Thức ăn đựng trong hộp xốp có gây hại?

Hộp xốp dễ sử dụng, nhanh gọn, tiện lợi nhưng liệu có thực sự an toàn?

Thức ăn đựng trong hộp xốp có gây hại?

Đặt đồ ăn qua ứng dụng di động đang là thói quen hằng ngày của không ít người dân, nhất là người làm văn phòng, sinh viên, học sinh…Trong đó, hộp xốp đang được hầu hết các của hàng bán đồ ăn nấu chín - từ nhà hàng lớn đến quán cơm bình dân sử dụng đựng thức ăn cho khách.

Ưu điểm của cách này là dễ sử dụng, nhanh gọn, tiện lợi, giá thành rẻ, khách hàng chỉ dùng một lần rồi vất. Tuy nhiên, liệu đồ ăn đựng trong loại hộp này có thực sự an toàn?

Thuc an dung trong hop xop co gay hai?
Thức ăn đựng trong hộp xốp có gây hại không?

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hộp xốp đang lưu hành chủ yếu trên thị trường được sản xuất từ polystyrene, trọng lượng siêu nhẹ vì không khí chiếm 95%, polystyrene chỉ chiếm 5%. Mặc dù thành phần của hộp xốp là nhựa, nhưng chất này lại khá an toàn với sức khỏe con người, vì các cơ sở, nhà máy sản xuất có thể kiểm soát được dư lượng các chất trong sản phẩm.

Tuy nhiên, hộp xốp vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị nhiễm chì, cadmium từ nguyên liệu sản xuất không tinh khiết. Ngoài ra, do việc sử dụng hộp xốp không đúng cách trong quá trình chứa đựng, bảo quản thực phẩm nên cũng có thể tạo nên các chất độc hại.

Nhiều chuyên gia cảnh báo hộp xốp tuy nhẹ, tiện lợi, giá rất rẻ nhưng có thể gây hại sức khỏe người dùng. Hội Các nhà nghiên cứu quốc gia Mỹ từng công bố kết luận khảo cứu của 10 chuyên gia về chất độc, hóa học và y tế khẳng định, chất Styrene tồn tại phổ biến trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp và các đồ chứa thực phẩm dùng một lần có thể đủ căn cứ để coi là một chất gây ung thư ở người.

Polystiren phân tử thấp nên nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, thức ăn nóng là điều tối kỵ. Nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra chất độc Monostyren, ngấm vào thức ăn rất hại cho gan.

Ngoài ra, nhựa làm hộp xốp trong quá trình chế biến thường tồn dư lượng nhỏ hoạt chất Siren. Nếu gặp đồ ăn nóng trên 70 độ C, nhiều dầu mỡ hoặc có tính axit như giấm, nước chanh, chất Siren sẽ bám vào thức ăn, có thể gây ung thư nếu đi vào cơ thể. Trên thế giới, một số nước như Mỹ, Singapore, Thái Lan đã cấm sản xuất loại nhựa trên làm vật liệu đựng thực phẩm.

Do đó, người tiêu dùng khi sử dụng hộp xốp chứa đựng, bảo quản thực phẩm cần chú ý những điểm sau để tránh nguy cơ độc hại:

  • Chỉ sử dụng hộp xốp chứa đựng, bảo quản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm đúng các quy định về an toàn thực phẩm.
  • Sử dụng hộp xốp chứa đựng, bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất. Hộp xốp sản xuất từ PS chỉ dùng để chứa đựng, bảo quản thực phẩm đối với thực phẩm có nhiệt độ dưới 70 độ C.
  • Các loại hộp xốp chứa đựng thực phẩm chỉ nên dùng một lần và tạm thời; không dùng hộp xốp để chứa đựng và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài ngày.
  • Không dùng hộp xốp chứa đựng các loại thức ăn, đồ uống đang nóng, thức ăn có nhiều mỡ, nước sôi.
  • Không dùng hộp xốp chứa đựng thức ăn, đồ uống chua (dưa muối, sa lát trộn dấm, nước chanh, nước chè chanh…) hay mỡ, dầu ăn.
  • Không dùng lò vi sóng để làm nóng thực phẩm chứa đựng trong hộp xốp.
  • Nên ưu tiên dùng các loại cạp lồng, hộp đựng thức ăn được sản xuất từ những vật liệu an toàn hơn để đựng thức ăn.
  • Cảnh báo thực phẩm nguy hiểm cho mẹ bầu (1)

    (Kiến Thức) - Mẹ bầu ăn rau mầm sống, sữa chưa tiệt trùng, thức ăn để trong hộp xốp… có thể gây hại đến thai nhi.

    Cảnh báo thực phẩm nguy hiểm cho mẹ bầu (1)
    Rau quả chưa rửa. Trong rau quả chưa được rửa sạch có chứa vi khuẩn toxoplasma, cực kỳ nguy hiểm với thai nhi. Chính vì vậy việc rửa dưới vòi nước sạch các loại rau củ quả trước khi chế biến là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bầu.
    Rau quả chưa rửa. Trong rau quả chưa được rửa sạch có chứa vi khuẩn toxoplasma, cực kỳ nguy hiểm với thai nhi. Chính vì vậy việc rửa dưới vòi nước sạch các loại rau củ quả trước khi chế biến là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bầu.
    Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn sống bất cứ loại rau mầm nào cho dù là chính bạn tự tay trồng. Vi khuẩn từ đất có thể xâm nhập vào hạt trước khi chúng nảy mầm. Chính vì vậy, nếu muốn ăn, chị em nên đun chín với nước sôi.
     Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn sống bất cứ loại rau mầm nào cho dù là chính bạn tự tay trồng. Vi khuẩn từ đất có thể xâm nhập vào hạt trước khi chúng nảy mầm. Chính vì vậy, nếu muốn ăn, chị em nên đun chín với nước sôi.

    “Sát thủ” giấu mặt chực chờ hại người Việt

    (Kiến Thức) - Những đồ dùng thông dụng như: kem đánh răng, nước súc miệng, túi nilon đều chứa hóa chất hại có thể gây bệnh cho con người...

    “Sát thủ” giấu mặt chực chờ hại người Việt
    Thuốc nhuộm tóc: Trong thuốc nhuộm tóc chứa một loại hoá chất có tên là p-phenylenediamine, chất này giúp màu sắc, màu tóc tươi sáng nhưng nó cũng có thể gây dị ứng da và thậm chí cả ung thư. P-phenylenediamine cũng dễ gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tốt nhất, khi nhuộm tóc nên hạn chế tiếp xúc thuốc với phần da đầu.
    Thuốc nhuộm tóc: Trong thuốc nhuộm tóc chứa một loại hoá chất có tên là p-phenylenediamine, chất này giúp màu sắc, màu tóc tươi sáng nhưng nó cũng có thể gây dị ứng da và thậm chí cả ung thư. P-phenylenediamine cũng dễ gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tốt nhất, khi nhuộm tóc nên hạn chế tiếp xúc thuốc với phần da đầu. 
    Nước súc miệng: Nước súc miệng giúp làm sạch răng và miệng, mang lại hơi thở thơm tho. Nhưng một trong những thành phần thiết yếu của nước súc miệng - rượu, có thể làm cho cơ thể bị thiệt hại gây ung thư. Nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Úc công bố năm 2009 cho thấy, nồng độ cồn của nước súc miệng là 25% hoặc cao hơn, tỷ lệ đó có liên quan với các bệnh ung thư miệng, lưỡi và cổ họng.
     Nước súc miệng: Nước súc miệng giúp làm sạch răng và miệng, mang lại hơi thở thơm tho. Nhưng một trong những thành phần thiết yếu của nước súc miệng - rượu, có thể làm cho cơ thể bị thiệt hại gây ung thư. Nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Úc công bố năm 2009 cho thấy, nồng độ cồn của nước súc miệng là 25% hoặc cao hơn, tỷ lệ đó có liên quan với các bệnh ung thư miệng, lưỡi và cổ họng.

    Kỳ diệu cứu sống bé sinh non bằng ủ trong hộp đá

    (Kiến Thức) - Một bé trai sinh non người Ấn Độ đã được cứu sống sau khi cha mẹ bé làm theo lời khuyên của bác sĩ là ủ bé trong hộp đựng nước đá cách nhiệt.

    Kỳ diệu cứu sống bé sinh non bằng ủ trong hộp đá
    Tháng 10/2013, bé Mithilesh Chauhan sinh non trước 2 tháng tại bệnh viện Alliance ở Mumbai, Ấn Độ. Khi mới sinh, bé trai này chỉ nặng khoảng 1,4 kg và cần được giám sát liên tục do nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh do sinh non.
    Tuy nhiên, cha mẹ của bé không đủ khả năng tài chính để chi trả cho các dịch vụ ở phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Ban đầu, họ vay mượn tiền từ người thân, nhưng số tiền hết khá nhanh chóng. Sau đó, họ nhờ đến sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ, nhưng họ phải chờ đợi quá lâu để cứu con trai mình.

    Đọc nhiều nhất

    Tin mới

    Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

    Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

    Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.