Thua kiện Sojitz từ vụ phát hành, Rạng Đông Holding phải trả 157 tỷ và loạt phí

Rạng Đông phải trả cho Sojitz số tiền gần 157 tỷ đồng như khoản bồi thường thiệt hại, và phải trả cho Sojitz khoản tiền lãi 10%/năm đối với số tiền 157 tỷ đồng, tính từ ngày 1/4/2020 cho đến ngày thanh toán.

Thua kiện Sojitz từ vụ phát hành, Rạng Đông Holding phải trả 157 tỷ và loạt phí
CTCP Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) vừa công bố Quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM.
Ngày 24/8 vừa qua, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM đã mở phiên họp phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại giữa Sojitz Pla-net Corporation và Rạng Đông Holding.
Cụ thể, ngày 8/9/2017, Sojitz và Rạng Đông đã ký kết hợp đồng mua bán cổ phần. Sojitz mua 5 triệu cổ phần thông thường và đã phát hành, thanh toán đầy đủ cho Rạng Đông tại CTCP Nhựa Rạng Đông Long An với giá mua là 174,37 tỷ đồng.
Sojitz cho rằng, sau khi chuyển nhượng cổ phần nêu trên, Rạng Đông đã vi phạm một số nghĩa vụ về việc đáp ứng các điều kiện sau chuyển nhượng. Do đó, căn cứ hợp đồng mua bán cổ phần, Sojitz thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Rạng Đông hoàn trả ngay lập tức 90% giá mua cổ phần đã thanh toán tương đương gần 157 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Rạng Đông không hoàn trả nên Sojitz đã tiến hành khởi kiện vụ án tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).
Ngày 6/7/2022, Hội đồng trọng tài thuộc SIAC ban hành phán quyết trọng tài số 090 và quyết định Sojitz thắng kiện.
Sojitz chấm dứt hợp pháp hợp đồng mua bán cổ phần ngày 8/9/2017 với Rạng Đông. Bị đơn Rạng Đông vi phạm hợp đồng mua bán cổ phần ngày 8/9/2017 vì không hoàn trả ngay lập tức cho nguyên đơn Sojitz số tiền thanh toán đợt 1 khi hợp đồng mua bán cổ phần chấm dứt.
Đồng thời, Rạng Đông phải trả cho Sojitz số tiền gần 157 tỷ đồng như khoản bồi thường thiệt hại, và phải trả cho Sojitz khoản tiền lãi 10%/năm đối với số tiền 157 tỷ đồng, tính từ ngày 1/4/2020 cho đến ngày thanh toán.
Rạng Đông còn phải trả phí và lệ phí của hội đồng trọng tài cũng như phí hành chính và lệ phí của SIAC với số tiền 371.564 SGD cho nguyên đơn Sojitz.
Rạng Đông phải trả cho Sojitz chi phí pháp lý và các chi phí hợp lý khác với số tiền 585.974 USD và 7.414 SGD.
Ngoài ra, Rạng Đông phải trả tiền lãi tính từ ngày phán quyết được ban hanh đến khi thanh toán với mức lãi suất 5,33%/năm.
Thua kien Sojitz tu vu phat hanh, Rang Dong Holding phai tra 157 ty va loat phi
 
Ngược lại, Rạng Đông cho rằng phán quyết trọng tài nói trên không có căn cứ để được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vì trái với nguyên tắc cơ bản về việc áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015. Ngoài ra, nếu phán quyết này được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam sẽ tạo ra một tiền lệ xấu trong việc áp dụng pháp luật, cụ thể là giảm đi giá trị pháp lý của pháp luật Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế.
Ngoài ra, Rạng Đông cho rằng phán quyết này trái với nhiều nguyên tắc của pháp luật Việt Nam. Từ đó, Rạng Đông phản đối toàn bộ nội dung, cũng như việc công nhận và cho thi hành phán quyết tại Việt Nam.
Tại Quyết định sơ thẩm giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài số 42/2023/KDTM-ST ngày 10/1/2023, Tòa án Nhân dân TPHCM đã quyết định không công nhận phán quyết trọng tài số 090.
Do đó, ngày 16/1/2023, Sojitz có đơn kháng cáo toàn bộ quyết định sơ thẩm.
Ngày 19/1/2023, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TPHCM ban hành quyết định kháng nghị đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm theo hướng sửa Quyết định ngày 10/1/2023 theo hướng công nhận và cho thi hành phán quyết số 090 của SIAC tại Việt Nam.
Sau khi xem xét, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM đã quyết định chấp nhận kháng cáo của Sojitz, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài số 090.
RDP cũng vừa thông qua việc triển khai phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư. Giá chào bán 10.000 đồng/cp.

RDP dự kiến phát hành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong năm nay, khối lượng 30 triệu cp, giá 10.000 đồng/cp, tổng giá trị đợt phát hành là 300 tỷ đồng.

Thời gian phát hành dự kiến từ quý 4/2023, quý 2/2024. Nếu thành công, vốn điều lệ RDP sẽ tăng từ hơn 490 tỷ đồng lên mức hơn 790 tỷ đồng.

Trong đợt chào bán này, dự kiến sẽ có 5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong nước tham gia, trong đó có ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT và cũng là cổ đông lớn nhất đang sở hữu 50,12% vốn sẽ mua thêm 17 triệu cp, nâng tỷ lệ sở hữu lên 52,6% vốn. Ba nhà đầu tư dự kiến sẽ trở thành cổ đông lớn sau giao dịch gồm bà Lê Tường Vi tỷ lệ 5,82% vốn, bà Nguyễn Thị Nhường 5,41% vốn và ông Cao Quang Thắng sở hữu 5,16% vốn. Còn lại là nhà đầu tư Phạm Hồng Toan đăng ký mua thêm 1,5 triệu cp, nâng tỷ lệ sở hữu lên 2%.

Số tiền thu từ đợt chào bán sẽ được RDP dùng để trả nợ vay ngân hàng gồm 140 tỷ đồng nợ vay tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) và 160 tỷ đồng nợ vay tại ngân hàng Đại chúng TNHH Kasikornbank. Thời gian dự kiến giải ngân vốn huy động trong giai đoạn quý 4/2023 – quý 2/2024.


Rạng Đông Holding đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 không tăng trưởng

(Kiến Thức) - Rạng Đông Holding dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu 10% cho năm 2019, phát hành 1,8 triệu cổ phiếu ESOP,…
 

Rạng Đông Holding đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 không tăng trưởng

Năm 2020, CTCP Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) đặt kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 1.828 tỷ đồng, giảm 9%; lợi nhuận sau thuế dự kiến là 71 tỷ đồng, xấp xỉ so với kết quả đạt được trong năm trước.

Được biết trong năm 2020, Công ty định hướng sẽ tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh tại CTCP Nhựa Rạng Động Long An và đưa CTCP Rạng Đông Healthcare đi vào hoạt động.

Năm 2023: Thị trường trái phiếu DN sẽ "dễ thở"?

Năm 2022 là năm nhiều khó khăn và thách thức đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cuối năm Chính phủ đã tăng cường công tác tháo gỡ để năm 2023 dễ thở hơn.

 Năm 2023: Thị trường trái phiếu DN sẽ "dễ thở"?
Năm 2022 là một năm nhiều khó khăn và thách thức đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng. Những động thái xử lý nghiêm của các cơ quan quản lý đối với hành vi vi phạm trên thị trường trái phiếu riêng lẻ về lâu dài sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch trên thị trường, nhưng trong ngắn hạn đã khiến các nhà đầu tư có phần e ngại đối với thị trường này.
Sau những căng thẳng trên thị trường vốn và tiền tệ diễn ra trong tháng 10 và 11, các cơ quan quản lý đã đưa ra những chính sách hỗ trợ và giải quyết bài toán thanh khoản vốn là nút thắt của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua. Trong tháng 11, Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề trên thị trường bất động sản.

Năm 2022: Lượng trái phiếu chính phủ phát hành chỉ đạt 54% kế hoạch

Tính chung cả năm 2022, KBNN đã phát hành 214.700 tỷ đồng TPCP, chỉ hoàn thành 53,7% kế hoạch (400.000 tỷ đồng).

Năm 2022: Lượng trái phiếu chính phủ phát hành chỉ đạt 54% kế hoạch

Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát hành 32.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP) vào tháng 12, giảm 24% so với tháng trước, nâng khối lượng TPCP phát hành quý 4 lên 99.900 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 100% mục tiêu phát hành trong quý 4. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2022, KBNN đã phát hành 214.700 tỷ đồng TPCP, chỉ hoàn thành 53,7% kế hoạch (400.000 tỷ đồng).

Lợi suất TPCP tháng 12 giảm trong bối cảnh thanh khoản hệ thống được cải thiện, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 năm trên thị trường thứ cấp giảm lần lượt còn 4,70% (-11 điểm cơ bản MoM) và 4,80% (-12 điểm cơ bản MoM) tính đến ngày 31/12.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.