Thực hư "phá sóng" súng bắn tốc độ chỉ với vài triệu đồng

Thiết bị "phá sóng" súng bắn tốc độ được rao bán ở trên mạng là bất hợp pháp và việc sử dụng thiết bị này trên xe sẽ bị CSGT xử lý. 

Trong những ngày này, chuyện về thiết bị phá sóng súng bắn tốc độ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), đang là chủ đề nóng trên nhiều trang mạng xã hội.
Thiết bị này là mặt hàng cấm nhưng chỉ cần một số tiền vài triệu đồng là các “quái xế” có thể sở hữu, cùng suy nghĩ tha hồ đi đường dài mà “không lo” bị CSGT bắn tốc độ.
Thuc hu
Thiết bị phát hiện máy bắn tốc độ được rao bán trên mạng từ 2,8 - 5 triệu đồng
Theo quảng cáo, mỗi một bộ máy “phá sóng” súng bắn tốc độ thường gồm: 1 hộp điều khiển và 4 cục cảm biến cùng các thiết bị phụ trợ, lắp ở những chỗ dễ giấu trên các loại xe ôtô để phát hiện và vô hiệu hóa sóng phát ra từ súng bắn tốc độ của lực lượng CSGT.
Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần bật nút ON là máy hiện lên đèn đỏ. Tuy có kích thước chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, nhưng nó có thể phát hiện máy bắn tốc độ của Cảnh sát trong bán kính 2 km. Khi phát hiện súng bắn tốc độ của CSGT phát sóng mạnh nó có thể đưa ra cảnh báo bằng tiếng bíp lớn.
Mới đây, trên một diễn đàn về ô tô có đăng tải một đoạn video clip ghi lại một thí nghiệm về miếng dán “thần kỳ” giúp vô hiệu hóa việc chụp hình của dụng cụ bắn tốc độ. Trong clip, một người đàn ông nói tiếng Nga dùng những miếng decal có in sẵn các con số có cùng kích cỡ và dán đè lên các con số của biển số xe.
Điều đặc biệt, bình thường trước khi dán biển số thì các thiết bị camera có thể ghi lại dễ dàng hình dạng, biển số của người vi phạm. Tuy nhiên, sau khi được “phủ” decal mới lên và sử dụng camera để chụp hình, các con số đều bị “hô biến” thành một nền trắng xóa.
Sau khi đăng tải trên mạng, đoạn video clip này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là cánh tài xế. Không ít trong số đó đều tỏ ra thích thú với màn “ảo thuật” những con số trên biển số xe này. “Nếu mua được miếng dán này để gắn vào biển số xe thì sướng quá. Khỏi lo bị CSGT bắn tốc độ. Mình phải săn lùng mua cho bằng được”(?), Phan Sơn, một người từng xem clip trên, bình luận.
Nhiều người khác “mách” nhau tìm đến các khu chợ trời để hỏi mua và đặt hàng miếng dán này từ nước ngoài về. Một số thành viên khác khẳng định, mặt hàng này đã về Việt Nam và họ từng tận mắt thấy nó có tác dụng che biển số xe khi bị bắn tốc độ.
Trả lời trên tờ Giao thông, đại diện lãnh đạo đội CSGT tại Lạng Sơn, Bắc Giang cho biết, mỗi ngày các đơn vị vẫn xử lý từ 10 thậm chí 20 trường hợp xe ô tô vi phạm về tốc độ. Tuy nhiên, trong quá trình tuần tra kiểm soát và xử lý chưa từng phát hiện phương tiện nào sử dụng cái gọi là “máy phá sóng” máy bắn tốc độ của CSGT nói trên.
Trung tá Phạm Văn Sự (Phó phòng CSGT tỉnh Lạng Sơn) cho biết, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa xuất hiện trường hợp nào sử dụng thiết bị “phá sóng” máy bắn tốc độ của CSGT. Nếu có thì sẽ rất nguy hiểm, nhất là trong thời điểm cả nước đang tập trung kéo giảm tỷ lệ TNGT.
“Hầu hết các thiết bị này không được phép lưu hành và có thể làm tăng lỗi vi phạm khi bị xử lý”, ông Sự nói và cho biết thêm, camera bắn tốc độ là thiết bị hiện đại không dễ gì “qua mặt” được, chưa kể đến lực lượng CSGT thường xuyên chốt trực trên các tuyến đường.
Tuy nhiên, Phòng CSGT Lạng Sơn cũng sẽ rà soát lại, nếu có dấu hiệu nhiều phương tiện liên tục vi phạm về tốc độ mà vẫn lọt qua sự kiểm soát của lực lượng CSGT, cơ quan này sẽ có biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời. “Trong trường hợp nếu phát hiện xe có lắp thiết bị “phá sóng” thì sẽ có hướng giải quyết nghiêm khắc hơn”, Trung tá Sự nhấn mạnh.

Máy phá sóng súng bắn tốc độ CSGT có gì lạ?

(Kiến Thức) - Các thiết bị vô hiệu hóa súng bắn tốc độ của cảnh sát giao thông (CGGT) đang được bán tràn lan trên thị trường với giá 2,8-3,5 triệu VNĐ.

Trong những ngày này, chuyện về thiết bị phá sóng dùng để vô hiệu hóa súng bắn tốc độ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đang là chủ đề nóng trên nhiều mặt báo. Thiết bị này là mặt hàng cấm nhưng chỉ cần một số tiền là các “quái xế” có thể sở hữu và qua mặt được lực lượng chức năng.
Trong những ngày này, chuyện về thiết bị phá sóng dùng để vô hiệu hóa súng bắn tốc độ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đang là chủ đề nóng trên nhiều mặt báo. Thiết bị này là mặt hàng cấm nhưng chỉ cần một số tiền là các “quái xế” có thể sở hữu và qua mặt được lực lượng chức năng. 
Mỗi một bộ máy phá sóng súng bắn tốc độ thường gồm: 1 hộp điều khiển và 4 cục cảm biến cùng các thiết bị phụ trợ, lắp ở những chỗ dễ giấu trên các loại xe ôtô để phát hiện và vô hiệu hóa sóng phát ra từ súng bắn tốc độ của lực lượng CSGT. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần bật nút ON là máy hiện lên đèn đỏ.
Mỗi một bộ máy phá sóng súng bắn tốc độ thường gồm: 1 hộp điều khiển và 4 cục cảm biến cùng các thiết bị phụ trợ, lắp ở những chỗ dễ giấu trên các loại xe ôtô để phát hiện và vô hiệu hóa sóng phát ra từ súng bắn tốc độ của lực lượng CSGT. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần bật nút ON là máy hiện lên đèn đỏ. 
Thiết bị công nghệ cao giúp nhiều quái xế thản nhiên qua mặt "khẩu súng thần không đạn’’ của cảnh sát một cách đơn giản. Tuy có kích thước chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, nhưng nó có thể phát hiện máy bắn tốc độ của cảnh sát trong bán kính 2 km. Khi phát hiện súng bắn tốc độ của CSGT phát sóng mạnh nó có thể đưa ra cảnh báo bằng tiếng bíp lớn.
Thiết bị công nghệ cao giúp nhiều quái xế thản nhiên qua mặt "khẩu súng thần không đạn’’ của cảnh sát một cách đơn giản. Tuy có kích thước chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, nhưng nó có thể phát hiện máy bắn tốc độ của cảnh sát trong bán kính 2 km. Khi phát hiện súng bắn tốc độ của CSGT phát sóng mạnh nó có thể đưa ra cảnh báo bằng tiếng bíp lớn. 
Các loại súng bắn tốc độ của CSGT dù tối tân như Pro Laser III, hay bất cứ loại nào... được nhập ở nước ngoài cũng bị vô hiệu hóa bởi máy phá sóng. Thực ra ở nước ngoài, đây là loại thiết bị hỗ trợ cho tài xế lái xe an toàn hơn. Tuy nhiên, khi nhập lậu vào Việt Nam, nó chỉ được biết đến với tính năng duy nhất là để... đối phó với CSGT. Giá của thiết bị này bán dao động từ 2,8 – 3,5 triệu VNĐ.
Các loại súng bắn tốc độ của CSGT dù tối tân như Pro Laser III, hay bất cứ loại nào... được nhập ở nước ngoài cũng bị vô hiệu hóa bởi máy phá sóng. Thực ra ở nước ngoài, đây là loại thiết bị hỗ trợ cho tài xế lái xe an toàn hơn. Tuy nhiên, khi nhập lậu vào Việt Nam, nó chỉ được biết đến với tính năng duy nhất là để... đối phó với CSGT. Giá của thiết bị này bán dao động từ 2,8 – 3,5 triệu VNĐ. 
Ngoài thiết bị vô hiệu hóa súng bắn tốc độ, hiện nay trên thị trường Việt Nam còn xuất hiện thiết bị phá sóng định vị (GPS), phá sóng điện thoại di động, hay có thể gọi chung là thiết bị gây nhiễu.
Ngoài thiết bị vô hiệu hóa súng bắn tốc độ, hiện nay trên thị trường Việt Nam còn xuất hiện thiết bị phá sóng định vị (GPS), phá sóng điện thoại di động, hay có thể gọi chung là thiết bị gây nhiễu.  
Đa phần thiết bị phá sóng định vị được rao bán rộng rãi đều có nguồn gốc Trung Quốc, nhập lậu về Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Đó là thiết bị nhỏ gọn, có angten ngoài, có thể ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc trong phạm vi xác định, làm rối loạn tín hiệu vệ tinh GPS.
Đa phần thiết bị phá sóng định vị được rao bán rộng rãi đều có nguồn gốc Trung Quốc, nhập lậu về Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Đó là thiết bị nhỏ gọn, có angten ngoài, có thể ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc trong phạm vi xác định, làm rối loạn tín hiệu vệ tinh GPS. 
Các thành phần cơ bản của một thiết bị phá sóng định vị bao gồm: Anten phát, mạch điện chính (gồm bộ dao động, mạch cộng hưởng, bộ phát tạp nhiễu, bộ khuếch đại công suất, nguồn cung cấp).
Các thành phần cơ bản của một thiết bị phá sóng định vị bao gồm: Anten phát, mạch điện chính (gồm bộ dao động, mạch cộng hưởng, bộ phát tạp nhiễu, bộ khuếch đại công suất, nguồn cung cấp).  
Các loại thiết bị phá sóng định vị GPS được rao bán ở các cửa hàng, trên mạng có giá từ 700.000-1,2 triệu đồng.
Các loại thiết bị phá sóng định vị GPS được rao bán ở các cửa hàng, trên mạng có giá từ 700.000-1,2 triệu đồng.

Tranh cãi về hình nộm giống CSGT bắn tốc độ trên đường

(Kiến Thức) - Tính khả thi và hiệu quả của việc dựng hình nộm giống CSGT bắn tốc độ trên đường nhằm răn đe tài xế phóng nhanh đang gây nhiều tranh cãi trên mạng. 

Mới đây, thông tin về việc Ban ATGT quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ tiến hành dựng hình nộm giống CSGT, kích thước bằng người thật trên hai tuyến quốc lộ đi qua địa bàn quận đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Được biết, mục đích của việc làm này là để răn đe tài xế phóng nhanh vượt ẩu trên đường quốc lộ 80 và 91.

Tranh cai ve hinh nom giong CSGT ban toc do tren duong
Hình nộm giống CSGT đang bắn tốc độ ven quốc lộ 91 ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Ảnh: Zing. 

Công an quận Thốt Nốt đã dựng 12 hình nộm giống cảnh sát giao thông, những điểm được dựng hình nộm tập trung ở khu vực đông dân cư, gần chợ, trường học. Những hình ảnh về việc dựng hình nộm đã được người dân, các tài xế chụp lại, sau đó đưa lên các diễn đàn mạng nổi tiếng như Otofun, Vitalk để tranh luận. Trong phần bình luận của nhiều trang báo mạng đưa tin về việc làm này, bạn đọc gần xa cũng đang tranh luận không ngừng về tính khả thi cũng như hiệu quả của việc dựng hình nộm CSGT răn đe tài xế chạy ẩu.

Dư luận chia ra làm nhiều hướng nhìn nhận, bình luận về vấn đề. Chiếm số lượng lớn là những người đồng tình, ủng hộ kế hoạch trên và cho đây là một biện pháp mới, sáng tạo và có thể cho hiệu quả tốt. 

Thành viên Nguyễn Văn Hạnh nêu quan điểm trên diễn đàn Vitalk: “Các thành phố trên cả nước nên học tập áp dụng mô hình CSGT xuống đường thí điểm ở quận Thốt Nốt. Cái này đã áp dụng rất nhiều trên thế giới mà nhiều là ở Hàn Quốc, vừa giảm được lực lượng cảnh sát giao thông, lại vừa giảm thiểu được tình trạng mãi lộ”. Bạn đọc Tống Văn Quy nêu ý kiến đồng tình: “Một giải pháp tuyệt vời! Tôi tin là mọi người sẽ chấp hành tốt khi tham gia giao thông”.

Tranh cai ve hinh nom giong CSGT ban toc do tren duong-Hinh-2
Cận cảnh một hình nộm CSGT có kích thước giống người thật được dựng ven đường.

Song song với những bình luận thể hiện sự đồng tình, ủng hộ, nhiều người dân lại chọn cách suy xét vấn đề và nhìn sâu xa về tương lai. Việc đặt hình nộm CSGT có thể tạo được hiệu quả răn đe trong ở hiện tại nhưng trong tương lai khi các tài xế đã nhận biết được hình nộm thì liệu việc làm này có còn hiệu quả nữa hay không? Đó là băn khoăn của khá nhiều dân mạng sau khi xem những hình nộm CSGT với phần đế chân khá lớn được dựng ven đường. 

“Chấp hành cái gì chẳng qua dân chạy xe nhìn từ xa thấy tưởng cảnh sát giao thông thật nên chạy chậm thôi chứ một vài lần biết rồi thì lại lên ga cắm đầu cắm cổ chạy. Theo tôi nên để CSGT đứng chốt xen kẽ với hình nộm. Ví dụ 2 chốt hình nộm thì 1 chốt là người thật. Chứ tôi thấy có những điểm bắn tốc độ mà huy động 4-5 CSGT cộng thêm CSCĐ hỗ trợ là quá thừa thãi”, đó là ý kiến của độc giả Minh Khoa trên một trang báo mạng.

Tranh cai ve hinh nom giong CSGT ban toc do tren duong-Hinh-3
 Dân mạng bày tỏ ý kiến thích thú với biện pháp dựng hình nộm khá sáng tạo nhưng vẫn cho rằng ý thức của người tham gia giao thông mới là điều quan trọng nhất. 

Độc giả Vĩnh Điện đóng góp về việc ngụy trang kỹ càng hơn cho hình nộm CSGT: “Điều này hay nè. Nhưng phải làm sao cho người tham gia giao thông nhầm lẫn là CSGT thật thì sẽ điều khiển xe cẩn thận hơn. Điểm dễ phân biệt từ xa của CSGT mô hình là cái hộp đế dưới chân. Nên ngụy trang giống thật hơn một chút”.

Ngoài ra, một bộ phận dư luận vẫn khẳng định mọi việc phụ thuộc vào ý thức của người tham gia giao thông, các biện pháp như trên dù mới mẻ, sáng tạo nhưng cũng chỉ đóng góp phần nào. Dân mạng đặt giả thiết những người tham gia giao thông thường xuyên chạy trên trục đường có dựng hình nộm CSGT, lâu dần họ sẽ nhớ được vị trí và nảy sinh tâm lý coi thường, ngó lơ.

Thành viên Hồng Thắm viết bình luận trên Otofun: “Qua một thời gian, các đồng chí công an mô hình này sẽ phai màu. Không biết hiệu quả có lâu dài không nhưng tốn một khoản kinh phí hơi bị nhiều đây. Có lẽ chả ăn thua, mấy hôm quen rồi đâu rồi lại vào đấy, cái cơ bản là ý thức thôi”.

Tranh cai ve hinh nom giong CSGT ban toc do tren duong-Hinh-4
Dân mạng góp ý nên kết hợp số ít CSGT đứng cùng các hình nộm để tạo thêm hiệu quả răn đe.
Hiện tại, sau khi 12 hình nộm CSGT xuống đường, tổng hợp ý kiến của của các đội trưởng đội CSGT địa phương, Công an quận Thốt Nốt trên báo chí thì nhìn chung ý thức tham gia giao thông của người dân đã tốt lên trông thấy từ khi những hình nộm CSGT, ít có tình trạng lạng lách, đánh võng và tai nạn giao thông có dấu hiệu giảm so với trước đây. Việc xuất hiện mô hình CSGT đứng ở các điểm chốt giao thông mang lại hiệu quả cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới