Thua đau ở Iraq và Syria, IS âm mưu xâm chiếm Lebanon

(Kiến Thức) - Thua đau ở Iraq và Syria, IS âm mưu xâm chiếm Lebanon – một quốc gia có chính phủ và quân đội khá yếu kém và mất ổn định.

Trong hai ngày 23-24 Tháng 3, máy bay trực thăng Mỹ đã thả các tay súng người Kurd và Arập xuống một khu vực phía tây thành phố Raqqa, được coi là “thủ phủ” của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Sau đó, lực lượng đổ bộ đường không này đã nhanh chóng chiếm được ít nhất 5 ngôi làng và cắt đứt sự chi viện cho Raqqa của phiến quân IS đang tập trung ở phía tây bắc Syria. Các nguồn tin quân sự của DEBKAfile cho biết hoạt động này là bước đầu của chiến dịch cô lập Raqqa, tấn công đánh chiếm thành phố chiến lược này.
Chiến dịch giải phóng Raqqa xem ra sẽ không vấp phải sự kháng cự quyết liệt của phiến quân IS như ở Mosul. Đó là do phiến quân IS không còn dốc sức tử thủ, sau khi ban lãnh đạo của chúng nhận thấy rằng ngày tàn của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đang đến gần và âm mưu xâm chiếm Lebanon.
Thua dau o Iraq va Syria, IS am muu xam chiem Lebanon
Thủ lĩnh IS Abu Bakr Al-Baghdadi và các thuộc hạ thân cận đang hướng tới điểm đến tiếp theo là Lebanon.  Ảnh: itimes.com 
Thủ lĩnh IS Abu Bakr Al-Baghdadi và các thuộc hạ thân cận (các tướng lãnh trong quân đội Iraq cũ) đã thay đổi chiến thuật và chạy khỏi các mặt trận Syria và Iraq. Thay vì chuyển quân về các thành trì ở Deir ez-Zour ở miền đông Syria và Abu Kamal ở tỉnh Anbar phía tây Iraq, ban lãnh đạo của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo hướng tới điểm đến tiếp theo là Lebanon.
Đây là sự thay đổi triệt để so với mệnh lệnh cũ của IS là chuyển quân về Deir ez-Zour và Abu Kamal gần biên giới Iraq-Syria. Cả hai thành phố này đều nằm trong vùng sa mạc có thể nhìn thấy từ xa kẻ thù đang đến gần. Hơn nữa, thảm thực vật dày đặc ven bờ sông Euphrates và các khu rừng gần đó có thể bịt mắt các sự giám sát trên không .
Các cơ quan tình báo Mỹ và Iraq cho rằng Al-Baghdad và các phụ tá hàng hàng đầu đang ẩn náu tại một trong hai thành phố nói trên hoặc ở một khu vực an toàn giữa hai thành phố này.
Kế hoạch chuyển quân của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: DEBKAfile
Kế hoạch chuyển quân của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: DEBKAfile
Tại sao ban lãnh đạo cái gọi là Nhà nước Hồi giáo lại chịu từ bỏ những thiên đường an toàn mang tính chiến lược này sau khi đã dày công xây dựng hai năm và đột nhiên chuyển hướng các tay súng sang một địa điểm mới?
• Ban lãnh đạo IS đã nhìn thấy con mồi mới là chính phủ và quân đội yếu kém của Lebanon.
• Lebanon đang bị khốn đốn bởi các cuộc xung đột giữa người Sunni, Hezbollah-Shiite và cộng đồng Thiên chúa giáo. Đây là một quốc gia dễ bị tổn thương trước cuộc xâm lăng của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
• Thành phố Tripoli lớn thứ nhì của Lebanon, cách thủ đô Beirut khoảng 85 km về phía bắc. Thành phố có người Sunni chiếm đa số này là một mục tiêu đầy hứa hẹn đối với phiến quân IS.
• Một mục tiêu khác là Sidon, thành phố lớn thứ ba của Lebanon và có dân số 90.000 người. Thành phố Sidon cách Beirut 40 km về phía nam và nằm trên bờ Địa Trung Hải. Ưu thế của Sidon là gần biên giới với Israel, cách Naharia không đầy 60 km.
Gần thành phố Sidon là khu trại tị nạn của Palestine (thị trấn Ain Hilwa) có dân số khoảng 250.000 người. Phiến quân IS đã cài cắm nhiều ”tế bào” ở đây, cả công khai lẫn tế bào ngầm.
• Ban lãnh đạo của IS kết luận rằng các căn cứ trên biên giới Iraq và Syria là khó giữ và dễ bị không quân Nga-Mỹ néom bom. Các cường quốc nước ngoài ít có khả năng can thiệp quân sự vào đất nước Lebanon vốn mất ổn định để tấn công một tổ chức khủng bố.
• Tiến vào Lebanon, phiến quân IS sẽ có được lợi thế mới là đánh tập hậu lực lượng ủng hộ chính phủ Syria, Iran và Hezbollah đang chiến đấu ở Syria từ phía sau.
Các nguồn tin của DEBKAfile tiết lộ rằng hồi đầu tháng này, các cơ quan tình báo của Mỹ và Israel đã cảnh báo tân Tổng thống Lebanon, ông Michel Aoun, về âm mưu xâm chiếm một phần đất nước ông của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, giống như ở Iraq và Syria cách đây 3 năm.

Phiến quân IS chiếm Ramadi: Có xảy ra “tắm máu”?

(Kiến Thức) - Điều gì sẽ xảy ra sau khi thành phố Ramadi rơi vào tay phiến quân IS? Phải chăng một cuộc “tắm máu” là không thể nào tránh khỏi?

Việc phiến quân IS chiếm được thành phố Ramadi sau hơn một năm giao chiến cho thấy khả năng phục hồi đáng kể của Nhà nước Hồi giáo, bất chấp các cuộc không kích kéo dài của liên quân do Mỹ cầm đầu và sức ép mạnh mẽ của người Kurd ở phía bắc.
Phien quan IS chiem Ramadi: Co xay ra “tam mau”?
Việc phiến quân IS chiếm được thành phố Ramadi sau hơn một năm giao chiến cho thấy khả năng phục hồi đáng kể của Nhà nước Hồi giáo.
Một cuộc tắm máu trong vài ngày tới?

Mỹ lập căn cứ quân sự chống phiến quân IS ở Iraq

(Kiến Thức) - Mỹ đang rục rịch xây dựng một căn cứ quân sự ở Iraq nhằm làm bàn đạp cho cuộc chiến chống phiến quân IS bằng lực lượng bộ binh.

Trong khi khẳng định không thay đổi về chiến lược tổng thể của mình, Tổng thống Mỹ Obama lại vừa mới triển khai 450 binh sĩ Mỹ sang Iraq để giúp nước này chống lại phiến quân IS.
Và một vấn đề đã được các chuyên gia tính tới. Cụ thể, họ băn khoăn rằng, tất cả số binh sĩ Mỹ điều động tới Iraq sẽ cần một nơi để “làm việc, ăn ngủ nghỉ”. Bởi lẽ đó, nhiều thông tin tiết lộ, chính phủ Mỹ đang tính thiết lập một căn cứ quân sự ở Iraq.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.