Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội. |
Nhiều địa phương “mạnh tay” phát triển nhà ở xã hội
Gần đây nhiều địa phương đồng loạt phê duyệt nhiều dự án nhà ở xã hội quy mô lớn. Bên cạnh đó, hàng loạt các “ông lớn” ngành bất động sản cũng đã tham gia đầu tư vào phân khúc này.
Như tại tỉnh Bình Dương, mới đây tỉnh này đã phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 với mục tiêu tăng thêm 600.000 m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương 18.000 căn… Để thực hiện kế hoạch, Bình Dương khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tiếp tục rà soát quỹ đất nhà ở xã hội tại 33 dự án nhà ở thương mại khoảng 100 ha. Đặc biệt, năm 2023 sẽ đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư dự án mới.
TP Hà Nội cũng đặt mục tiêu, giai đoạn 2021-2025 phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở thuộc phân khúc nhà ở xã hội.
Người muốn mua nhà xã hội phải “bỏ cuộc” vì phải nhập hộ khẩu
Nhiều người dân từng đăng ký mua nhà ở xã hội nhưng phải “bỏ cuộc” vì thêm thủ tục nhập hộ khẩu, hay tạm trú, vì trên thực tế thủ tục này không cần thiệt nhưng rườm rà, phức tạp.
Theo luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng 3 điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập.
Cụ thể, người mua nhà phải chưa có nhà ở, đất ở thuộc sở hữu của mình; chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc hoặc có nhà của mình nhưng diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và khu vực.