Thực hư thông tin Su-35 Trung Quốc vừa biên chế đã phải quay lại Nga

Thực hư thông tin Su-35 Trung Quốc vừa biên chế đã phải quay lại Nga

(Kiến Thức) - Trung tuần tháng 5 vừa qua, một chiếc tiêm kích Su-35 mang đầy đủ số hiệu lẫn biểu tượng của Không quân Trung Quốc bị bắt gặp đang âm thầm trở về Nga khi hạ  cánh xuống sân bay Novosibirsk.

Hình ảnh chiếc  Su-35 Trung Quốc trên đường trở về Nga được một nhiếp ảnh gia Nga ghi lại khi nó vừa hạ cánh xuống tại sân bay Tolmachevo, Novosibirsk, Nga. Làm dấy lên câu hỏi nguyên nhân thật sự khiến chiến đấu cơ hiện đại nhất của Bắc Kinh phải trở về nơi nó được sinh ra chỉ sau thời gian ngắn hoạt động. Trong là là chiếc Su-35 Trung Quốc mang số hiệu "61271" hạ cánh xuống Novosibirsk.
Hình ảnh chiếc Su-35 Trung Quốc trên đường trở về Nga được một nhiếp ảnh gia Nga ghi lại khi nó vừa hạ cánh xuống tại sân bay Tolmachevo, Novosibirsk, Nga. Làm dấy lên câu hỏi nguyên nhân thật sự khiến chiến đấu cơ hiện đại nhất của Bắc Kinh phải trở về nơi nó được sinh ra chỉ sau thời gian ngắn hoạt động. Trong là là chiếc Su-35 Trung Quốc mang số hiệu "61271" hạ cánh xuống Novosibirsk.
Ngay sau khi bức ảnh về chiếc Su-35 Trung Quốc được đăng tải trên các trang quân sự của Nga, thì tiếp tục xuất hiện thông tin chiếc Su-35 này đang trên đường tới Viện nghiên cứu bay mang tên M.M. Gromov ở Zhukovsky ngoại ô Moscow, Nga.
Ngay sau khi bức ảnh về chiếc Su-35 Trung Quốc được đăng tải trên các trang quân sự của Nga, thì tiếp tục xuất hiện thông tin chiếc Su-35 này đang trên đường tới Viện nghiên cứu bay mang tên M.M. Gromov ở Zhukovsky ngoại ô Moscow, Nga.
Được biết, chiếc tiêm kích Su-35 mang số hiệu "61271" được Nga bàn giao cho Trung Quốc trong năm 2017 và thuộc biên chế lữ đoàn Su-35 duy nhất của Không quân Trung Quốc. Cũng có thông tin cho rằng chiếc Su-35 trên là một trong những chiếc tham gia hộ tống phi đội máy bay ném bom chiến lược H-6K của Trung Quốc bay qua eo biển Ba Sĩ gần Đảo Đài Loan vào đầu tháng này.
Được biết, chiếc tiêm kích Su-35 mang số hiệu "61271" được Nga bàn giao cho Trung Quốc trong năm 2017 và thuộc biên chế lữ đoàn Su-35 duy nhất của Không quân Trung Quốc. Cũng có thông tin cho rằng chiếc Su-35 trên là một trong những chiếc tham gia hộ tống phi đội máy bay ném bom chiến lược H-6K của Trung Quốc bay qua eo biển Ba Sĩ gần Đảo Đài Loan vào đầu tháng này.
Và rất có thể sau phi vụ hộ tống trên chiếc Su-35 của Trung Quốc đã gặp sự cố nào đó buộc nó phải trở về Nga để sửa chữa. Cần phải lưu ý thêm rằng trước khi bàn giao Su-35 cho Trung Quốc, để ngăn chặn việc thất thoát công nghệ thì Nga đã buộc phải "hàn chết" nhiều bộ phận linh kiện để không tái diễn kịch bản tương tự của Su-27 và Su-33 trước đó.
Và rất có thể sau phi vụ hộ tống trên chiếc Su-35 của Trung Quốc đã gặp sự cố nào đó buộc nó phải trở về Nga để sửa chữa. Cần phải lưu ý thêm rằng trước khi bàn giao Su-35 cho Trung Quốc, để ngăn chặn việc thất thoát công nghệ thì Nga đã buộc phải "hàn chết" nhiều bộ phận linh kiện để không tái diễn kịch bản tương tự của Su-27 và Su-33 trước đó.
Tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã nhận được 14 trong tổng số 24 tiêm kích Su-35 hiện đại trong hợp đồng ký tháng 11/2015 với Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport (Nga). Bản hợp đồng này có trị giá lên tới 1,5 tỷ USD.
Tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã nhận được 14 trong tổng số 24 tiêm kích Su-35 hiện đại trong hợp đồng ký tháng 11/2015 với Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport (Nga). Bản hợp đồng này có trị giá lên tới 1,5 tỷ USD.
Dù Trung Quốc phải mua Su-35 với cái giá trên trời nhưng theo báo Độc lập của Nga, đây vẫn được coi là thành công lớn với phái đoàn đàm phán Trung Quốc bởi mức giá Nga từng "hét" trước đó còn cao hơn nhiều.
Dù Trung Quốc phải mua Su-35 với cái giá trên trời nhưng theo báo Độc lập của Nga, đây vẫn được coi là thành công lớn với phái đoàn đàm phán Trung Quốc bởi mức giá Nga từng "hét" trước đó còn cao hơn nhiều.
Theo tờ Độc lập, tại các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc từ năm 2013, để sở hữu tiêm kích thế hệ 4++ này Trung Quốc phải bỏ ra số tiền lên đến 85 triệu USD chưa bao gồm vũ khí và các trang thiết bị mặt đất khác.
Theo tờ Độc lập, tại các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc từ năm 2013, để sở hữu tiêm kích thế hệ 4++ này Trung Quốc phải bỏ ra số tiền lên đến 85 triệu USD chưa bao gồm vũ khí và các trang thiết bị mặt đất khác.
Như vậy, tổng giá trị hợp đồng mua 24 chiếc tiêm kích Su-35 lên đến trên 2 tỷ USD nếu kết hợp thêm vũ khí và các trang thiết bị mặt đất khác giá trị hợp đồng có thể tăng thêm khoảng 50% nữa ở mức khoảng 2,8 tỷ USD. Như vậy nếu bao gồm cả vũ khí đơn giá mỗi chiếc Su-35 có thể lên đến 116 triệu USD.
Như vậy, tổng giá trị hợp đồng mua 24 chiếc tiêm kích Su-35 lên đến trên 2 tỷ USD nếu kết hợp thêm vũ khí và các trang thiết bị mặt đất khác giá trị hợp đồng có thể tăng thêm khoảng 50% nữa ở mức khoảng 2,8 tỷ USD. Như vậy nếu bao gồm cả vũ khí đơn giá mỗi chiếc Su-35 có thể lên đến 116 triệu USD.
Su-35 là chiến đấu cơ siêu cơ động của Nga, do Viện thiết kế Sukhoi phát triển. Tiêm kích này có năng lực chiến đấu vượt trội so với các chiến đấu cơ cùng thế hệ và cả máy bay thế hệ 5 nhờ động cơ siêu cơ động cùng hệ thống điện tử tối tân.
Su-35 là chiến đấu cơ siêu cơ động của Nga, do Viện thiết kế Sukhoi phát triển. Tiêm kích này có năng lực chiến đấu vượt trội so với các chiến đấu cơ cùng thế hệ và cả máy bay thế hệ 5 nhờ động cơ siêu cơ động cùng hệ thống điện tử tối tân.
Mời độc giả xem video: Su-35 của không quân Nga hộ tống chuyên cơ của Tổng thống Putin trong chuyến công du Syria. (nguồn RT)

GALLERY MỚI NHẤT