào chứng minh việc này. 

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), trong giai đoạn 1979-1980, Việt Nam nhận được từ Liên Xô 10 tổ hợp  tên lửa phòng không SA-6 cùng 600 quả đạn tên lửa 3M9. Vậy thực hư việc này thế nào, tại sao suốt một thời gian dài tới tận hôm nay không có lấy một hình ảnh nào chứng minh việc SA-6 có trong trang bị QĐND Việt Nam dù hiện chúng ta đã công bố các bức ảnh S-300 tối tân hơn nhiều so với SA-6.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), trong giai đoạn 1979-1980, Việt Nam nhận được từ Liên Xô 10 tổ hợp tên lửa phòng không SA-6 cùng 600 quả đạn tên lửa 3M9. Vậy thực hư việc này thế nào, tại sao suốt một thời gian dài tới tận hôm nay không có lấy một hình ảnh nào chứng minh việc SA-6 có trong trang bị QĐND Việt Nam dù hiện chúng ta đã công bố các bức ảnh S-300 tối tân hơn nhiều so với SA-6.
SA-6 hay có tên thật là tổ hợp tên lửa 2K12 Kub do Liên Xô sản xuất, được biết đến hay là nổi tiếng nhất kể từ cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973. Khi đó, các tổ hợp 2K12 của Ai Cập đã bắn rơi 65 máy bay chiến đấu của Israel chỉ trong vài ngày. Sự đáng sợ của 2K12 Kub đã khiến các phi công Israel đặt cho nó biệt danh "ba ngón tay của thần chết" khi họ trông thấy bệ phóng với 3 đạn tên lửa.
SA-6 hay có tên thật là tổ hợp tên lửa 2K12 Kub do Liên Xô sản xuất, được biết đến hay là nổi tiếng nhất kể từ cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973. Khi đó, các tổ hợp 2K12 của Ai Cập đã bắn rơi 65 máy bay chiến đấu của Israel chỉ trong vài ngày. Sự đáng sợ của 2K12 Kub đã khiến các phi công Israel đặt cho nó biệt danh "ba ngón tay của thần chết" khi họ trông thấy bệ phóng với 3 đạn tên lửa.
Một tổ hợp tên lửa thì gồm rất rất nhiều thành phần, nhưng tựu chung lại trên SA-6 chỉ là 2 phần chính: radar điều khiển hỏa lực và tên lửa cùng bệ phóng tự hành. Tổ hợp tên lửa SA-6 được theiets kế để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp và trung bình với tầm bắn trung bình.
Một tổ hợp tên lửa thì gồm rất rất nhiều thành phần, nhưng tựu chung lại trên SA-6 chỉ là 2 phần chính: radar điều khiển hỏa lực và tên lửa cùng bệ phóng tự hành. Tổ hợp tên lửa SA-6 được theiets kế để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp và trung bình với tầm bắn trung bình.
"Trái tim" của SA-6 - tổ hợp radar điều khiển hỏa lực 1S91 (NATO gọi là Straight Flush) có tầm hoạt động hoạt động 75 km và bắt đầu chiếu mục tiêu và điều khiển tên lửa ở tầm 28 km.
"Trái tim" của SA-6 - tổ hợp radar điều khiển hỏa lực 1S91 (NATO gọi là Straight Flush) có tầm hoạt động hoạt động 75 km và bắt đầu chiếu mục tiêu và điều khiển tên lửa ở tầm 28 km.
Đài radar này có thể điều khiển một hoặc hai tên lửa bay đến một mục tiêu cùng lúc. Ảnh: Không gian bên trong đài điều khiển hỏa lực 1S91 với các màn hình hiện sóng radar.
Đài radar này có thể điều khiển một hoặc hai tên lửa bay đến một mục tiêu cùng lúc. Ảnh: Không gian bên trong đài điều khiển hỏa lực 1S91 với các màn hình hiện sóng radar.
Tên lửa vào pha đầu được điều khiển bằng lệnh và pha cuối bằng radar bán chủ động (SARH) khi mục tiêu được chiếu rọi bởi đài 1S91.
Tên lửa vào pha đầu được điều khiển bằng lệnh và pha cuối bằng radar bán chủ động (SARH) khi mục tiêu được chiếu rọi bởi đài 1S91.
Bệ phóng tự hành 2P25 đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-568 với phần bệ phóng có thể xoay đổi hướng 360 độ. Trên bệ lắp ba ray phóng với các đạn tên lửa phòng không 3M9.
Bệ phóng tự hành 2P25 đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-568 với phần bệ phóng có thể xoay đổi hướng 360 độ. Trên bệ lắp ba ray phóng với các đạn tên lửa phòng không 3M9.
Xe tiếp đạn 2T7 đang đưa đạn vào bệ phóng 2P25 TEL.
Xe tiếp đạn 2T7 đang đưa đạn vào bệ phóng 2P25 TEL.
Đạn tên lửa 3M9 của hệ thống tên lửa phòng không SA-6 mà SIPRI cho rằng Liên Xô cung cấp 600 quả cho Việt Nam có trọng lượng khoảng 600kg, dài 5,8m, đường kính thân 335mm. Tên lửa trang bị hai động cơ đẩy cho tầm bắn 24km, độ cao đánh chặn 12km, tốc độ hành trình Mach 2,8.
Đạn tên lửa 3M9 của hệ thống tên lửa phòng không SA-6 mà SIPRI cho rằng Liên Xô cung cấp 600 quả cho Việt Nam có trọng lượng khoảng 600kg, dài 5,8m, đường kính thân 335mm. Tên lửa trang bị hai động cơ đẩy cho tầm bắn 24km, độ cao đánh chặn 12km, tốc độ hành trình Mach 2,8.
Trên đạn được trang bị radar bán chủ động 1SB4 sẽ thu sóng dội lại từ mục tiêu khi đài 1S91 chiếu rọi để tự đưa đạn tới mục tiêu. Thời điểm năm 1973, đầu đò chủ động là công nghệ mới và cực kỳ hiệu quả so với tổ hợp dẫn vô tuyến SA-2, SA-3.
Trên đạn được trang bị radar bán chủ động 1SB4 sẽ thu sóng dội lại từ mục tiêu khi đài 1S91 chiếu rọi để tự đưa đạn tới mục tiêu. Thời điểm năm 1973, đầu đò chủ động là công nghệ mới và cực kỳ hiệu quả so với tổ hợp dẫn vô tuyến SA-2, SA-3.
Sau đầu dò là nơi đặt phần chiến đấu nổ phá mảnh nặng 59kg với ngòi nổ chạm và cận đích.
Sau đầu dò là nơi đặt phần chiến đấu nổ phá mảnh nặng 59kg với ngòi nổ chạm và cận đích.
Nhìn chung, tên lửa phòng không SA-6 là một trong những loại tên lửa đất đối không cực kỳ lợi hại, đặc biệt xuất sắc của Liên Xô (cũ). Tuy nhiên, so với các thế hệ Buk, Patriot, S-300, S-400 hiện nay thì nó đã thua kém rất nhiều. Bên cạnh đó, các chiến đấu cơ hiện đại có khả năng gây nhiễu đài radar dẫn bắn cho SA-6, vô hiệu hóa được vũ khí này. Chính vì thế, không có lý do gì để nếu Việt Nam có mà lại không công bố SA-6.
Nhìn chung, tên lửa phòng không SA-6 là một trong những loại tên lửa đất đối không cực kỳ lợi hại, đặc biệt xuất sắc của Liên Xô (cũ). Tuy nhiên, so với các thế hệ Buk, Patriot, S-300, S-400 hiện nay thì nó đã thua kém rất nhiều. Bên cạnh đó, các chiến đấu cơ hiện đại có khả năng gây nhiễu đài radar dẫn bắn cho SA-6, vô hiệu hóa được vũ khí này. Chính vì thế, không có lý do gì để nếu Việt Nam có mà lại không công bố SA-6.
Thế nên, có khả năng rất cao rằng thông tin Liên Xô cung cấp tên lửa SA-6 cho Việt Nam chỉ là dạng tin đồn. Bởi chẳng có lý do gì Việt Nam đã công bố việc sở hữu các hệ thống tên lửa SPYDER hay S-300 mà lại không công khai SA-6 – một loại vũ khí đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ.
Thế nên, có khả năng rất cao rằng thông tin Liên Xô cung cấp tên lửa SA-6 cho Việt Nam chỉ là dạng tin đồn. Bởi chẳng có lý do gì Việt Nam đã công bố việc sở hữu các hệ thống tên lửa SPYDER hay S-300 mà lại không công khai SA-6 – một loại vũ khí đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ.

GALLERY MỚI NHẤT