Thực hư về nấm mộ khổng lồ của Cao Biền trên đất Phú Yên

Thực hư về nấm mộ khổng lồ của Cao Biền trên đất Phú Yên

Cho đến nay, người dân Phú Yên vẫn lưu truyền câu ca dao về cái chết của Cao Biền trên mảnh đất quê hương: “Cao Biền táng tại Đồng Môn...".

Mả  Cao Biền là tên gọi của một ngọn đồi thấp nằm bên đầm Ô Loan, thuộc địa phận thôn Đồng Môn, xã An Hải, huyện Tuy An, Phú Yên. Phía sau địa danh này là một giai thoại ly kỳ được lưu truyền về nhân vật lịch sử Cao Biền.
Mả Cao Biền là tên gọi của một ngọn đồi thấp nằm bên đầm Ô Loan, thuộc địa phận thôn Đồng Môn, xã An Hải, huyện Tuy An, Phú Yên. Phía sau địa danh này là một giai thoại ly kỳ được lưu truyền về nhân vật lịch sử Cao Biền.
Giai thoại này có được nhắc đến trong sách Địa danh Phú Yên của tác giả Nguyễn Đình Chúc. Theo đó, trong một lần được nhà Đường cử đi dẹp loạn ở nước Nam Chiếu, Cao Biền đã cưỡi diều bay tới vùng đất mà ngày nay là Phú Yên.
Giai thoại này có được nhắc đến trong sách Địa danh Phú Yên của tác giả Nguyễn Đình Chúc. Theo đó, trong một lần được nhà Đường cử đi dẹp loạn ở nước Nam Chiếu, Cao Biền đã cưỡi diều bay tới vùng đất mà ngày nay là Phú Yên.
Do tiếng dữ về Cao Biền đã lan đến từ trước, người dân địa phương bàn nhau mua cung lớn, sắm nỏ to chờ sẵn. Khi viên tướng nhà Đường vừa bay đến, một rừng tên đã phóng ra, khiến diều thần rơi xuống.
Do tiếng dữ về Cao Biền đã lan đến từ trước, người dân địa phương bàn nhau mua cung lớn, sắm nỏ to chờ sẵn. Khi viên tướng nhà Đường vừa bay đến, một rừng tên đã phóng ra, khiến diều thần rơi xuống.
Người ta kể rằng sau khi lao xuống đất, con diều khổng lồ đã vẫy vùng trước khi chết, tạo thành một vùng trũng, mà sau này trở thành đầm Ô Loan.
Người ta kể rằng sau khi lao xuống đất, con diều khổng lồ đã vẫy vùng trước khi chết, tạo thành một vùng trũng, mà sau này trở thành đầm Ô Loan.
Còn Cao Biền chết ở vị trí cách con diều không xa, được người dân đắp đất tạo thành cái mả. Theo thời gian, gió xoáy cát bồi đắp khiến mả Cao Biền trở thành gò, rồi đồi cát lớn.
Còn Cao Biền chết ở vị trí cách con diều không xa, được người dân đắp đất tạo thành cái mả. Theo thời gian, gió xoáy cát bồi đắp khiến mả Cao Biền trở thành gò, rồi đồi cát lớn.
Cho đến nay, người dân Phú Yên vẫn lưu truyền câu ca dao về cái chết của Cao Biền trên mảnh đất quê hương: “Cao Biền táng tại Đồng Môn/ Trên sơn, dưới thuỷ trời chôn Cao Biền”.
Cho đến nay, người dân Phú Yên vẫn lưu truyền câu ca dao về cái chết của Cao Biền trên mảnh đất quê hương: “Cao Biền táng tại Đồng Môn/ Trên sơn, dưới thuỷ trời chôn Cao Biền”.
Bên cạnh giai thoại về Cao Biền, đầm Ô Loan còn gắn với truyền thuyết về nàng Loan và chim Ô thước. Theo đó, ngày xưa, có nàng tiên trên trời rất xinh đẹp tên nàng Loan, nhưng tính tình hay tinh nghịch.
Bên cạnh giai thoại về Cao Biền, đầm Ô Loan còn gắn với truyền thuyết về nàng Loan và chim Ô thước. Theo đó, ngày xưa, có nàng tiên trên trời rất xinh đẹp tên nàng Loan, nhưng tính tình hay tinh nghịch.
Một ngày nọ nàng Loan mượn con chim Ô thước bay xuống trần gian dạo chơi khắp nơi mà không hề để ý chim đã mỏi cánh, đói và khát, nên khi ngang qua Tuy An, chim không còn đủ sức để bay nên hạ cánh xuống dãy núi Từ Bi.
Một ngày nọ nàng Loan mượn con chim Ô thước bay xuống trần gian dạo chơi khắp nơi mà không hề để ý chim đã mỏi cánh, đói và khát, nên khi ngang qua Tuy An, chim không còn đủ sức để bay nên hạ cánh xuống dãy núi Từ Bi.
Sau này người dân địa phương mượn tên chim Ô thước của nàng Loan ghép chung với tên nàng, gọi tắt là Ô Loan để đặt tên cho đầm... (Bài có sử dụng tư liệu của Báo Phú Yên).
Sau này người dân địa phương mượn tên chim Ô thước của nàng Loan ghép chung với tên nàng, gọi tắt là Ô Loan để đặt tên cho đầm... (Bài có sử dụng tư liệu của Báo Phú Yên).
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT